Quá trình phát triển của Công ty đến nay có thể chia làm các giai đoạn sau: Giai đoạn từ năm 1986 trở về trước:
Trong giai đoạn này nền kinh tế còn mang tính chất kế hoạch hóa tập trung, các doanh nghiệp Nhà nước được bao cấp trong kế hoạch và nguồn lực nên hiệu quả kinh tế chưa được xem trọng. Năm 1986, tổng doanh thu là 8.000.000đ, nguồn vốn là 160.000.000đ và lợi nhuận không đáng kể.
Giai đoạn từ năm 1987 đến năm 1995:
Đây là giai đoạn Công ty làm quen với nền quy luật của nền kinh tế thị trường. Khách hàng chủ yếu của Công ty vẫn là các đơn vị trường học được chỉ định mua bằng nguồn vốn kinh phí của Nhà nước (KP30). Trong giai đoạn này nhà cung cấp và khách hàng Công ty chỉ có vài đơn vị. Hoạt động bán lẻ chưa phát triển và không có hiệu quả. Cuối năm 1994 bằng quyết định táo bạo có tính bản lề tạo sự chuyển hướng là việc thành lập Xưởng in, thực hiện in sách cho các đối tác và bắt đầu mở các địa điểm bán lẻ, tạo nên thị trường mới và khách hàng mới. Ban lãnh đạo Công ty đã xây dựng được cơ sở vững chắc để tạo sức bật cho giai đoạn tiếp theo. Kết quả năm 1995 có sự gia tăng cách biệt so với những năm trước đó. Doanh thu đạt 28.641.000đ, lợi nhuận đạt 1.099.000đ, sản lượng trang in đạt 972.000.000đ.
Giai đoạn từ năm 1995 đến 2003:
Với kết quả thu được từ hoạt động sản xuất và đẩy mạnh bán lẻ Công ty đã có nguồn về bảo đảm thực hiện tích lũy và cải thiện thu nhập của người lao động. Trong
giai đoạn này cơ sở vật chất Công ty không ngừng được đầu tư và phát triển quy mô. Số lượng lao động tăng mạnh từ vài chục người lên trên hàng trăm người. Doanh thu hàng năm trên 50 tỷ đồng. Nguồn vốn từ 2,786 tỷ đồng tăng lên 14,156 tỷ đồng do bổ sung từ quỹ đầu tư phát triển sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Là doanh nghiệp Nhà Nước hạng I liên tục trong nhiều năm.
Giai đoạn từ năm 2004 đến nay:
Thực hiện Cổ phần hóa, Công ty chuyển sang mô hình Công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Đây là bước ngoặt mới để Công ty thực hiện thay đổi phương thức quản trị, tận dụng khai thác nguồn lực về tài chính và lao động, khả năng cạnh tranh và tăng thị phần tiêu thụ. Mở rộng loại hình kinh doanh và đa dạng hóa các mặt hàng sản phẩm.
Bảng 2.1. Số liệu một số chỉ tiêu căn bản của Công ty qua các mốc thời gian ĐVT: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu 1995 2003 2008 2012 2016
1 Doanh thu thuần 28.641 49.573 72.435 78.462 71.306
2 Lợi nhuận trước thuế 1.099 2.170 3.359 5.666 7.684
3 Tài sản cố định 4.139 19.426 46.419 56.697 53.872
4 Vốn chủ sở hữu 2.786 14.156 26.957 42.049 45.078
5 Lao động 200 238 243 212 118
- Về doanh thu, những năm từ 1995 đến năm 2008 doanh thu của công ty luôn theo chiều hướng tăng mạnh. Cụ thể năm 2008 tăng 46.18% so với năm 2003 và 78.08% so với năm 1995, lợi nhuận trước thuế cũng tăng đáng kể 54.8% so với năm 2003 và 97.45% so với năm 1995. TSCĐ tăng mạnh 138.95% so với năm 2003 và tăng gần gấp 10 lần so với TSCĐ của công ty tại năm 1995. Bên cạnh đó vốn chủ sở hữu năm 2008 tăng gần 2 lần so với năm 2003 và tăng gấp 13 lần so với năm 1995.
- Xét về năm 2016 vừa qua, doanh thu năm 2016 giảm 9.1%, TSCĐ giảm 5.9% so với năm 2012.Nhưng lợi nhuận trước thuế vẫn tăng 35.61% so với năm 2012. Việc giảm doanh thu và TSCĐ nguyên nhân là do việc tách rời chi nhánh công ty tại TP Hồ Chí Minh thành một doanh nghiệp độc lập, tự quản hoàn toàn về hoạt động kinh doanh của mình dẫn đến giảm doanh thu và TSCĐ tại công ty.
