3. Nội dung nghiên cứu
1.5.2. Đa dạng thành phần loài thực vật ngập mặn tại các tỉnh ven biển đồng bằng Bắc
đầu thế kỷ 20, nhưng vào cuối thế kỷ này hầu hết RNM bị phá để trồng cói xuất khẩu rồi chuyển sang nuôi tôm. Từ 1994 đến nay nhờ sự hỗ trợ của Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch (DRC) và JRC nên một diện tích khá lớn RNM phục hồi và trồng thêm.
1.5.2.Đa dạng thành phần loài thực vật ngập mặn tại các tỉnh ven biển đồng bằng Bắc bộ bằng Bắc bộ
Thực vật ngập mặn chủ yếu ở khu vực ven biển Thái Bình có 14 loài bao gồm: 1 loài thuộc ngành Dương xỉ; 13 loài thuộc ngành Hạt kín (trong đó có 12 loài thuộc lớp 2 lá mầm, 1 loài thuộc lớp 1 lá mầm) [6]. Rừng ngập mặn ở Thái Bình, phân bố ở khu vực ven biển thuộc 10 xã, thị trấn của hai huyện Thái Thụy và Tiến Hải. Các quần xã chủ yếu trong rừng ngập mặn: Quần xã Mắm biển (Avicennia marina), Trang (Kandelia obovata) phân bố ngoài cùng, nơi có độ mặn cao và nước ngập sâu. Quần xã Bần chua (Sonneratia caseolaris), Trang (Kandelia obovata), Sú (Aegiceras corniculatum) phân bố ven bờ, nơi có mực nước ngập trung bình. Quần xã Bần chua (Sonneratia caseolaris) chiếm ưu thế, dưới tán là Ô rô (Acanthus ilicifolius), phân bố chủ yếu vùng cửa sông.
Rừng ngập mặn hay còn gọi là rừng Sú vẹt là một sinh cảnh rất đặc biệt ở vùng cửa sông ven bờ của các nước nhiệt đới. HST RNM có vai trò lớn trong việc cung cấp các dịch vụ khác nhau trong tự nhiên và phát triển kinh tế. Tại ven bờ biển Hải Phòng, quần xã TVNM chủ yếu là các cây bụi thân gỗ như Mắm, Vẹt dù, Trang, Gía, Sú, Bần chua, Na biển hoặc cây có thân cỏ như Ráng, Dứa dại, Vạng hôi, cỏ Gà, Cói và cỏ Lào. Các loài này tập chung chủ yếu ở ven biển Phù Long, Tiên Lãng, Kiến Thụy hay vùng của sông Thủy Nguyên. Tổng cộng vùng bờ Hải Phòng có 36 loài TVNM thuộc 31 chi, 24 họ, 2 ngành, RNM là nơi sinh cư quan trọng cho nhiều loài sinh vật biển và lân cận, là đê che chắn sinh thái vững chắc bảo vệ bờ biển [17].
22
Hệ sinh thái RNM tại Nam Định với đặc trưng với HST vườn quốc gia Xuân Thủy, hệ sinh thái RNM chủ yếu ở Cồn Lu và một phần ở Cồn Ngạn giáp với sông Trà. Trong đó HST rừng ngập mặn có diện tích là 3.045 ha chiếm 1,82% diện tích tự nhiên của tỉnh. Thành phần loài sinh vật cũng như HST ở đây khá đa dạng và phong phú, gồm 106 loài thực vật nổi, rong 1 loài và cỏ biển là 02 loài, có tới 202 loài thuộc các nhóm thực vật bậc cao chủ yếu là Sú (Aegiceras corniculatum), Bần Chua (Sonneratia caseolaris), Trang (Kandelia obvata), Bần Chua (Sonneratia caseolaris), Trang (Kandelia obovata) và Đâng (Rhizophora stylosa). Đây được coi là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của quần xã động vật đáy và cũng là môi trường ưa thích của nhiều loài chim nước và một vài loài chim định cư kiếm ăn trên các tầng tán của RNM [1]. Tại Ninh Bình, là tỉnh ven biển có diện tích RNM nhỏ nhất, Với hệ sinh thái đa dạng đặc trưng của vùng ven biển Kim Sơn trở thành bộ phận quan trọng, là vùng đệm và vùng chuyển tiếp của khu dự trữ sinh quyển thế giới đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng. Những cánh rừng ngập mặn trải dài, bãi bồi, cửa sông là nơi hội tụ của hơn 500 loài động, thực vật thủy sinh, hơn 50 loài cây ngập mặn, 200 loài chim, trong đó có nhiều loài quý hiếm đã được ghi vào sách đỏ thế giới.