3. Nội dung nghiên cứu
1.5. Tổng quan rừng ngập mặn ven biển đồng bằng Bắc bộ
1.5.1.Phân bố và biến động diện tích rừng ngập mặn
Tại vùng ven biển đồng bằng Bắc bộ, rừng ngập mặn phân bố ở vùng cửa sông hoặc ven biển, bị ngập bởi thủy triều lên trong ngày hoặc trong tháng, đất mặn và bão hòa nước. Vì vậy các loài cây ngập mặn đều có cấu tạo và hình thái thích nghi với điều kiện sống. Trong đó, các cây ngập mặn thường có rễ khí sinh phát triển, hạt thường nảy mầm trên cây trước khi quả rụng, lá có nhiều tuyến muối. Tại các vùng cửa sông đồng bằng Bắc bộ, nơi có sự giao thoa giữa nguồn nước ngọt, nước lợ từ sông đổ ra biển, hiện tượng ngập thủy triều lên xuống trung bình trong các ngày và tháng, các loài cây điển hình ở vùng này là Bần chua (Sonneratia caseolaris) hoặc Bần trắng (S. Alba), rừng Trang (Kandelia obovata) và rừng Hỗn Giao.
Theo kết quả nghiên cứu của cho thấy, RNM ven biển đồng bằng Bắc bộ phân bố tập chung ở khu vực các sông lớn như: Bạch Đằng, Văn Úc, Thái Bình, Hồng,
20
Đáy. Các khu vực tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình tuy có diện tích RNM nhỏ hơn Quảng Ninh, nhưng đây là khu vực thuộc lưu vực sông Hồng với lưu lượng phù sa đổ ra biển hàng năm rất lớn. Chính vì vậy khu vực này có diện tích bãi chiều rộng, tạo điều kiện cho nhiều loài cây ngập mặn phát triển. Trong khu vực Hải Phòng, RNM tập chung nhiều ở khu vực cửa Bạch Đằng, cửa Văn Úc; Khu vực Thái Bình tập chung ở khu vực Thái Thụy và Tiền Hải; Khu vực Nam Định tập chung nhiều ở khu vực Giao Thủy, Giao Xuân, Nghĩa Hưng. Tỉnh có diện tích rừng ngập mặn nhỏ nhất là ở khu vực ven biển đồng bằng Bắc bộ là Ninh Bình. Tuy Ninh Bình là vùng có tốc độ bồi tụ nhanh nhất vùng châu thổ sông Hồng, quá trình bồi tụ diễn ra liên tục, đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của RNM, nhưng do việc đắp đê lấn chiếm biển diễn ra nhanh gây ảnh hưởng đến thảm thực vật ngập mặn trong khu vực [9].
Bảng 1.1: Diện tích rừng các tỉnh ven biển đồng bằng Bắc bộ năm 2017
STT Tên tỉnh Vùng sinh Thái
Diện tích RNM năm 2017 (ha) Tỉ lệ (%) so với tổng diện tích RNM 1 Hải Phòng Đồng bằng sông Hồng 2.601 1.58% 2 Thái Bình Đồng bằng sông Hồng 3.209 1.95% 3 Nam Định Đồng bằng sông Hồng 2.568 1.56% 4 Ninh Bình Đồng bằng sông Hồng 512 0.31% Tổng diện tích RNM cả nước 164.701 100.0
(Nguồn: Phạm Thanh Thủy & cs (2019). “Cơ hội và thách thức đối với quản lý rừng ngập mặn tại Việt Nam”, Báo cáo chuyên đề 198 [20]).
Theo số liệu thống kê diện tích RNM của 4 địa điểm nghiên cứu năm 2017 [20] thì Thái Bình là tỉnh có diện tích RNM lớn nhất, tiếp theo là Hải Phòng, Nam Định và Ninh Bình. Tuy nhiên các hoạt động của con người như chặt cây làm gỗ, phá rừng làm đầm nuôi thủy sản hay các công trình ven biển khác (Cầu cảng, khu công nghiệp) và các hoạt động phát triển đô thị đã và đang làm suy giảm diện tích RNM hiện có.
