Mối quan hệ giữa mật độ cây và các yếu tố khí hậu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA NHIỆT ĐỘ, (Trang 61 - 95)

3. Nội dung nghiên cứu

3.2.3. Mối quan hệ giữa mật độ cây và các yếu tố khí hậu

 Nhiệt độ trung bình năm: Dựa vào bảng 3.1 và bảng 3.5 ta có mối quan hệ giữa mật độ của Bần chua và nhiệt độ trung bình năm của khu vực nghiên cứu thể hiện dưới biểu đồ 3.12. y = -0.0129x + 30.68 R = 0.0416 0 2 4 6 8 10 12 14 1600 1620 1640 1660 1680 1700 C h iề u ca o ( m ) Lượng mưa TB (mm)

53

Hình 3.12: Mối quan hệ giữa mật độ cây và nhiệt độ TB năm (oC)

Từ các kết quả nghiên cứu, mô hình hồi quy tuyến tính thể hiện mối quan hệ giữa mật độ cây và lượng mưa trung bình hàng năm được xây dựng và cho phương trình: y = 29,817x + 957,34; R = 0,0013. Trong đó, y là mật độ cây (biến phụ thuộc), x là nhiệt độ trung bình năm (biến độc lập), R là hệ số tương quan giữa hai biến mật độ cây và nhiệt độ trung bình năm. Nhìn trên biểu đồ ta thấy giữa mật độ cây và nhiệt độ trung bình hàng năm có mối quan hệ tuyến tính dương, tuy nhiên là mối quan hệ không chặt chẽ do hệ số tương quan rất thấp và gần về không (0,0013). Chính vì vậy, sự phát triển số lượng cây Bần tại khu vực nghiên cứu cũng có thể tăng nếu nhiệt độ trung bình hàng năm tăng, nhưng mối quan hệ này thể hiện không rõ rệt.

 Nhiệt độ trung bình tháng 1: Mối quan hệ giữa mật độ cây và nhiệt độ trung bình tháng 1 được xây dựng trên cơ sở dữ liệu của bảng 3.1 và 3.5, mối quan hệ này được biểu thị dưới hình 3.13.

y = 29.817x + 957.34 R = 0.0013 0 500 1000 1500 2000 2500 23.4 23.6 23.8 24 24.2 24.4 M ật đ (c ây /ha ) Nhiệt độ TB năm (oC)

54

Hình 3.13: Mối quan hệ giữa mật độ cây và nhiệt độ TB tháng 1 (oC)

Từ biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa mật độ cây và nhiệt độ trung bình tháng 1 trên thì ta có phương trình hồi quy tuyến tính: y = 112,57x - 170,76; R = 0,0033. Trong đó, y là mật độ (biến phục thuộc), x là nhiệt độ trung bình tháng 1 (biến độc lập). Có thể thấy mối quan hệ giữa mật độ cây và nhiệt độ trung bình tháng một là mối quan hệ tuyến tính dương, tuy nhiên cũng giống như nhiệt độ trung bình năm, đây là mối quan hệ không chặt chẽ. Khi nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng thì số lượng cây sẽ có xu hướng tăng, nhưng không cao. Mối quan hệ này cũng giống như mối quan hệ giữa đường kinh thân, chiều cao với nhiệt độ trung bình tháng 1, tuy nhiên hệ số tương quan còn thấp.

 Lượng mưa: Mối quan hệ giữa mật độ cây và lượng mưa được xây dựng trên cơ sở dữ liệu của bảng 3.1 và 3.5, mối quan hệ này được biểu thị dưới hình 3.14.

y = 112.57x - 170.76 R = 0.0033 0 500 1000 1500 2000 2500 16.1 16.2 16.3 16.4 16.5 16.6 M ật đ (c ây /ha ) Nhiệt độ TB T1 (oC)

55

Hình 3.14: Mối quan hệ giữa mật độ cây và lượng mưa TB (mm)

Phương trình mối quan hệ giữa mật độ cây và tổng lượng mưa trung bình hàng năm được xây dựng trên các cơ sở dữ liệu đã thu thập về lượng mưa và đường kính thân cây. Kết quả xây dựng ta được phương trình: y = 0,68x + 546,73; R = 0,008. Trong đó: y là mật độ cây (biến phụ thuộc); x là tổng lượng mưa trung bình hàng năm (biến độc lập). Phương trình hồi quy tuyến tính cho thấy mối quan hệ tuyến tính dương giữa mật độ cây và lượng mưa trung bình hàng năm. Khi lượng mưa trung bình tăng thì số lượng cây có xu hướng tăng, tuy nhiên hệ số tương quan cho thấy mối quan hệ này là mối quan hệ không chặt chẽ.

