Phương pháp xác định đặc điểm sinh trưởng (Mật độ, đường kính, chiều cao) của

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA NHIỆT ĐỘ, (Trang 35 - 40)

3. Nội dung nghiên cứu

2.2.2. Phương pháp xác định đặc điểm sinh trưởng (Mật độ, đường kính, chiều cao) của

cao) của rừng Bần chua trồng ven biển miền đồng bằng Bắc bộ

a) Phương pháp bố trí thí nghiệm

Tại mỗi khu vực nghiên cứu, thiết lập một tuyến nghiên cứu vuông góc với đường bờ đê biển, trên mỗi tuyến bố trí 3 ô tiêu chuẩn, mỗi ô có diện tích 10m*10m= 100 m2 (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2009) [5], khoảng cách giữa các tuyến khoảng 200- 300m. Tổng số tuyến điều tra là 8 tuyến, mỗi địa điểm nghiên cứu là 2 tuyến, tổng số ô tiêu chuẩn là 23.

27

Hình 2.2: Thiết lập tuyến điều tra

Các vị trí tọa độ của các ô tiêu chuẩn được định vị bằng GPS cầm tay và được cập nhật tại bảng 2.1. Các tuyến và ô tiêu chuẩn nghiên cứu được thiết lập theo phương pháp của Phan Nguyên Hồng [7], nhằm thu thập số liệu phản ánh tương đối đầy đủ đặc điểm sinh trưởng về đường kính, chều cao và mật độ của rừng Bần chua tại các địa điểm nghiên cứu với các độ ngập triều cao, thấp và trung bình.

Bảng 2.1: Vị trí tọa độ các ô tiêu chuẩn

Tuyến nghiên cứu

Ô tiêu chuẩn

Tọa độ

Vĩ tuyến (Bắc) Kinh tuyến (Đông)

Tuyến Hải Phòng 1 HP 1.1 20°37'22,49"N 106°39'4,29"E HP 1.2 20°37'15,02"N 106°39'10,19"E HP 1.3 20°37'8,65"N 106°39'19,37"E Tuyến Hải Phòng 2 HP 2.1 20°37'29,93"N 106°39'37,81"E HP 2.2 20°37'22,97"N 106°39'44,41"E HP 2.3 20°37'17,20"N 106°39'50,96"E Tuyến Thái Bình 1 TB 1.1 20°20'49,89"N 106°34'47,15"E TB 1.2 20o20'50,3''N 106 o34'48,9''E

28 Tuyến nghiên cứu Ô tiêu chuẩn Tọa độ

Vĩ tuyến (Bắc) Kinh tuyến (Đông)

TB 1.3 20°20'49,98"N 106°34'50,79"E Tuyến Thái Bình 2 TB 2.1 20°20'55,58"N 106°34'50,11"E TB 2.2 20°20'55,54"N 106°34'51,53"E TB 2.3 20°20'55,54"N 106°34'53,01"E Tuyến Nam Định 1 NĐ 1.1 20°14' 37,5"N 106 o34' 16,8"E NĐ 1.2 20 o14' 37,7"N 106 o34' 16,7"E NĐ 1.3 20 o14' 38,5"N 106 o34' 16,7"E Tuyến Nam Định 2 NĐ 2.1 20°14'34,11"N 106°34'15,09"E NĐ 2.2 20°14'33,39"N 106°34'16,25"E Tuyến Ninh Bình 1 NB 1.1 19°57'18,7"N 106°1'59,60"E NB 1.2 19°57'18,50"N 106°2'2,58"E NB 1.3 19°57'17,83"N 106°2'1,44"E Tuyến Ninh Bình 2 NB 2.1 19°57'19,65''N 106°1'59,12''E NB 2.2 19°57'16,93''N 106°2'0,16''E NB 2.3 19°57'16,66''N 106°2'4,29''E

- Dụng cụ: Trước khi tiến hành kế hoạch cần phải chuẩn bị đầy đủ và kĩ lưỡng về dụng cụ cũng như mặt kĩ thuật khi ra hiện trường.

