Kinh doanh lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chƣơng trình du lịch cho khách du lịch với mục đ ch sinh lợi. Ở Việt Nam
hiện nay, lực lƣợng kinh doanh lữ hành ngày càng phát triển, có vai trò chủ lực trong việc khai thác khách và hƣớng dẫn khách đi du lịch. Hoạt động kinh doanh lữ hành phát triển không chỉ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của Ngành Du lịch mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Kinh doanh lữ hành đƣợc điều chỉnh bởi Luật Du lịch năm 2017. Việc ra đời của Luạt Du lịch 2017 đã khắc phục đƣợc một số vấn đề của Luật Du lịch năm 2005 tuy nhiên cũng còn một số bất cập mặc dù không trực tiếp đến hợp đồng lữ hành nhƣng tác động đến doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, từ đó có thể làm hạn chế việc giao kết hợp đồng lữ hành. Do đó ngƣời viết đƣa ra một số kiến nghị nhƣ sau:
- Vấn đề ký quĩ: Doanh nghiệp lữ hành phải ký quỹ (ký gửi một số tiền nhất định với ngân hàng đề phòng trƣờng hợp doanh nghiệp đột ngột giải thể, phá sản hay tai nạn…). Tuy nhiên Luật Du lịch năm 2017 lại không quy định các đối tác có liên quan của doanh nghiệp du lịch nhƣ các điểm lƣu trú khu du lịch, hãng vận chuyển cũng cần phải ký quỹ. Điều này thể hiện sự lỏng lẻo của Luật do không đảm bảo quyền lợi của khách du lịch và không ràng buộc đƣợc trách nhiệm của các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động du lịch. Đối với việc miễn visa xuất nhập cảnh thì phải có vé vào, vé ra và bắt buộc khách phải mua bảo hiểm du lịch và mua lƣu trú phòng còn tour có thể mua trƣớc hoặc mua sau thì chúng ta sẽ không gặp phải tình trạng khách vào đi làm chui hay đi làm những việc có tính chất tệ nạn... Điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ của khách du lịch cũng nhƣ điều kiện của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tuy đã có nhƣng còn đơn giản chƣa rõ ràng, chƣa thật sự chặt chẽ và đầy đủ để bảo vệ du khách. Điều 11 Luật Du lịch năm 2017 quy định khách du lịch sẽ đƣợc bồi thƣờng thiệt hại do lỗi của tổ chức, cá nhân gây ra; có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm về pháp luật du lịch.Điểm này chƣa thể hiện rõ ai sẽ phải chịu trách nhiệm bảo vệ khách du lịch và ai sẽ đại diện cho quyền lợi của họ?
Bên cạnh đó mặc dù Luật Du lịch 2017 đã qui định về bảo đảm an toàn cho khách du lịch tại Điều 13, tuy nhiên quyền lợi này của du khách cần đƣợc nêu ra một cách rõ ràng. Cần phải xác định việc bảo vệ du khách đến đâu lực lƣợng nào
chịu trách nhiệm an ninh an toàn cho khách du lịch và ai đại diện cho quyền lợi của họ… Để bảo vệ quyền lợi của khách du lịch, cần bổ sung vào Luật điều khoản về cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ khách du lịch chứ không chỉ nêu chung chung là cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Tại các khu du lịch điểm du lịch phải đặt trạm tiếp nhận và giải quyết những vƣớng mắc, phản ánh của khách. Cần có điều khoản bổ sung về thành lập các lực lƣợng chuyên trách trong hỗ trợ, bảo vệ khách du lịch. Bổ sung điều khoản bảo vệ khách du lịch trong trƣờng hợp các công ty lữ hành đột ngột giải thể, phá sản…