Tóm lại: Đối với các mối quan hệ của mật độ cây với các yếu tố khí hậu thì đều thể hiện các mối quan hệ tuyến tính dương, tuy nhiên đều là các mối quan hệ không chặt chẽ, hệ số tương quan rất thấp. Có thể thấy rằng, nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1 và lượng mưa không tác động nhiều đến sự phát triển về mật độ cây Bần chua trong khu vực nghiên cứu.

Trong tất cả các mối quan hệ thể hiện ở phần 3.4.1; 3.4.2; 3.4.3, thì đường kính, chiều cao và mật độ cây có mối quan hệ tuyến tính dương với nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1 và lượng mưa (đối với đường kính, mật độ). Tuy nhiên kết quả về mối quan hệ giữa đường kính thân, mật độ với lượng mưa tại nghiên cứu này lại trái ngược với nhận xét của Phạm Hồng Tính (2016) rằng đường kính, mật độ có mối quan hệ tuyến tính âm với lượng mưa. Nhưng xét trên phương diện

y = 0.68x + 546.73 R = 0.008 0 500 1000 1500 2000 2500 1600 1620 1640 1660 1680 1700 M ật đ (c ây /ha ) Lượng mưa TB (mm)

56

của hệ số tương quan thì kết quả trên của sinh viên cũng cho hệ số tương quan rất thấp và không chặt chẽ. Do tại mỗi nghiên cứu thực hiện ở loài ngập mặn, thời gian, địa điểm khác khau, chính vì vậy chịu nhiều yếu tố khác nhau nên kết quả và các nhận xét đưa ra chưa được thống nhất. Những tương quan thấp của hệ số cũng có thể được giải thích bởi thực tế trong đề tài này chúng ta chỉ xem xét điều kiện về nhiệt độ, lượng mưa, trong khi các yếu tố môi trường khác như đất, chất nền, thủy triều, độ mặn... cũng có thể ảnh hưởng đến rừng ngập mặn.

Từ quá trình phân tích và xây dựng mô hình hồi quy, phần nào cho thấy nhiệt độ được coi là yếu tố làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và sản lượng của Bần chua. Ở những vùng có nhiệt độ bình quân trong năm cao, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm thấp mà lại có độ ẩm cao thì cây sinh trưởng tốt cả về kích thước lẫn sản lượng. Tuy nhiên tại một số vùng mà có nhiệt độ trung bình trong năm thấp (≤ 16oC), biên độ nhiệt trong ngày và trong năm lớn thì cây sẽ phát triển kém, không đồng đều cả về đường kính cũng như chiều cao. Tại Việt Nam cây ngập mặn tại Cà Mau nằm trong vùng nhiệt đới cận xích đạo thì rừng phát triển tốt, ngược lại cây ngập mặn tại các vùng ven biển đông bắc và ven biển đồng bằng Bắc bộ lại phát triển kém, đặc biệt là rừng tự nhiên do chịu ảnh hưởng bởi gió mùa, biên độ nhiệt trong ngày và trong năm cao. Ngoài ra, lượng mưa trong năm cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Các nhận định về mối quan hệ giữa các đặc điểm sinh trưởng của RNM nói chung và rừng Bần chua nói riêng cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây [14].

57

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Qua quá trình thu thập và phân tích dữ liệu nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1 và lượng mưa giai đoạn 2005- 2019 tại khu vực nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt nhiều về điều kiện khí hậu giữa các địa điểm nghiên cứu. Nhiệt độ trung bình năm tại khu vực dao động từ 23,5 đến 24,2oC, nhiệt độ trung bình tháng 1 dao động từ 16,2 đến 16,5 oC. Lượng mưa tại khu vực nghiên cứu khá cao từ 1615,7 đến 1691,6 mm.

Các đặc điểm sinh trưởng của rừng Bần chua tại các địa điểm ngiên cứu được thể hiện qua kích thước đường kính, chiều cao và mật độ cây trên một diện tích. Trong đó, Kim Hải là địa điểm có rừng Bần phát triển tốt về cả đường kính (19,6 cm), chiều cao (11,3 m) và mật độ (1700 cây/ha). Nam Thịnh cây phát triển đồng đều, tuy nhiên đường kính cây nhỏ và mật độ cây thấp (1616 cây/ha). Đông Hưng là địa điểm có chiều cao cây phát triển hạn chế, thấp nhất trong 4 địa điểm (7,5 m), tuy nhiên đường kính cây phát triển cao nhất là 20,5 cm. Tại Giao Thiện, cây phát triển khá đồng đều cả về đường kính (20,2 cm), chiều cao (10,4 m) và mật độ cây.

