Phương pháp thống kê xử lý số liệu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA NHIỆT ĐỘ, (Trang 40 - 42)

3. Nội dung nghiên cứu

2.2.3. Phương pháp thống kê xử lý số liệu

- Các số liệu về nhiệt độ và lượng mưa, về đặc điểm sinh trưởng và mối quan hệ giữa nhiệt độ lượng mưa và sinh trưởng của rừng Bần Chua được thống kê mô tả bằng các chương trình phần mềm excel và SPSS 20. Phân tích phương sai một chiều (one-way ANOVA) được sử dụng để đánh giá sự khác biệt về các đặc điểm sinh trưởng và khí hậu tại các địa điểm nghiên cứu.

- Các số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học và đánh giá độ tin cậy của phương pháp và các số liệu thu được [13].

+ Các phương pháp được thực hiện bằng công thức sau

Xác đinh giá trị trung bình bằng công thức: 𝑋̅ = ∑ 𝑋𝑛1 𝑖

𝑛

Trong đó: ∑ 𝑋𝑛1 𝑖 là tổng các giá trị của Xi từ 1 đến n và n là tổng số mẫu

Xác định độ lệch chuẩn (SD): 𝑆𝐷 =√∑ (𝑋𝑛 𝑖 − 𝑥̅ )2 1

𝑛−1

Trong đó: SD là đại lượng phản ánh độ sai lệch hay độ dao động của giá trị trung bình cộng.

32

Sự sinh trưởng phát triển của rừng ngập mặn luôn chịu tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái như nhiệt độ, lượng mưa, độ mặn, thành phần cơ giới, tần suất ngập triều… và việc xác định phương trình mô tả mối quan hệ giữa các đặc điểm sinh trưởng của rừng ngập mặn với các nhân tố sinh thái đó rất phức tạp, đồi hỏi số liệu điều tra lớn và tính toán phức tạp. Trong phạm vi của khóa luận này, phương trình hồi quy tuyến tính được thử nghiệm [14] sử dụng để đánh giá mối quan hệ giữa các đặc điểm sinh trưởng (đường kính, chiều cao, mật độ) của rừng Bần chua với nhiệt độ và lượng mưa, nhằm tìm ra xu hướng thay đổi của các đặc điểm sinh trưởng đó ở những địa điểm có nhiệt độ, lượng mưa khác nhau tại khu vực ven biển đồng bằng Bắc bộ. Phương trình hồi quy có dạng:

𝑦𝑥 = 𝑏0+ 𝑏1𝑥

Trong đó: x lần lượt là: Nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1 và lượng mưa

yx: Lần lượt là chiều cao, đường kính hoặc mật độ cây b0: Hệ số tự do b1: Hệ số hồi quy Xác định tham số: 𝜎𝑥2 = 𝑋̅̅̅̅ − (𝑋̅ )2 2 ; 𝑏1 = 𝑥𝑦̅̅̅̅− 𝑥̅.𝑦̅ 𝜎𝑥2 ; 𝑏0 = 𝑦̅ − 𝑏1. 𝑥̅ ; 𝑅 = 𝑥𝑦̅̅̅̅− 𝑥̅.𝑦̅ 𝛿𝑥 .𝛿𝑦

Nếu R càng gần 1: Mối quan hệ càng chặt chẽ R ≥ 0,9: Mối liên hệ rất chặt chẽ

0,5 ≤ 𝑅 ≤ 0,7: Mối tương quan tương đối chặt chẽ R < 0,5: Mối quan hệ tương quan bình thường

33

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA NHIỆT ĐỘ, (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)