-Đối với những quy định về lĩnh vực lƣu trú du lịch, ngoài những loại cơ sở lƣu trú du lịch đã đƣợc quy định xếp hạng nhƣ khách sạn, nhà nghỉ, biệt thự, làng du lịch căn hộ du lịch, trên thực tế đã xuất hiện loại hình khách sạn bệnh viện, tàu hỏa lƣu trú du lịch, tàu thuỷ lƣu trú du lịch... nên nhiều ý kiến kiến nghị bổ sung vào Điều 48 tên các loại hình cơ sở lƣu trú du lịch này và trên cơ sở đó bổ sung tiêu chuẩn xếp hạng vào bộ Tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lƣu trú du lịch. Cần xem xét quy định mức điểm hợp lý hơn giữa các yêu cầu về kết cấu xây dựng cố định và các trang thiết bị nội thất, khả năng cung ứng dịch vụ theo hƣớng ƣu tiên cho những tiêu chí linh hoạt, doanh nghiệp có thể thay đổi, bổ sung, tạo điều kiện để doanh nghiệp đạt số điểm theo yêu cầu. Đồng thời cũng cần có quy định cụ thể về điều kiện đƣợc công nhận là khu điểm du lịch sinh thái giúp các nhà đầu tƣ xây dựng dự án phù hợp với ch nh sách ƣu đãi đầu tƣ theo quy định. Thẩm quyền phân loại xếp hạng cơ sở lƣu trú du lịch cũng đƣợc kiến nghị theo hƣớng phân cấp cho cấp huyện thẩm định, xếp hạng đối với loại nhà nghỉ, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê; cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch điểm du lịch đô thị du lịch thuộc địa bàn quản lý của huyện, thị xã, thành phố.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động du lịch trong đó có các công ty du lịch quốc tế và hƣớng dẫn viên ngƣời nƣớc ngoài: mặc dù pháp luật về du lịch đã có các qui định về các công ty cung cấp lữ hành nƣớc ngoài vào Việt Nam và hƣớng dẫn viên quốc tế. Tuy nhiên, thực tiễn trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh nói riêng và ở Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành của chúng ta đang phải
đối mặt với việc cạnh tranh không lành mạnh đến từ các tổ chức nƣớc ngoài đặc biệt từ Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc.15 Cụ thể, mối lo ngại lớn nhất hiện nay là một số ngƣời Trung Quốc, Hàn Quốc và Nga dùng visa du lịch đến Quang Ninh hành nghề hƣớng dẫn viên, kinh doanh du lịch trái phép. Bên cạnh đó ngày càng phổ biến tình trạng các doanh nghiệp không duy trì các điều kiện kinh doanh lữ hành trong suốt quá trình kinh doanh; sử dụng ngƣời không có thẻ hƣớng dẫn viên, sử dụng ngƣời nƣớc ngoài để hƣớng dẫn cho khách… Điều này đã vi phạm các quy định của Luật Du lịch, ảnh hƣởng không tốt đến chất lƣợng dịch vụ và hình ảnh du lịch Việt Nam, gây nhiều bức xúc trong dƣ luận. Vì vậy để chấn chỉnh tình trạng trên và để làm sạch môi trƣờng du lịch, loại trừ các hƣớng dẫn viên “chui” Tổng cục Du lịch cần tiếp tục tăng cƣờng quản lý, bằng cách yếu yêu cầu Sở Du lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực lữ hành; tổ chức các đoàn thanh tra kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh lữ hành và hoạt động hƣớng dẫn du lịch. Nếu phát hiện vi phạm cần xử lý nghiêm để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong lĩnh vực du lịch của các tổ chức và cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam đồng thời bảo đảm quyền lợi ch nh đáng của khách du lịch.