21
Cụ thể theo Vũ Mạnh Hùng & cs (2013), diện tích RNM suy giảm đáng kể từ năm 1990 đến năm 2008, trong đó diện tích RNM (1990) là hơn 40.000,00 ha, tới năm (2000) diện tích còn khoảng 36.000,00. Vì vậy tính từ giai đoạn 1990- 2000 diện tích RNM đã suy giảm 5.632,89 ha và tiếp tục giảm vào 8 năm tiếp theo giai đoạn 2000- 2008 với diện tích suy giảm là 7.588,2 ha. Ở một nghiên cứu khác của Lê Xuân Tuấn & CTV [15], cho thấy ở ven biển đồng bằng Bắc Bộ cũng có những dải RNM trồng từ những năm đầu thế kỷ 20, nhưng vào cuối thế kỷ này hầu hết RNM bị phá để trồng cói xuất khẩu rồi chuyển sang nuôi tôm. Từ 1994 đến nay nhờ sự hỗ trợ của Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch (DRC) và JRC nên một diện tích khá lớn RNM phục hồi và trồng thêm.
1.5.2.Đa dạng thành phần loài thực vật ngập mặn tại các tỉnh ven biển đồng bằng Bắc bộ bằng Bắc bộ
Thực vật ngập mặn chủ yếu ở khu vực ven biển Thái Bình có 14 loài bao gồm: 1 loài thuộc ngành Dương xỉ; 13 loài thuộc ngành Hạt kín (trong đó có 12 loài thuộc lớp 2 lá mầm, 1 loài thuộc lớp 1 lá mầm) [6]. Rừng ngập mặn ở Thái Bình, phân bố ở khu vực ven biển thuộc 10 xã, thị trấn của hai huyện Thái Thụy và Tiến Hải. Các quần xã chủ yếu trong rừng ngập mặn: Quần xã Mắm biển (Avicennia marina), Trang (Kandelia obovata) phân bố ngoài cùng, nơi có độ mặn cao và nước ngập sâu. Quần xã Bần chua (Sonneratia caseolaris), Trang (Kandelia obovata), Sú (Aegiceras corniculatum) phân bố ven bờ, nơi có mực nước ngập trung bình. Quần xã Bần chua (Sonneratia caseolaris) chiếm ưu thế, dưới tán là Ô rô (Acanthus ilicifolius), phân bố chủ yếu vùng cửa sông.
Rừng ngập mặn hay còn gọi là rừng Sú vẹt là một sinh cảnh rất đặc biệt ở vùng cửa sông ven bờ của các nước nhiệt đới. HST RNM có vai trò lớn trong việc cung cấp các dịch vụ khác nhau trong tự nhiên và phát triển kinh tế. Tại ven bờ biển Hải Phòng, quần xã TVNM chủ yếu là các cây bụi thân gỗ như Mắm, Vẹt dù, Trang, Gía, Sú, Bần chua, Na biển hoặc cây có thân cỏ như Ráng, Dứa dại, Vạng hôi, cỏ Gà, Cói và cỏ Lào. Các loài này tập chung chủ yếu ở ven biển Phù Long, Tiên Lãng, Kiến Thụy hay vùng của sông Thủy Nguyên. Tổng cộng vùng bờ Hải Phòng có 36 loài TVNM thuộc 31 chi, 24 họ, 2 ngành, RNM là nơi sinh cư quan trọng cho nhiều loài sinh vật biển và lân cận, là đê che chắn sinh thái vững chắc bảo vệ bờ biển [17].
