3. Nội dung nghiên cứu
1.4.4. Điều kiện kinh tế xã hội
Các tỉnh miền ven biển đồng bằng Bắc bộ có nhiều lợi thế phát triển các ngành kinh tế biển. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu, hạ tầng và dịch
19
vụ cảng biển, hoạt động phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản xa bờ tại các huyện ven biển đang từng bước được đẩy mạnh. Tại các khu vực ven biển, hình thành các vùng nuôi thủy sản tập trung, chuyển từ nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến sang nuôi thâm canh và siêu thâm canh, áp dụng quy trình theo hướng công nghệ cao, trong đó hình thành các sản phẩm đặc sản thế mạnh của địa phương. Ngoài ra kinh tế du lịch cũng phát triển, tại các địa điểm nghiên cứu thì RNM cũng là một hệ sinh thái du lịch thu hút được nhiều du khách (như VQG Xuân Thủy). Ngoài ra tại các địa điểm này, người dân chủ yếu là đầu tư nuôi trồng thủy hải sản, phát triển các đầm nuôi tôm, ngao và còn tận dụng lợi thế RNM để nuôi các loài ong lấy mật.
Để phục vụ phát triển kinh tế, hệ thống điện và giao thông đi lại thuận tiện. Đặc biệt là việc hoàn thiện các tuyến đường cao tốc nối liền các khu kinh tế biển với nhau ở các tỉnh ven biển miền đồng bằng Bắc bộ. Tại các khu ven đê dân cư sinh sống, đường đã được bê tông hóa cùng với các tuyến đường đê kiên cố và sát bờ biển. Hệ thống điện cũng được đầu tư và kiên cố hóa nhằm phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt cũng như nuôi trồng thủy hải sản tại các khu vực dân cư vùng ven đê biển. Ngoài ra các chủ trương xã hội hóa trong y tế, giáo dục, đầu tư cho cơ sở hạ tầng tại các tỉnh ven biển cùng được chú trọng.