2.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC 2.3.1. Cơ cấu tổ chức PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH – DỊCH VỤ PHÒNG KINH DOANH SÁCH PHÒNG KẾ TOÁN HOẠCH TÀI VỤ CÁC NHÀ SÁCH PHÓ GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY IN PHÒNG KINH DOANH TBTH, VPP HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT PHÓ GIÁM ĐỐC
(Nguồn: Phòng kinh doanh sách)
2.3.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên. Đây là cơ quan có đầy đủ quyền hạn thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông đuợc qui định tại Điều lệ Công ty. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Đại hội đồng cổ đông về kết quả hoạt động kinh doanh cũng như những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty và vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho Công ty.
Bảng 2.2. Danh sách hội đồng quản trị
Chủ tịch Hội đồng quản trị Ông Nguyễn Văn Cần
Thành viên Hội đồng quản trị Ông Lê Mạnh
Bà Trần Thái Thuận Ông Hoàng Ngọc Lộc Ông Hồ Hơn
(Nguồn: Phòng kinh doanh sách) Ban kiểm soát
Ban kiểm soát gồm 3 thành viên, trong đó có 1 thành viên độc lập không điều hành. Thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Bảng 2.3. Danh sách ban kiểm soát
Trưởng Ban kiểm soát Ông Khương Tịnh
Thành viên Ban kiểm soát Ông Huỳnh Nguyên Văn
Thành viên Ban kiểm soát Bà Kiều Thị Khánh Phương
(Nguồn: Phòng kinh doanh sách)
Giám đốc
Giám đốc là người có trách nhiệm điều hành quản lý, giám sát các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT. Giám đốc có quyền uỷ quyền cho các bộ phận tham mưu phụ trách các hoạt động trực tuyến chức năng và báo cáo trực tiếp cho giám đốc. Đồng thời Giám đốc còn có nhiệm vụ quản lý trực tiếp
hoạt động của Phòng kế hoạch tài vụ và các nhà sách. Hiện nay ở Công ty ông Nguyễn Văn Cần đang nắm quyền giám đốc.
Phó Giám đốc
Phó giám đốc gồm có 03 người phụ trách các công việc là quản lý hoạt động kinh
doanh của Nhà máy in; Phòng kinh doanh thiết bị trường học và văn phòng phẩm Và
chi nhánh công ty tại thành phố Hồ Chí Minh; phòng tổ chức hành chính –dịch vụ, và phòng kinh doanh sách.
Bảng 2.4. Danh sách các phó giám đốc
Phó giám đốc Bà Trương Thị Hảo
Ông Hoàng Ngọc Lộc Nhà Máy in
Nhà máy in có nhiệm vụ in ấn sách giáo khoa, biểu mẫu, hồ sơ sổ sách phục vụ ngành giáo dục và in bao bì giấy nhựa. In gia công, tham gia khai thác các loại ấn phẩm khác
Phòng kinh doanh TBTH, VPP
Phòng kinh doanh TBTH, VPP chịu trách nhiệm lập kế hoạch kinh doanh và phân bổ các sản phẩm TBTH đến các trường học theo đơn đặt hàng. Chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mặt hàng VPP trước Công ty.
Phòng kế hoạch tài vụ
Phòng kế hoạch tài vụ có nhiệm vụ quản lý chứng từ, sổ sách kinh doanh, kế hoạch giá thành, lập kế hoạch ngân quỹ, theo giỏi thu chi và công nợ quản lý các hoạt động tài chính, hạch toán và phân bổ các nguồn lực tài chính cho các hoạt động tài chính.
Phòng tổ chức hành chính, kinh doanh - dịch vụ
Phòng tổ chức hành chính, kinh doanh – dịch vụ xây dựng cơ cấu tổ chức, quy định chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty, tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực nhân sự, xây dựng định mức lao động tiền lương, tổ chức đào tạo, tuyển dụng, huấn luyện điều chuyển nhân viên nhằm đảm bảo yêu cầu và hiệu quả công việc. Quản lý chứng từ, sổ sách kinh doanh, hoạch toán giá thành, lập kế kế hoạch ngân quỹ, theo giỏi thu chi và công nợ, quản lý các hoạt động tài chính, hạch toán và phân bổ các nguồn tài chính cho các hoạt dộng tài chính kinh doanh.
