3. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Tài liệu sơ cấp: Đối với đề tài nghiên cứu này, các tài liệu sơ cấp được thu thập là các tài liệu tự thu thập, phỏng vấn trực tiếp, hoặc là các thông tin, tài liệu thu thập được từ quá trình khảo sát thực tế, đo đạc các đặc điểm sinh trưởng của rừng Bần Chua (đường kính, chiều cao, mật độ cây...).
Tài liệu thứ cấp: Các nguồn tài liệu này được thu thập từ các sách giáo trình, báo chí, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí và các báo cáo khoa học khác đã thực hiện về rừng ngập mặn. Ngoài ra việc thu thập tài liệu được chọn lọc từ các luận văn, luận án, thông tin thống kê, các website của bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ NN & PTNT, Trung tâm dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia, Trung tâm nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn…
Các thông tin thu thập: Dữ liệu về nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng một, lượng mưa từ các địa điểm nghiên cứu của các tỉnh ven biển đồng bằng Bắc bộ giai đoạn 2005 – 2019 được thu thập từ Trung tâm Tư liệu khí tượng thủy văn các tỉnh để phân tích, đánh giá chiều hướng biến đổi nhiệt độ, lượng mưa. Ở đề tài này, sinh viên lựa chọn cả nhiệt độ trung bình tháng một vì theo các kết quả nghiên cứu của Phạm Hồng Tính [14] và Trần Thị Thúy Vân & cs [23] thì nhiệt độ thấp, hay
26
thời kì khô hạn đầu đông sẽ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của rừng ngập mặn ven biển đồng bằng Bắc bộ. Các dữ liệu được đo tại các trạm gần nhất tại các địa điểm nghiên cứu gồm: Trạm Phù Liễn (Hải Phòng), trạm Thái Bình, Nam Định và trạm Ninh Bình. Vị trí các trạm được mô tả trong dưới bản đồ sau:
(Nguồn: Trung tâm dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia)
Hình 2.1: Vị trí các trạm quan trắc của bốn tỉnh ven biển đồng bằng Bắc bộ
Việc thu thập các thông tin, số liệu càng chi tiết và đầy đủ sẽ rất thuận lợi cho việc phân tích, đánh giá và xác định được mối quan hệ giữa các điều kiện khí hậu đối với sự sinh trưởng và phát triển và RNM Bần chua tại khu vực đồng bằng Bắc bộ.