Mô hình hồi quy tuyến tính cho thấy các đặc điểm sinh trưởng (đường kính thân, chiều cao và mật độ) có môi quan hệ tuyến tính dương với nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ tháng một. Tuy các mối quan hệ này không thật sự chặt chẽ với nhau do hệ số tương quan R thấp (R< 0,5), nhưng các đặc điểm sinh trưởng trên đều có mối quan hệ tuyến tính tích cực đối với yếu tố nhiệt độ. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mối quan hệ giữa chiều cao và lượng mưa trung bình hàng năm là mối quan hệ tuyến tính âm, nhưng mối quan hệ này được cho là mối quan hệ yếu.

Kiến nghị

Trong quá trình xây dựng và phân tích các mối quan hệ tuyến tính giữa các đặc điểm sinh trưởng và một số yếu tố khí hậu còn gặp nhiều hạn chế trong việc kiểm định các mối quan hệ có ý nghĩa với nhau hay không. Nói cách khác là mô hình hồi quy tuyến tính đó có phù hợp với tập dữ liệu hay không. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế về kiến thức và thời gian, nên quá trình thu thập dữ liệu các ô mẫu chưa được

58

nhiều nên việc kiểm định các kết quả chưa được thực hiện. Chính vì vậy, bản thân mong muốn trong thời gian tới sẽ khắc phục được các hạn chế cũng như mở rộng được vấn đề hơn trong đề tài này.

Đối với các cơ quan quản lý: Dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố khí hậu với đặc điểm sinh trưởng của rừng Bần để đề xuất các biện pháp lựa chọn kĩ thuật canh tác, cũng như phát triển giống cây trồng trong các điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời nhằm đưa ra các kế hoạch, quy hoạch, bảo tồn tài nguyên rừng ngặp mặn thích ứng với biến đổi khí hậu.

59

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

1. Báo cáo tổng hợp (2018). “Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Nam Định đến

năm 2020 định hướng đến năm 2030”, Trung tâm địa môi trường và lãnh thổ, UBND

tỉnh Nam Định.

2. Cổng thông tin điện tử Ninh Bình (2018). “Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ngập

mặn Kim Sơn”, https://ninhbinh.gov.vn/ubnd-ninhbinh/4/469/38349/98093/Kinh-

te/Quan-ly--bao-ve-va-phat-trien-rung-ngap-man-Kim-Son.aspx, Truy cập ngày 11/3/2020.

3. Nguyễn Thị Kim Cúc & Trần Văn Đạt (2012). “Nghiên cứu khả năng thích ứng của hệ sinh thái RNM vùng ven biển dưới tác động của nước biển dâng nghiên cứu ở đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, Số 37, Trang 45- 52.

4. Đinh Thanh Giang (2016). “Nghiên cứu đặc điểm đất ngập mặn vùng ven biển Quảng

Ninh và Hải Phòng làm cơ sở đề xuất các giải pháp phục hồi hệ sinh thái RNM”,

Luận án tiến sĩ Lâm Nghiệp.

5. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2009). “Nghiên cứu khả năng tích lũy carbon của rừng trang (Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong) trồng ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh

Nam Định”. Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2014). “Nghiên cứu định lượng các bon trong đất rừng ngập mặn trồng ở xã Nam Hưng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”. Tạp chí sinh học 2014, 36(1): 51-57.

7. Phan Nguyên Hồng (chủ biên) và nnk (1997). “Vai trò của rừng ngập mặn Việt Nam,

kỹ thuật trồng và chăm sóc”, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

8. Phan Nguyen Hong, (1993). “Climate and the Mangrove Rcosystem. In: TIEMPO, Global Warming and the Third World”. Issue 10, Dec. 1993: 9- 12.

9. Vũ Mạnh Hùng, Phạm Văn Lương & cs (2013). “Nghiên cứu về hiện trạng và biến động diện tích rừng phòng hộ ven biển phía bắc- Việt Nam”. Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam. ISBN 978-604-60-0730-2. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

60

10. Nguyễn Đức Khiển (2014). “Thực trạng về môi trường sinh thái trong các đô thị lớn Việt Nam”, Tạp chí Môi trường và sức khỏe.

11. Ngô Đình Quế, Võ Đại Hải (2010). “Xây dựng rừng phòng hộ ngập mặn ven biển, thực trang và giải pháp”, Trung tâm khuyến nông Quốc gia, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

12. Đoàn Đình Tam (2015). “Báo cáo Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng ngập mặn trên các điều kiện lập địa khó khăn góp phần chắn sóng vùng ven biển các tỉnh miền Bắc Việt Nam”, Viện khoa học lâm nghiệp Việt nam. http://vafs.gov.vn/vn/bao-cao-ket-qua- de-tai-nghien-cuu-ky-thuat-trong-rung-ngap-man-tren-cac-dieu-kien-lap-dia-kho-

khan-gop-phan-chan-song-vung-ven-bien-cac-tinh-mien-bac-viet-nam/, Truy cập

ngày 3 tháng 4 năm 2020.

