Đặc điểm sinh trưởng rừng Bần chua tại các địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA NHIỆT ĐỘ, (Trang 47 - 55)

3. Nội dung nghiên cứu

3.1.2. Đặc điểm sinh trưởng rừng Bần chua tại các địa điểm nghiên cứu

a)Đặc điểm sinh trưởng của khu vực nghiên cứu

Các đặc điểm sinh trưởng (Chiều cao cây, đường kính và mật độ) là các số liệu được đo trong các ô mẫu 10×10 của từng khu vực nghiên cứu. Trong đó có địa điểm nghiên cứu sinh viên đã thành lập 23 ô mẫu (Bao gồm 6 ô mẫu ở xã Kim Hải, huyện Kim Sơn, Ninh Bình; 5 ô mẫu tại xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định;

39

6 ô mẫu tại xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình và 6 ô mẫu tại xã Đông Hưng, huyện tại huyện Tiên Lãng, tỉnh Hải Phòng). Trong mỗi lô mẫu các nội dung gồm xác định loài, chu vi, chiều cao và tổng số cây trong ô mẫu điều được đo và xác định cụ thể.

Các dữ liệu về cấu trúc của rừng Bần Chua được đo trong chuyến thực địa kéo dài từ ngày 14/ 5 đến ngày 19/5. Ngày 14- 15/5 đo ngoài đê Bình Minh 2, tại xã Kim Hải, huyện Kim Sơn, Ninh Bình; Tiếp theo chuyến thực địa thực hiện tại xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy, Nam Định, vào ngày 16-17 tháng 5 và công tác đo dữ liệu cấu trúc rừng Bần chua kết thúc tại xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình vào ngày 18-20 tháng 5 năm 2020. Trong đó dữ liệu về cấu trúc rừng trồng Bần chua tại xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng, tỉnh Hải Phòng được thừa kế lại.

Các ô tiêu chuẩn được lập theo đúng quy định, trong đó dây lập ô được chuẩn bị trước về kích thước cũng như độ chính xác. Đường kính thân của cây được tính thông qua chu vi của cây và được đo cách mặt đất 30 cm. Chiều cao của Bần Chua được đo trực tiếp bằng thước đứng, tính chiều cao của tán lá có chiều cao cao nhất. Đồng thời kiểm tra về số lượng cây có trong ô mẫu, tiến hành xác định số cây theo số cây đã được đo đường kính, chiều cao và đếm lại số cây trong ô mẫu một cách chính xác để tính mật độ cây có trong ô mẫu. Đường kính thân và chiều cao của tất cả các cây trong từng ô mẫu được tính theo tổng đường kính thân, chiều cao của tất cả các cây chia cho tổng số cây trong ô mẫu.

Để có thể thể hiện được mối quan hệ giữa các đặc điểm sinh trưởng của Bần với nhiệt độ và lượng mưa thì việc tính toán mật độ, chiều cao, đường kính thân cây là rất cần thiết, các chỉ tiêu này là cơ sở để so sánh sự phát triển rừng trồng tại các địa điểm nghiên cứu khác nhau và đánh giá được mối quan hệ đang hướng tới.

Kết quả nghiên cứu về đường kính thân trung bình, chiều cao trung bình và mật độ cây được thể hiện qua bảng 3.3 và biểu đồ 3.2; 3.3 và 3.4

40

Bảng 3.3 : Đường kính thân, chiều cao và mật độ cây Bần chua tại Khu vực nghiên cứu

Tuyến nghiên cứu

Đường kính thân (D:cm) Chiều cao (H: m) Mật độ

Dmin Dmax Dtb Hmin Hmax Htb (cây/ha)