Phòng kinh doanh sách
Phòng kinh doanh sách lên kế hoạch, thực hiện các hoạt động kinh doanh về mặt hàng sách. Thu mua, phân phối hàng đến các nhà sách, đại lý của Công ty
Các nhà sách
Các nhà sách là nơi tiêu thụ các sản phẩm của Công ty đưa sản phẩm đến gần người tiêu dùng. Có trách nhiệm quản lý, thực hiện chức năng bán hàng đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu mà Công ty giao. Ngoài ra nhà sách còn có chức năng tiếp cận, ghi lại các phản ánh của khách hàng về Công ty để báo cáo lại góp phần vào sự phát triển của Công ty.
2.4. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY2.4.1. Lĩnh vực kinh doanh 2.4.1. Lĩnh vực kinh doanh
Công ty Sách và Thiết bị trường học Đà Nẵng kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa giáo dục, phục vụ cho việc dạy và học của tất cả các cấp nên khách hàng là học sinh, sinh viên và phụ huynh, ngoài ra là các đơn vị trường học, đơn vị hành chính, các cửa hàng, bán sỉ kinh doanh cùng lĩnh vực. Công ty thực hiện các hoạt động kinh doanh về: thương mại, Dịch vụ, In ấn.
- Thương mại:
+ Công ty thực hiện các hoạt động kinh doanh sách giáo khoa, sách giáo viên, sách mở rộng và nâng cao kiến thức, giấy, vở, thiết bị dạy và học, văn phòng phẩm, văn hóa phẩm, đồ dùng thiết bị văn phòng.
+ Xuất nhập khẩu sản phẩm văn hóa giáo dục, văn phòng phẩm, thiết bị vi tính điện tử, giấy in các loại.
- Dịch vụ:
+ Cung cấp các loại hình dịch vụ như cho thuê văn phòng, mặt bằng kinh doanh, kho tàng, khách sạn nhà hàng, các loại hình vui chơi giải trí, thiết kế kỹ thuật tạo mẫu.
+ Nhận ủy thác mua bán, xuất nhập khẩu hàng hóa.
+ Tư vấn cho ngành giáo dục về công tác sách và thiết bị trường học, tham gia hỗ trợ chuyên môn và phát triển công tác sách, thiết bị, thư viện nhà trường.
+ Nhận ủy thác mua bán, xuất nhập khẩu hàng hóa. - In ấn:
+ Sản xuất và cung ứng trang thiết bị cho phòng thí nghiệm, dụng cụ nghe nhìn, đồ chơi trẻ em, đồ chơi mẫu giáo, đồ dùng dạy học, thiết bị văn phòng, máy vi tính, phần mềm vi tính dạy học, sản phẩm điện tử
+ In ấn sách giáo khoa, biểu mẫu, hồ sơ sổ sách phục vụ ngành giáo dục và in bao bì giấy nhựa, in gia công, tham gia khai thác các loại ấn phẩm khác.
2.4.2. Đặc điểm về sản phẩm
- Sách giáo khoa:
+ Phụ thuộc vào những chuẩn tắc mà Bộ GD & ĐT đề ra.
+ Có tính tiêu chuẩn hóa cao từ hình thức cho đến tới nội dung, giá cả. + Nhu cầu sử dụng sách hầu như ổn định qua các năm.
+ Thời gian sử dụng sản phẩm ngắn, độ bền không cao, dễ hư hỏng, khó bảo quản do thời tiết vì nguyên vật liệu làm ra sản phẩm chủ yếu là giấy.
+ Sản phẩm đa dạng, do đó việc in ấn luôn phải thay đổi nội dung của sản phẩm gây ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành sản phẩm.
+ Sản phẩm có tính thời vụ bởi việc mua sản phẩm chỉ tập trung vào những mùa
nhất định.
- Sách tham khảo:
+ Do nhu cầu ngày càng cao và sự tự học của khách hàng ngày càng lớn do vậy mà mặt hàng này rất đa dạng được viết bởi rất nhiều tác giả khác nhau và cũng được xuất bản bởi rất nhiều các nhà xuất bản khác nhau.
+ Đây là mặt hàng rất đa dạng, phong phú về nội dung, tên, cách thức trình bày và giá cả.