13. Phạm Hồng Tính & cs, (2015), “Tính dễ bị tổn thương đối với biến đổi khí hậu của rừng ngập mặn ven biển miền bắc Việt Nam”, Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật, ISBN: 978-604-913-408-1, Trang 1723- 1728.

14. Phạm hồng tính, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Mai Sỹ Tuấn, (2016). “Relationship between climatic condition Mangrove Forest Structrure on nothern coast of Viet Nam”, Journal of Science and Technology 54 (4) (2016) 443-451.

15. Lê Xuân Tuấn & CTV. “Những vấn đề môi trường ven biển và phục hồi rừng ngập

mặn ở Việt Nam”, Trung tâm Nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn, Kỉ yếu hội

thảo Quốc tế Việt Nam lần thứ 3.

16. Vũ Đoàn Thái, (2004). “Hệ sinh thái rừng ngập mặn và tác dụng cản sóng của rừng

ngập mặn”, NXB Nông nghiệp, 196 trang.

17. Trần Đức Thạnh (2015). “Thiên nhiên và môi trường vùng bờ Hải Phòng”, NXB Tự nhiên và Khoa học công nghệ.

18. Nguyễn Văn Thảo, (2009). “Đánh giá biến động đất ngập triều ven bờ bắc bộ giai đoạn 1998 - 2008 bằng tư liệu viễn thám”, Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển, Tập XIV. Tr. 157-170.

19. Nguyễn Thị Thu, (2006). “Báo cáo tổng kết đề tài cấp Liên hiệp hội KH & KT VN “Điều tra nguồn giống VCS Bạch Đằng - Hải Phòng”, Báo cáo hiện lưu giữ tại Viện TN&MT biển.

61

20. Phạm Thanh Thủy & cs (2019). “Cơ hội và thách thức đối với quản lý rừng ngập mặn tại Việt Nam: Bài học từ các tỉnh Thanh Hóa, Thái Bình và Quảng Ninh”, Báo cáo chuyên đề 198, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR), ISBN 978- 602-387-123-0.

21. Trần Văn Thụy & cs (2016). “Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến một số hệ sinh thái ven biển tỉnh Thái Bình và khả năng ứng phó”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số IS (2016) 392-399. 22. Vũ Đoàn Thược & cs (2017). “Xây dựng quy trình sản xuất rượu Brandy sử dụng

quả bần chua (Sonneratia caseolaris)”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự

nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 1 (2017) 74-80.

23. Trần Thị Thúy Vân & cộng sự (2017). “Sinh khí hậu và phát triển rừng ngập mặn

ven biển tỉnh Thái Bình”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các khoa học Trái đất và

Môi trường, Tập 33, số 1, trang 90-99.

24. Vũ Duy Vĩnh (2015). “Ứng dụng mô hình toán đánh giá vai trò làm giảm độ cao

sóng của rừng ngập mặn ở vùng ven biển Hải Phòng”, Tạp chí Khoa học và Công

nghệ Biển; Tập 15, Số 1; 2015: 67-76.

Tiếng anh

1. Karen L. McKee, (2004). “Global change impacts on mangrove ecosystem”, US Geological Survay.

2. Manoj Kumer Ghosh; Lalit Kumar and Chandan Roy. “Climate Variability and Mangrove Cover Dynamics at Species Level in the Sundarbans, Bangladesh,

Sustainability”, 2017, 9; PP. 2- 16.

3. Rich Willson (2017). “Impacts of Climate Change on Mangrove Ecosystems in the Coastal and Marine Environments of Caribbean Small Island Developing States (SIDS)”, Science Review 2017: pp 60- 62.

62

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Dữ liệu đặc điểm sinh trưởng của rừng Bần chua tại xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng, tỉnh Hải Phòng

STT Loài Chu vi (cm) Đường kính (cm) Chiều cao (m) HP 1.1 (10×10) 20°37'22,49"N 106°39'4,29"E 1 Bần chua 77,0 24,5 9,4 2 Bần chua 76,8 24,5 9,5 3 Bần chua 75,9 24,2 9,7 4 Bần chua 76,7 24,4 9,3 5 Bần chua 78,6 25,0 9,3 6 Bần chua 76,2 24,3 9,3 7 Bần chua 76,5 24,4 9,5 8 Bần chua 76,3 24,3 9,3

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA NHIỆT ĐỘ, (Trang 61 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)