Các giải pháp đối với khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp hợp đồng lữ hành – thực tiễn tại tỉnh quảng ninh (Trang 77 - 79)

Để tiến hành chuyến du lịch đƣợc an toàn và nhanh chóng, không gặp phải những vấn đề khó khăn nào và để phòng chống những tranh chấp có thể xảy ra thì ngoài sự cố gắng lỗ lực của doanh nghiệp lữ hành, khách du lịch cũng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình.

- Hoàn thành các nghĩa vụ thanh toán: Sau khi ký hợp đồng lữ hành, tùy thuộc qui định của hợp đồng thì khách hàng phải thực hiện thanh toán nhƣ cam kết, thông thƣơng thì các hợp đồng lữ hành đều yêu cầu hành khách phải thanh toán cho doanh nghiệp 100% giá trị hợp đồng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản 1 tuần trƣớc ngày khởi hành. Sở dĩ có điều khoản này là do: để chuẩn bị cho chuyến đi thì phía doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải liên hệ với các đơn vị vận tải trong việc mua vé tàu, vé máy bay thuê ô tô đặt phòng tại các khách sạn thông báo cho các địa điểm du lịch để họ có lịch cho đoàn vào tham quan. Muốn làm đƣợc những việc đó doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải liên lạc và đặt trƣớc cho các đơn vị trên một khoản chi phí nhất định, nên nếu khách du lịch không thanh toán ngay thì doanh nghiệp sẽ không có đủ tiền để ứng trƣớc, hoặc nếu có thể ứng trƣớc đƣợc nhƣng sau đó khách du lịch đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng và không thanh toán thì doanh nghiệp sẽ không có khoản thu bù lỗ. Vì vậy, việc yêu cầu khách hàng thanh toán toàn bộ chi ph nhƣ vậy có thể coi nhƣ một biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng mà các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thƣờng áp dụng, khách hàng phải hiểu đƣợc điều này khi giao kết hợp đồng.

- Nghĩa vụ tự bảo quản hành lý. Trong suốt hành trình du lịch kể cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế thì hành khách phải tự mình bảo quản hành lý tƣ trang giấy tờ cá nhân, hộ chiếu, vé máy bay. Hành lý mà hành khách mang theo rất nhiều nên đơn vị tổ chức chuyến du lịch rất khó có thể quản lý. Nên trong hợp đồng nghĩa vụ này thuộc về hành khách.

- Nghĩa vụ tuân theo quy định của đoàn du lịch. Để bảo đảm cho việc quản lý hành khách đƣợc đơn giản dễ dàng, bảo đảm tính mạng sức khỏe cho hành khách thì trong các tour du lịch hành khách phải đi và về theo đúng chƣơng trình không đi lại tự do gây mất trật tự an ninh của chuyến đi không tự động bỏ đoàn tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật nƣớc bạn. Tránh xảy ra xung đột với dân địa phƣơng đặc biệt là trên lãnh thổ của nƣớc bạn. Thông thƣờng thì trƣờng hợp khách tự ý bỏ đoàn thì phải lo liệu toàn bộ các thủ tục và chi phí liên quan.

- Nghĩa vụ cung cấp thông tin về bản thân khi doanh nghiệp có yêu cầu. Khi Doanh nghiệp có yêu cầu thì khách phải hoàn thành các thủ tục hồ sơ theo đúng

hƣớng dẫn của cán bộ doanh nghiệp, bảo đảm đủ hộ chiếu hợp lệ khi đi du lịch nƣớc ngoài. Thông tin đƣợc cung cấp phải hoàn toàn trung thực. Cụ thể nhƣ khi đi du lịch yếu tố sức khỏe của hành khách là hết sức quan trọng nên nếu có nghi ngờ về tình trạng sức khỏe của hành khách không đƣợc tốt thì doanh nghiệp có thể yêu cầu hành khách cung cấp giấy khám sức khỏe. Để mua vé máy bay thì hành khách phải đƣa chứng minh thƣ hay bản sao chứng minh thƣ cho bộ phận hành chính của Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành để họ đặt vé.

- Nắm bắt đƣợc nghĩa vụ làm thủ tục hải quan. Mặc dù Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cung cấp hình thức du lịch trọn gói nhƣng nếu khách hàng không sử dụng thì Doanh nghiệp cũng không đƣa nó vào trong nội dung của hợp đồng. Đối với hợp đồng lữ hành quốc tế không trọn gói thì hành khách là ngƣời phải làm các thủ tục khai xuất nhập cảnh, khai hải quan, thực hiện tốt các quy định của hải quan, Công an cửa khẩu. Tự chịu trách nhiệm về tƣ cách bản thân khi xuất cảnh và nhập cảnh qua các nƣớc, những phát sinh do không đủ yêu cầu để xuất cảnh và nhập cảnh do khách hàng tự chịu.

- Hành khách chú ý về quyền hủy bỏ hợp đồng: Nếu sau khi giao kết hợp đồng phát hiện ra Doanh nghiệp đã có những hành vi lừa đảo họ nhằm chiếm đoạt tài sản, trong trƣờng hợp đó khách có thể khởi kiện Doanh nghiệp để đòi lại tài sản. Khách hàng có thể hủy hợp đồng nhƣng phải thông báo trƣớc cho doanh nghiệp để doanh nghiệp ngừng việc chuẩn bị cho chuyến du lịch.

- Nghĩa vụ thông báo trƣớc cho Doanh nghiệp khi thay đổi hợp đồng. Khách hàng phải thông báo cho Doanh nghiệpvề bất kỳ sự thay đổi trong hợp đồng một cách kịp thời. Thông thƣờng trong hợp đồng lữ hành sẽ qui định nếu muốn hủy hợp đồng khách phải thông báo trƣớc 07 ngày làm việc trƣớc chuyến đi. Nếu thông báo quá muộn sẽ bị phạt vi phạm hợp đồng nên khách hàng phải nắm bắt đƣợc qui định này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp hợp đồng lữ hành – thực tiễn tại tỉnh quảng ninh (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)