HP 1 17.7 22.5 21.13 ± 4.75 6.77 8.7 7.73 ± 1.66 1700 ± 173,21 HP 2 9.7 13 19.83 ± 2.82 5.01 8.03 7.17 ± 0.75 1666 ± 152,75 Trung bình 13.7 17.75 20.48 ± 0.92 5.89 8.7 7.45 ± 0.39 1683 ± 14,46 TB 1 10.8 27.02 19.68 ± 2.39 7.67 11.13 8.87 ± 0.87 633 ± 57,74 TB 2 9.15 23.53 15.98 ± 1.71 7.37 12.65 10.24 ± 0.53 933 ± 152,75 Trung bình 9.97 25.3 17.83 ± 2.6 7.52 11.89 9.55 ± 0.96 783 ± 67,19 NĐ 1 14.13 33.46 23.53 ± 7.47 9.51 13.17 11.53 ± 1.27 1400 ± 529,15 NĐ 2 7.5 24.97 16.95 ± 4.8 6.2 10.18 9.3 ± 1.05 1700 ± 424,26 Trung bình 10.82 29.22 20.24 ± 4.7 7.86 11.68 10.4 ± 1.57 1550 ± 74,16 NB 1 8.9 29.54 17.61 ± 2.56 7.96 13.4 11.81 ± 0.81 1667 ± 152,75 NB 2 13.17 27.5 21.57 ± 1.9 7.23 9.13 8.27 ± 0.45 1733 ± 152,8 Trung bình 11.04 28.52 19.59 ± 2.8 7.6 11.27 10.04 ± 1.9 1700 ± 0 Các dữ liệu về cấu trúc rừng ngập mặn được thống kê và xử lý bới phần mềm Microsoft Excel 2016. Theo kết quả bảng trên cho thấy đường kính thân cây của các tuyến nghiên cứu và giữa các địa điểm nghiên cứu có sự khác nhau. Đặc biệt là mật độ và chiều cao. Trong đó, đại diện là Kim Sơn (Ninh Bình) có mật độ cây cao nhất, tuy nhiên đường kính thân không cao bằng các địa điểm nghiên cứu của Hải Phòng và Nam Định.

41

Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện đường kính thân cây Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện chiều cao của cây

Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện mật độ cây

Từ bảng số liệu và biểu đồ cho thấy có sự chênh lệch giữa chiều cao, đường kính và mật độ giữa các tuyến và từng địa điểm nghiên cứu. Trong đó đường kính trung bình ở cả bốn địa điểm đều giao động từ 17 cm đến 21 cm và chiều cao từ 7 đến 11 m, với mật độ có sự chênh lệch nhiều, giao động từ 700 đến 1700 cây/ha.

Trong cả bốn địa điểm nghiên cứu thì đường kính thân được đo cách mặt đất 30 cm, không có sự khác nhau nhiều về đường kính tại các khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên tại Nam Thịnh (Tiền Hải) có đường kính thân của Bần nhỏ nhất, nhưng phát triển khá đồng đều. Trong quá trình thực địa, thì đây là rừng trồng thuộc dự án “Trồng rừng ngập mặn” của Hội chữ thập đỏ Thái Bình thực hiện. Rừng Bần tại đây khá phát triển tại địa hình ven đê và hầu như phát triển bên rìa ngoài của bìa rừng, dọc theo lạch nước, phía bên trong là rừng trồng cây Trang. Đất ở đây chủ yếu là đất bãi bồi

20.5 17.8 20.2 19.6 0 5 10 15 20 25 30

Hải Phòng Thái Bình Nam Định Ninh Bình

Đ ư n g k ín h th ân c ây (c m ) 7.5 9.6 10.4 11.3 0 2 4 6 8 10 12 14

Hải Phòng Thái Bình Nam Định Ninh Bình

C h iề u c ao c ây (m ) 1683 783 1550 1700 400 800 1200 1600 2000

Hải Phòng Thái Bình Nam Định Ninh Bình

M ật đ ( C ây /h a) )

42

gần cửa sông, nhiều thịt, sét, ít cát và có độ mặn thấp từ 5- 15 o/oo. Tại nơi nghiên cứu, có thời gian ngập chiều thấp, vì vậy độ lún của bàn chân khi đi trên thể nền nơi lập ô tiêu chuẩn chỉ từ 10- 20 cm, có nơi độ lún chỉ từ 5- 10 cm. Chính vì vậy cây Bần ở đây có đặc điểm thường phát triển đơn cây, tán rộng và nhiều nhánh. Do thể nền và các điều kiện về ngập triều không thuận lợi để các cây con tự nhiên phát triển như một số địa điểm khác như Giao Thiện (Giao Thủy) và Kim Hải (Kim Sơn) cây lại không chỉ phát triển nhiều nhánh mà còn phát triển nhiều cây con tự nhiên xung quanh cây chính. Chính vì vậy mà Bần tại Nam Thịnh (Tiền Hải) có mật độ thấp nhất trong cả bốn khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên cây tại đây khá phát triển về chiều cao, có thể do mật độ cây thấp và các cây phân bố điều trong không gian chính vì vậy mà chiều cao Bần cũng phát triển.