22
Hệ sinh thái RNM tại Nam Định với đặc trưng với HST vườn quốc gia Xuân Thủy, hệ sinh thái RNM chủ yếu ở Cồn Lu và một phần ở Cồn Ngạn giáp với sông Trà. Trong đó HST rừng ngập mặn có diện tích là 3.045 ha chiếm 1,82% diện tích tự nhiên của tỉnh. Thành phần loài sinh vật cũng như HST ở đây khá đa dạng và phong phú, gồm 106 loài thực vật nổi, rong 1 loài và cỏ biển là 02 loài, có tới 202 loài thuộc các nhóm thực vật bậc cao chủ yếu là Sú (Aegiceras corniculatum), Bần Chua (Sonneratia caseolaris), Trang (Kandelia obvata), Bần Chua (Sonneratia caseolaris), Trang (Kandelia obovata) và Đâng (Rhizophora stylosa). Đây được coi là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của quần xã động vật đáy và cũng là môi trường ưa thích của nhiều loài chim nước và một vài loài chim định cư kiếm ăn trên các tầng tán của RNM [1]. Tại Ninh Bình, là tỉnh ven biển có diện tích RNM nhỏ nhất, Với hệ sinh thái đa dạng đặc trưng của vùng ven biển Kim Sơn trở thành bộ phận quan trọng, là vùng đệm và vùng chuyển tiếp của khu dự trữ sinh quyển thế giới đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng. Những cánh rừng ngập mặn trải dài, bãi bồi, cửa sông là nơi hội tụ của hơn 500 loài động, thực vật thủy sinh, hơn 50 loài cây ngập mặn, 200 loài chim, trong đó có nhiều loài quý hiếm đã được ghi vào sách đỏ thế giới.
1.5.3.Tình hình trồng rừng ngập mặn tại các tỉnh ven biển đồng bằng Bắc bộ
Cùng với những biến động diện tích đáng kể trong thời gian qua và với những vai trò to lớn không thể phủ nhận được của rừng ngập mặn đối với đời sống, sinh kế và sinh thái môi trường. Các tỉnh ven biển đồng bằng Bắc bộ đã có những hành động tích cực để phục hồi lại diện tích rừng ngập mặn đã mất bằng việc không ngừng thực hiện các dự án trồng rừng ngập mặn, đặc biệt là các loài cây Bần chua và Trang.
Hải Phòng là một trong 5 tỉnh ven biển đồng bằng Bắc bộ được đánh tốt trong công tác thực hiện trồng RNM. Trong 3 năm 1999-2001 Hải Phòng đã thực hiện trồng mới khoảng 800 ha rừng Bần chua, Trang và rừng Hỗn Giao. Ngoài ra trong dự án trồng RPH khu vực ven biển Đồ Sơn- Hải Phòng, đã trồng được 38,5 ha rừng ngập mặn [17].
Theo Sở NN&PTNT Thái Bình (2013, 2014), diện tích rừng ngập mặn của tỉnh là 6.752 ha vào năm 2000, che phủ hầu hết các bãi bồi và vùng cửa sông của hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy. Năm 2010, diện tích rừng ngập mặn tăng lên 7.054 ha bởi những nỗ lực phục hồi rừng ngập mặn đáng kể trong khuôn khổ chương trình
23
trồng mới 5 triệu hecta rừng. Tuy nhiên, diện tích rừng ngập mặn giảm xuống còn 5.592 ha trong năm 2012 do tác động của bão Sơn Tinh. Từ năm 2013 đến 2017, diện tích rừng ngập mặn có sự gia tăng do tỉnh thực hiện các chương trình phục hồi rừng ngập mặn. Tuy nhiên, theo kết quả tổng kiểm kê rừng toàn quốc cho thấy diện tích rừng ngập mặn có sự suy giảm. Năm 2017, diện tích rừng ngập mặn của tỉnh được xác định là 3.209 ha, không kể 654 ha rừng trồng mới [20]. Các loài cây ngập mặn trồng phổ biến là Bần chua và Trang. Diện tích còn lại là rừng trồng hỗn giao Bần chua, Trang, Đước vòi và Mắm biển (UBND tỉnh Thái Bình 2014). Rừng ngập mặn ở huyện Tiền Hải bao gồm cả rừng trồng thuần loài Bần chua, Trang và rừng trồng hỗn loài các loài cây ngập mặn.