- Thiết bị trường học:
+ Đây là sản phẩm có đặc trưng về mặt tiêu thụ đòi hỏi có sự lắp đặt và thiết kế đúng tiêu chuẩn của Bộ GD & ĐT.
+ Thời gian sử dụng các loại thiết bị này lâu dài qua nhiều năm học. - Văn phòng phẩm:
Văn phòng phẩm rất đa dạng và phong phú về mặt hàng cũng như giá cả, phục vụ
cho việc học tập và dùng trong văn phòng. Đây là hàng tiện dụng vì đây là hàng thường xuyên, tức thời và ít bỏ công sức tìm kiếm.
2.4.3. Đặc điểm về khách hàng
Đối với mỗi doanh nghiệp khách hàng chính là mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng đến nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ, để bán sản phẩm của mình với số lượng lớn mang doanh thu và lợi nhuận về cho Công ty. Và với công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học thì phân đoạn thị trường bao gồm các loại khách hàng sau:
- Khách hàng tổ chức:
Khách hàng tổ chức là những tổ chức, doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ nhằm
phục vụ cho nhu cầu của mình hoặc cho những cá nhân có nhu cầu sử dụng. - Khách hàng trong lĩnh vực sản xuất:
Đây là những khách hàng của xưởng in gia công như nhà xuất bản giáo dục và chi nhánh các nhà xuất bản tại Đà Nẵng. Bên cạnh đó còn có các khách hàng như Sở giáo dục và các tổ chức đơn vị trường học, các cá nhân có nhu cầu khác.
- Các khách hàng trung gian:
Đây là những khách hàng mua sản phẩm của Công ty với mục đích thương mại, bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng. Đối với nhóm khách hàng này thì điều họ quan tâm nhất đó là chính sách tín dụng của Công ty, sự phong phú của sản phẩm và khả năng cung cấp của Công ty.
- Khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng:
Đây là những cá nhân, tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ của Công ty nhằm phục nhu cầu cá nhân như các giáo viên, học sinh – sinh viên, phụ huynh,..
2.4.4. Các nhà cung ứng
- Các nhà cung cấp vật tư ngành in: các nhà cung cấp tương đối ít chủ yếu là công ty giấy Bãi Bằng, xí nghiệp in Tân Bình, nhà in Đồng Nai,...
- Các nhà cung cấp sách:
+ Nhà cung cấp sách giáo khoa cho Công ty hiện nay là các nhà xuất bản giáo dục, nhà xuất bản sẽ độc quyền cung cấp cho công ty sách, thiết bị trường học các tỉnh thành. Mức độ phụ thuộc của công ty vào nhà cung cấp này rất lớn.
+ Nhà cung cấp sách tham khảo cho Công ty: Nhà sách Minh Trí, Hồng Ân ,Trí Việt, công ty phát hành sách thành phố Hồ Chí Minh (FaHaSa), công ty phát hành khu vực 2.. Các nhà cung cấp này có số lượng nhiều sản phẩm đa dạng, đủ sức đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. Họ có chính sách giá linh hoạt và quan hệ tốt với Công ty.
2.4.5. Các đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là những người đang và sẽ giành lấy khách hàng của Công ty. Có thể chia đối thủ cạnh tranh của Công ty ra làm 3 loại như sau:
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại: do ngành nghề kinh doanh của Công ty đa dạng, hoạt động trong môi trường rộng lớn nên Công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong từng lĩnh vực kinh doanh riêng.
+ Trong lĩnh vực sách tham khảo, sách giáo khoa,...có thể kể đến các đối thủ như: nhà sách Phương Nam, nhà sách Fahasa, trung tâm phát hành sách Đà Nẵng, trung tâm sách Kim Đồng miền Trung, nhà xuất bản Đà Nẵng, ...
+ Trong lĩnh vực kinh doanh văn phòng phẩm có thể kể đến các đối thủ như: công ty văn phòng phẩm Hồng Hà, chi nhánh công ty cổ phần văn phòng phẩm Viễn Đông, chi nhánh công ty thương mại Ngọc Hà, đại lý văn phòng phẩm Đà Nẵng của công ty BabyLon,...
+ Trong lĩnh vực in ấn: công ty cổ phần in sách giáo khoa Hòa Phát, công ty cổ phần in và dịch vụ Đà Nẵng, ...
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Ngoài các đối thủ cạnh tranh hiện có thì Công ty cũng nên có các công cụ hổ trợ dự đoán các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trên thị trường để kịp thời có những chính sách