Hình 3.5: Đặc điểm rừng trồng Bần chua tại Nam Thịnh (Tiền Hải)

Trong đó, rừng Bần tại xã Kim Hải (Ninh Bình) là rừng trồng thuộc dự án “trồng rừng ngập mặn- Giảm nhẹ rủi ro thảm họa”, được tài chợ bởi Hội chữ thập đỏ Nhật Bản và thực hiện bởi Hội chữ thập đỏ Việt Nam và tỉnh Ninh Bình. Là khu vực có mật độ cây lớn và đồng đều nhất ở cả 2 tuyến điều tra (1700 cây/ha), qua quá trình thực địa cũng nhận thấy được sự phát triển đồng đều của rừng, chủ yếu là cây thân to và cao, đồng thời cây cũng phát triển nhiều nhánh. Đường kính thân dao động từ 11,04 đến 28,52 cm, cây có đường kính thân cao hơn tại tuyến hai. So với các địa điểm nghiên cứu khác, thì Kim Hải lại chiều cao của Bần tại đây trung bình nhỏ nhất là 7,6 m và cao nhất là 11,3 m, nhưng trong hai tuyến điều tra thì tuyến 1 có chiều cao trung bình cao hơn tuyến 2. Lý do Bần ở Kim Hải hải phát triển với đường kính

43

thân to và chiều cao trung bình cũng khá cao là do ở đây có thể nền rất tốt. Đất có phù sa nhiều, ít cát, trong đó thành phần sét và thịt chiếm tỉ lệ lớn. Ngoài ra thể nền tại nơi khảo sát có độ lún cao, từ 50- 70 cm, thời gian ngập triều lớn, lượng phù sa, trầm tích biển theo thủy triều mang đến, đặc biệt là quá trình sunfat hoá các chất hữu cơ và hô hấp kỵ khí của đất thuận lợi phát triển các cây mọc tự nhiên khác. Vì vậy mật độ Bần ở đây cũng cao và khá đồng đều.

Ngoài ra rừng Bần chua ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) cũng cho thấy được sự phát triển đồng đều cả về đường kính thân lẫn chiều cao. Tuy chiều cao cây Bần tại đây không được phát triển như các địa điểm nghiên cứu ở Nam Định và Ninh Bình, nhưng cây sinh trưởng đồng đều cả ở 2 tuyến điều tra, thể hiện ở mật độ cây với 1500 đến 1700 (cây/ha).

Tại Nam Định, kết quả điều tra cho thấy có sự chênh lệch giữa 2 tuyến điều tra của cùng một địa điểm nghiên cứu, đặc biệt là chênh lệch về mật độ. Đặc điểm đường kính thân của Bần tại đây khá lớn, trung bình 20,2 cm và có cây đường kính lên tới 33,46 cm. Tuy nhiên khi thực hiện đo tại tuyến hai thì rừng Bần có sự chênh lệch, rừng có xen lẫn nhiều cây bần nhỏ, đường kính thân chỉ có 7,5 cm. Tại đây có sự phát triển không đều giữa 2 tuyến điều tra cho thấy được sự khác biệt ngay cả trong cũng một địa điểm nghiên cứu. Lý do chủ yếu là các yếu tố tự nhiên khác ảnh hưởng như đất, độ ngập chiều và cả độ mặn. Tại tuyến một cây phát triển tốt hơn, do đất ở đây có thời gian ngập triều lớn hơn, đất có lượng phù sa khá nhiều, thịt và sét cũng chiếm tỉ lệ lớn, thể nền có độ lún tuy không cao bằng Kim Hải nhưng cũng dao động từ 30- 40 cm. Chủ yếu là cây to phát triển về cả đường kính và chiều cao vì mật độ cây ít (1400 cây/ha). Còn tại tuyến 2, các điều kiện tự nhiên cũng tương đương như tuyến 1 nhưng do độ mặn cao hơn và mật độ cây dày hơn (1700 cây/ha) nên đường kính cũng như chiều cao của Bần không phát triển bằng tuyến 1.

Nhận thấy có sự khác biệt về đường kính thân, chiều cao và mât độ giữa các địa điểm nghiên cứu. Tuy nhiên để đánh giá cụ thể hơn và chính xác hơn trong đề tài này sử dụng phương pháp phân tích sự khác biệt trung bình (Oneway ANOVA) tương tự quy trình phần tích ANOVA trong phần b (thuộc phần 3.1.1).