Nhận thức được vai trò và lợi ích to lớn của RNM mang lại, những năm gần đây, tỉnh đã triển khai nhiều dự án trồng rừng trên địa bàn huyện Thái Thụy. Cụ thể như dự án thí điểm trồng RNM ứng phó với biến đổi khí hậu tại xã Thái Đô với diện tích 77 ha, tổng kinh phí gần 17 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA do Chính phủ Đan Mạch hỗ trợ, thời gian thực hiện từ năm 2011 đến năm 2015. Từ năm 2015 đến năm 2020, tỉnh tiếp tục thực hiện các dự án khác như: dự án phục hồi và phát triển bền vững hệ sinh thái RNM do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ, trồng 160 ha rừng tại xã Thụy Xuân, Thụy Hải và 2 xã của huyện Tiền Hải; dự án phục hồi và phát triển RNM ven biển tỉnh Thái Bình nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trồng mới 468 ha rừng tại xã Thụy Xuân và xã Đông Long (Tiền Hải).
Trong năm 2019, Vườn quốc gia Xuân Thủy đã thực hiện nhiều nghiên cứu nhằm tìm tòi và lựa chọn ra loài cây ngập mặn phù hợp cho khu vực. Trong quá trình nghiên cứu sinh trưởng của Bần không cánh trồng ở huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam Định cho thấy: Bần không cánh trồng ở nơi có độ mặn tương đối cao, độ ngập triều nông, thời gian ngập triều ngắn, do đó các chỉ sổ về tỷ lệ sống cao hơn so với khu vực có độ mặn thấp, mức độ ngập triều sâu và thời gian ngập triều dài. Do đó cây Bần được đánh giá là một loài cây ngập mặn có ưu thế về sinh khối, sinh thái, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu và có thể đáp ứng tốt nhiều mục đích của dải rừng ngập mặn ven biển tỉnh Nam Định. Chính vì vậy Bần không cánh đang được chú trọng
24
nhân giống và trồng phục vụ các mục đích che chắn sóng và bảo vệ bờ biển tại khu vực này.
Tại tỉnh Ninh Bình, đã có rất nhiều chương trình, dự án trồng rừng ngập mặn được triển khai thực hiện như: Dự án “Trồng rừng ngập mặn - giảm thiểu rủi ro thảm họa” do Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình thực hiện; dự án “Trồng rừng ngập mặn ứng phó biến đổi khí hậu và chống xói lở bờ biển” do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện; dự án “661 trồng mới 5 triệu ha rừng” do Ban quản lý rừng phòng hộ Kim Sơn, Bộ CHQS tỉnh thực hiện. Gần đây nhất là dự án trồng rừng thay thế từ kinh phí của Quỹ bảo vệ phát triển rừng tỉnh Ninh Bình… Tính đến hết năm 2017 đã có hơn 500 ha rừng được trồng mới đang sinh trưởng và phát triển tốt [3].
25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nhiệt độ, lượng mưa, đặc điểm sinh trưởng của Bần Chua và mối quan hệ giữa nhiệt độ và lượng mưa với đặc điểm sinh trưởng (mật độ, đường kính, chiều cao) của rừng Bần Chua trồng ven biển đồng bằng Bắc bộ.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại rừng trồng thuần loài Bần Chua (Sonneratia caseolaris) khu vực ven đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. Bao gồm địa điểm: Xã Đông Hưng (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng); xã Nam Thịnh (huyện Tiền Hải, Thái Bình); xã Giao Thiện (Huyện Giao Thủy, Nam Định) và xã Kim Hải (huyện Kim Sơn, Ninh Bình).
- Thời gian nghiên cứu: Quá trình thực hiện đề tài khóa luận bắt đầu từ 16/3/2020 đến 15/6/2020.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Tài liệu sơ cấp: Đối với đề tài nghiên cứu này, các tài liệu sơ cấp được thu thập là các tài liệu tự thu thập, phỏng vấn trực tiếp, hoặc là các thông tin, tài liệu thu thập được từ quá trình khảo sát thực tế, đo đạc các đặc điểm sinh trưởng của rừng Bần Chua (đường kính, chiều cao, mật độ cây...).