- Cần hoàn thiện các qui định pháp luật về du lịch mạo hiểm: Với diện tích là đồi núi, bờ biển dài, hệ thống sông suối chằng chịt, Quảng Ninh sở hữu nguồn tài nguyên vô cùng phong phú để có thể phát triển du lịch mạo hiểm. Những cánh rừng hoang sơ hang động tuyệt mỹ đƣờng đèo uốn lƣợn... luôn kích thích nhu cầu khám phá, chinh phục của du khách trong và ngoài nƣớc đặc biệt du khách trẻ. Đó là lý do khiến du lịch mạo hiểm có xu hƣớng phát triển mạnh trong các năm qua ở Quảng Ninh và một số địa phƣơng khác ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh của du lịch mạo hiểm cũng đang cho thấy nguy cơ kéo theo nhiều rủi ro, bất cập. Trong năm 2018 đã xảy ra nhiều trƣờng hợp khách du lịch đã mất tích và tử nạn khi thực hiện du lịch mạo hiểm. Thời gian qua, có tình trạng không phải một số doanh nghiệp không biết luật mà đã cố tình lách luật, thiếu nghiêm túc trong chấp hành,
15 Hoàng Anh, Ngọc Ánh, 2018, Quản lý hoạt động du lịch: Còn nhiều lỗ hổng,
thậm chí bỏ qua quy định của pháp luật. Vì thế để đƣa việc kinh doanh du lịch mạo hiểm vào khuôn khổ, vấn đề quan trọng và cần thiết vẫn là phải đẩy mạnh vai trò quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng tại các địa phƣơng và điểm đến du lịch. Công tác thanh, kiểm tra thƣờng xuyên cần đi kèm chế tài xử lý đủ sức răn đe để ngăn chặn kịp thời các hành vi kinh doanh tour trái phép, kém chất lƣợng. Khi đã phân cấp quản lý, nếu để xảy ra sự cố, không chỉ đơn vị vi phạm bị xử lý mà đơn vị quản lý cũng cần liên đới trách nhiệm. Bên cạnh đó cần có quy định về chứng chỉ riêng của hƣớng dẫn viên du lịch mạo hiểm, bảo đảm họ không chỉ là ngƣời có khả năng giao tiếp hƣớng dẫn, thông thạo địa hình mà còn có kinh nghiệm, kỹ năng hỗ trợ, xử lý rủi ro phát sinh.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phạt hành chính: khắc phục bất cập trong quy định về biện pháp khắc phục hậu quả16. Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành ch nh trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo (Nghị định số 158/2013/NĐ-CP) đã không tổng hợp hết những nội dung cần thiết từ Nghị định số 16/2012/NĐ-CP ngày 12/3/2012 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành ch nh trong lĩnh vực du lịch (Nghị định số 16/2012/NĐ-CP). Dễ dàng để nhận thấy đƣợc những khoảng trống trong văn bản pháp luật mới về biện pháp khắc phục hậu quả. Cụ thể Điều 2 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định: “Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a b đ e h và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành ch nh năm 2012, hành vi vi phạm hành ch nh trong lĩnh vực văn hóa thể thao, du lịch và quảng cáo còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
- (i) Buộc hủy bỏ kết quả tuyển chọn vận động viên, kết quả phong đẳng cấp vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao thành tích cao;
- (ii) Buộc hủy bỏ thành t ch thi đấu thể thao; - (iii) Buộc tháo dỡ triển lãm, biển hiệu;
- (iv) Buộc trả lại đất đã lấn chiếm hoặc chấm dứt việc sử dụng trái phép di tích lịch sử - văn hóa danh lam thắng cảnh công trình văn hóa nghệ thuật;
- (v) Buộc trả lại tài liệu thƣ viện đã đánh tráo hoặc chiếm dụng; - (vi) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo;
- (vii) Buộc xin lỗi tổ chức cá nhân…”.
- Trong khi trƣớc đó Nghị định số 16/2012/NĐ-CP (văn bản bị thay thế) liệt kê rất rõ 12 biện pháp khắc phục hậu quả tại khoản 3 Điều 3:
- (a) Buộc bổ sung đủ nội thất, tiện nghi phƣơng tiện, trang thiết bị bảo đảm sức khỏe, an toàn tính mạng, tài sản của khách du lịch.
- (b) Buộc thực hiện đúng chế độ lập lƣu trữ hồ sơ tài liệu theo quy định của pháp luật.
- (c) Buộc hoàn trả khách du lịch hoặc sung quỹ nhà nƣớc những tài sản đã thu bất chính của khách du lịch.
- (d) Buộc nộp đủ số tiền ký quỹ theo quy định.
- (đ) Buộc thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật.
- (e) Buộc gắn biển hiệu xe ô tô đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo quy định của pháp luật.