+ GPS, địa bàn cầm tay

+ Dây dứa (đã chuẩn bị sẵn với chiều dài mỗi dây 20m/dây- có mấu nối đánh dấu đoạn 10m đê tiến hành lập ô tiêu chuẩn

- Lập ô tiêu chuẩn

Trong đề tài nghiên cứu, sinh viên bố trí ô tiêu chuẩn tại mỗi địa điểm nghiên cứu là 2 tuyến điều tra. Loại ô tiêu chuẩn sử dụng có diện tích là 100 m2. Tại mỗi tuyến điều tra thiết lập 3 ô tiêu chuẩn có hình vuông kích thước 10×10. Dự kiến khoảng cách mỗi ô tiêu chuẩn là 100 m.

29

Việc thiết lập, lựa chọn vị trí lập ô tiêu chuẩn được sinh viên lựa chọn theo tiêu chí: Là các khu vực đại diện, đặc trưng về địa hình và tính chất của RNM. Các địa điểm lập ô tiêu chuẩn là khu vực có rừng trồng cùng độ tuổi với nhau, đồng thời là khu vực điển hình bởi các cây ngập mặn có sự chênh lệch về kích thước cũng như mật độ khác nhau.

- Cách lập ô tiêu chuẩn

+ Xác định lập ô tiêu chuẩn bằng GPS

+ Tiến hành dùng dây Dứa đã chuẩn bị để buộc một đầu vào 1 cây làm điểm chủ chốt để lập ô. Sử dụng định vị GPS để định hướng cho các cạnh ô tiêu chuẩn, các cạnh phải vuông góc vói cạnh dây kế bên, đi xuyên suốt đến khi hết mấu dây 10 m của dây Dứa, buộc mấu nối cuối dây vào cây ngập mặn. Tiếp tục tiến hành như vậy đối với các cạnh ô tiêu chuẩn để tạo thành hình vuông khép kín.

Hình 2.3: Lập ô tiêu chuẩn tại rừng Bần Chua b) Phương pháp xác định mật độ, chiều cao và đường kính thân cây

- Dụng cụ:

30 + Phiếu ghi

+ Bút chì + Thước mét

- Cách thực hiện

Trong mỗi ô tiêu chuẩn, tên loại, chiều cao, chu vi thân cây của từng cây được đo đạc và ghi chép. Chiều cao cây được đo trực tiếp bằng thước đo chiều cao cây có chia vạch đến 0,1 m. Chu vi thân cây được đo bằng thước dây ở vị trí 30 cm trên mặt đất. Xác định đường kính thân cây bằng thước dây đo đường kính (Forestry Suppliers Metric Fabric Diameter Tape Model 283d/5m) tại vị trí 30 cm trên mặt đất. Phương pháp xác định chiều cao cây: được đo bằng thước mét, bắt đầu tính từ vị trí đo đường kình thân đến ngọn cao nhất của cây. Xác định chiều cao của tất cả các cây ngập mặn thực thụ thân gỗ trong ô tiêu chuẩn.

Hình 2.4: Đo đường kính thân, chiều cao

Số liệu đo đếm tại thực địa sau đó được sử dụng để tính toán định lượng các đặc điểm cấu trúc, độ đa dạng, thành phần loài của cây ngập mặn tại các các ô tiêu chuẩn, địa điểm nghiên cứu. Các công thức tính toán bao gồm:

31 - Chiều cao và đường kính thân cây: ℎ̅𝑖= 1

𝑛∑𝑛𝑗=1ℎ𝑖𝑗 và 𝑑̅𝑖= 1

𝑛∑𝑛𝑗=1𝑑𝑖𝑗

Trong đó: ℎ̅𝑖 , 𝑑̅𝑖 là chiều cao và đường kính trung bình của cây trong ô tiêu chuẩn i; hij và dij là chiều cao và đường kính của cây thứ j trong ô tiêu chuẩn i.

Phương pháp xác định mật độ của cây: Tiến hành đếm số lượng cây trong mỗi ô tiêu chuẩn (10m × 10m). Dựa trên số lượng cây trung bình có trong một ô tiêu chuẩn ta tính được mật độ cây của mỗi tuyến điều tra.

Số lượng cây trung bình của một ô tiêu chuẩn:

𝑁 =Ô1 + Ô2 + Ô3 + ⋯ + Ô𝑛

𝑛

Mật độ cây (số cây/ha) = (N×1000)/S Trong đó:

Ô1, Ô2, Ô3: Số lượng cây đếm được trong ô tiêu chuẩn 1, 2, 3 N: Số lượng cây trung bình của một ô tiêu chuẩn.

S: Diện tích mỗi ô tiêu chuẩn (m2).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA NHIỆT ĐỘ, (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)