Tài liệu thứ cấp: Các nguồn tài liệu này được thu thập từ các sách giáo trình, báo chí, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí và các báo cáo khoa học khác đã thực hiện về rừng ngập mặn. Ngoài ra việc thu thập tài liệu được chọn lọc từ các luận văn, luận án, thông tin thống kê, các website của bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ NN & PTNT, Trung tâm dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia, Trung tâm nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn…
Các thông tin thu thập: Dữ liệu về nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng một, lượng mưa từ các địa điểm nghiên cứu của các tỉnh ven biển đồng bằng Bắc bộ giai đoạn 2005 – 2019 được thu thập từ Trung tâm Tư liệu khí tượng thủy văn các tỉnh để phân tích, đánh giá chiều hướng biến đổi nhiệt độ, lượng mưa. Ở đề tài này, sinh viên lựa chọn cả nhiệt độ trung bình tháng một vì theo các kết quả nghiên cứu của Phạm Hồng Tính [14] và Trần Thị Thúy Vân & cs [23] thì nhiệt độ thấp, hay
26
thời kì khô hạn đầu đông sẽ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của rừng ngập mặn ven biển đồng bằng Bắc bộ. Các dữ liệu được đo tại các trạm gần nhất tại các địa điểm nghiên cứu gồm: Trạm Phù Liễn (Hải Phòng), trạm Thái Bình, Nam Định và trạm Ninh Bình. Vị trí các trạm được mô tả trong dưới bản đồ sau:
(Nguồn: Trung tâm dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia)
Hình 2.1: Vị trí các trạm quan trắc của bốn tỉnh ven biển đồng bằng Bắc bộ
Việc thu thập các thông tin, số liệu càng chi tiết và đầy đủ sẽ rất thuận lợi cho việc phân tích, đánh giá và xác định được mối quan hệ giữa các điều kiện khí hậu đối với sự sinh trưởng và phát triển và RNM Bần chua tại khu vực đồng bằng Bắc bộ.
2.2.2. Phương pháp xác định đặc điểm sinh trưởng (Mật độ, đường kính, chiều cao) của rừng Bần chua trồng ven biển miền đồng bằng Bắc bộ cao) của rừng Bần chua trồng ven biển miền đồng bằng Bắc bộ
a) Phương pháp bố trí thí nghiệm
Tại mỗi khu vực nghiên cứu, thiết lập một tuyến nghiên cứu vuông góc với đường bờ đê biển, trên mỗi tuyến bố trí 3 ô tiêu chuẩn, mỗi ô có diện tích 10m*10m= 100 m2 (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2009) [5], khoảng cách giữa các tuyến khoảng 200- 300m. Tổng số tuyến điều tra là 8 tuyến, mỗi địa điểm nghiên cứu là 2 tuyến, tổng số ô tiêu chuẩn là 23.
27
Hình 2.2: Thiết lập tuyến điều tra
Các vị trí tọa độ của các ô tiêu chuẩn được định vị bằng GPS cầm tay và được cập nhật tại bảng 2.1. Các tuyến và ô tiêu chuẩn nghiên cứu được thiết lập theo phương pháp của Phan Nguyên Hồng [7], nhằm thu thập số liệu phản ánh tương đối đầy đủ đặc điểm sinh trưởng về đường kính, chều cao và mật độ của rừng Bần chua tại các địa điểm nghiên cứu với các độ ngập triều cao, thấp và trung bình.
Bảng 2.1: Vị trí tọa độ các ô tiêu chuẩn
Tuyến nghiên cứu
Ô tiêu chuẩn
Tọa độ
Vĩ tuyến (Bắc) Kinh tuyến (Đông)
Tuyến Hải Phòng 1 HP 1.1 20°37'22,49"N 106°39'4,29"E HP 1.2 20°37'15,02"N 106°39'10,19"E