44

Kết quả phân tích ANOVA cho thấy, khác với các kết quả so sánh các yếu tố khí hậu, đối với các đặc điểm cấu trúc của Bần chua (Đường kính, chiều cao và mật độ) cho thấy phương sai giữa các nhóm giá trị là không đồng nhất đối mật độ cây (Sig. = 0,02), là đồng nhất đối với dường kính thân (Sig. = 0,065) và chiều cao của cây (Sig. = 0,153). Vì phương sai giữa các nhóm giá trị biến định tính của mật độ cây là không đồng nhất, vì vậy sử dụng bảng Robust test với giá trị Sig. thu được nhỏ hơn 0,05 (Sig. = 0,00) điều này cho thấy có sự khác biệt về mật độ giữa các địa điểm nghiên cứu (phù hợp với nhận định đã trình bày trên phần a). Đối với đường kính thân và chiều cao có phương sai đồng nhất nên sử dụng bảng ANOVA để đánh giá. Qua đối chiếu giá trị Sig. cho thấy chỉ có chiều cao có giá trị Sig. < 0,05 (Sig. = 0,019), còn về đường kính thân không có sự khác biệt giữa các địa điểm nghiên cứu (Sig. = 0,540)

Tóm lại: Có sự khác biệt về chiều cao và mật độ cây giữa các vị trí nghiên cứu là đáng kể (Sig < 0,05). Chỉ có sự khác biệt về đường kính thân cây giữa các địa điểm nghiên cứu là không đáng kể (Sig>0,05). Tuy nhiên để đánh giá sâu hơn về có sự khác biệt giữa các cặp địa điểm nghiên cứu với nhau cần phải phải tiến hành phân tích sâu ANOVA.

Chỉ tiến hành phân tích sâu khi đã thực hiện phân tích ANOVA kiểm tra giá trị Sig. và có sự khác biệt đối với giá trị nghiên cứu. Các nhóm cần phân tích sâu là: chiều cao cây và mật độ. Trong phần này sử dụng thêm giá trị của Post Hoc Test.

Các cặp so sánh được thể hiện dưới bảng 3.4

Bảng 3.4: Sự khác biệt về chiều cao và mật độ giữa các địa điểm nghiên cứu

45 Mean Difference (I-J) Std. Error Chiều cao (H: m)

Nam Thịnh_TB- Đông Hưng_HP -2,13333* 0,96 0,04

Giao Thiện_NĐ- Đông Hưng_HP -3,35000* 1,01 0,00

Kim Hải_NB- Đông Hưng_HP -2,58333* 0,96 0,01

Giao Thiện_NĐ- Nam Thịnh_TB -1,22 1,01 0,24 Kim Hải_NB- Nam Thịnh_TB -0,45 0,96 0,64 Kim Hải_NB- Giao Thiện_NĐ 0,77 1,01 0,46

Mật độ (cây/ha)

Nam Thịnh_TB- Đông Hưng_HP 900,00000* 99,44 0,00

Giao Thiện_NĐ- Đông Hưng_HP 163,33 214,50 0,98 Kim Hải_NB- Đông Hưng_HP -16,67 83,33 1,00 Giao Thiện_NĐ- Nam Thịnh_TB -736,67 220,63 0,11 Kim Hải_NB- Nam Thịnh_TB -916,66667* 98,04 0,00

Kim Hải_NB- Giao Thiện_NĐ -180,00 213,85 0,97 Các cặp so sánh chỉ ra rằng có sự khác biệt về chiều cao giữa các khu vực (Nam Thịnh, Giao Thiện, Kim Hải) đối với Đông Hưng cũng có ý nghĩa thể hiện ở các giá trị Sig. lần lượt là 0,004; 0,00; 0,001. Về mật độ cây có sự chênh lệch giữa các khu vực với nhau, thể hiện ở cặp khu vực Nam Thịnh (Thái Bình) và Đông Hưng (Hải Phòng), giữa Kim Hải (Ninh Bình) và Nam Thịnh (Thái Bình) với giá trị Sig. <0,05. Sự khác biệt trong cấu trúc RNM có thể là do sự khác biệt về khí hậu, địa hình giữa các địa điểm nghiên cứu. Ngoài ra còn ảnh hưởng bởi các môi trường khác như thành phần cơ giới của đất, độ ngập triều và độ mặn. Trong đề tài này chỉ tập chung làm rõ mối quan hệ giữa nhiệt độ, lượng mưa với đặc điểm sinh trưởng của rừng Bần chua tại các địa điểm nghiên cứu.

Tóm lại: Quá trình phân tích ANOVA một chiều cho phép phân tích sự khác biệt trong từng yếu tố khí hậu cũng như đặc điểm sinh trưởng của Bần chua. Các bước thực hiện nhằm kiểm định lại một cách chính xác các nhận định về nhận xét cũng như so sánh đã trình bày trong phần a của phần 3.1.1 và 3.1.2.

46

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA NHIỆT ĐỘ, (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)