- (g) Buộc bổ sung đủ trang thiết bị cơ sở vật chất, dịch vụ trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của ngƣời quản lý, nhân viên phục vụ tƣơng ứng với tiêu chuẩn từng loại, hạng cơ sở lƣu trú dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- (h) Buộc gắn biển hạng cơ sở lƣu trú du lịch đúng với quyết định xếp hạng của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
- (i) Buộc dỡ bỏ hủy bỏ ấn phẩm, biển quảng cáo, biển hiệu đồ dùng, trang thiết bị vi phạm quy định của pháp luật.
- (k) Buộc tháo dỡ, tiêu hủy các vật phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch, chấm dứt các chƣơng trình quảng bá đối với một số hành vi vi phạm quy định về hoạt động xúc tiến du lịch.
- (l) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng do hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trƣờng gây ra.
- (m) Buộc thi hành quyết định của cơ quan ngƣời có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính.
- Đối chiếu các biện pháp khắc phục hậu quả đƣợc quy định trong Nghị định số 158/2013/NĐ-CP, chúng ta thấy rõ là không thay thế đƣợc 12 biện pháp đã đƣợc quy định trong Nghị định số 16/2012/NĐ-CP trƣớc đó. Đặt trƣờng hợp xử phạt hành vi “không bảo đảm đủ số tiền ký quỹ đối với hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế theo quy định”. Khoản 4 Điều 42 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền hành vi trên từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng mà không kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả “buộc nộp đủ số tiền ký quỹ theo quy định”. Vậy chủ thể vi phạm sẽ thế nào? Cứ nộp phạt và tái phạm? Còn cơ quan xử phạt thì cứ đi phạt và đi kiểm tra để tái phạt? Điều này cần phải làm rõ.
- Cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về các phƣơng thức giải quyết tranh chấp. Mặc dù, thực tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thời gian qua, việc áp dụng Trọng tài và Tòa án để giải quyết tranh chấp là không phổ biến đối với hợp đồng lữ hành. Tuy nhiên trong tƣơng lai không thể chắc chắn hai phƣơng thức này sẽ đƣợc các bên trong hợp đồng lữ hành trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh có lựa chọn không, nhƣng chúng ta cũng cần phải hoàn thiện khung pháp lý nhằm chuẩn bị cho những vụ tranh chấp trong tƣơng lai có thể đƣợc giải quyết bởi hai cơ chế này.
- Đối với trọng tài thƣơng mại: Hiện nay, có xu thế đẩy mạnh sự phát triển của trọng tài ở Việt Nam. Trọng tài chiếm một tỷ lệ cao trong số các phƣơng thức giải quyết tranh chấp. Tôi xin đƣa ra sự so sánh trong việc giải quyết tranh chấp theo trọng tài và theo hòa giải cơ sở. Văn hóa ở Việt Nam có truyền thống giảng hòa “đóng cửa bảo nhau” trƣớc sau đó nếu không thể hòa giải đƣợc thì mới đƣa ra giải quyết tại cơ quan tài phán. Việc hòa giải đã phát triển rất lâu đời.Trong khi đó một số vụ việc giải quyết ở trọng tài không hiệu quả kéo dài hơn so với Tòa án, dần làm mất niềm tin trong mắt khách hàng.Đó đều là những lý do dẫn đến mất cân bằng trong tỷ lệ giữa giải quyết bằng hòa giải và giải quyết bằng trọng tài. Vì vậy, trọng tài ở Việt Nam vẫn chƣa thực sự phổ biến nói chung và ở địa bàn ở Quảng Ninh đối với hợp đồng lữ hành. Theo GS Lê Hồng Hạnh thì cần tiếp tục hoàn thiện khung
pháp lý về trọng tài thƣơng mại, cần sửa đổi Luật TTTM, cụ thể cần sửa một số khía cạnh sau:
- Thẩm quyền của TTTM: Tòa án rất dễ hủy phán quyết của Trọng tài. Thẩm quyền của Tòa án và Trọng tài chƣa cụ thể rõ ràng. Do đó Luật TTTM cần sửa một số điều khoản nêu rõ trƣờng hợp cụ thể nào thì Tòa án mới đƣợc hủy phán quyết