Bảng cân đối kế toán của công ty CP Sách và Thiết bị trường học Đà Nẵng

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu sự hài LÒNG của KHÁCH HÀNG KHI MUA HÀNG tại NHÀ SÁCH đà NẴNG (Trang 41 - 48)

Hình 2.7 . Bảng cân đối kế toán của công ty CP Sách và Thiết bị trường học Đà Nẵng

Biểu đồ 2.2

 Nhận xét:

- Dựa vào đồ thị biểu diễn tổng tài sản/ tổng nợ của công ty (năm 2013 - 2016) ta có thể thấy tình hình hoạt động của công ty trong những năm qua khá tốt.Mặc dù tổng tài sản năm 2014 giảm hơn so với năm 2013 ( giảm gần 4 tỷ đồng) nhưng từ năm 2014 tổng tài sản lại tăng dần theo từng năm . Và tổng nợ và tỷ số nợ/ tài sản đều giảm theo từng năm.

- Về tài sản:

Tổng tài sản năm 2014 là 23,919 tỷ đồng. Năm 2015 tăng 3,086 tỷ ứng với tỷ lệ tăng 12.9% so với năm 2014. Trong đó các khoản thu ngắn hạn tăng 387 triệu đồng, hàng tồn kho tăng 470 triệu và tài sản ngắn hạn khác giảm 2,302 tỷ đồng. Mặc dù năm TSNH năm 2015 tăng 12,9% so với năm trước nhưng đến năm 2016 TSNH lại giảm 7.98% ứng với 2,153 tỷ đồng so với năm 2015. Việc giảm TSNH là do các khoản thu ngắn hạn khác và các khoản tiền và tài sản tương đương tiền giảm lần lượt là 193 triệu đồng và 4,647 tỷ đồng. Ngược với TSNH, TSDH năm 2016 so với năm 2015 tăng 10.59% ứng với 2,865 tỷ đồng ; tổng TS năm 2016 tăng 1.34% tương ứng với 711 triệu đồng so với năm 2015.

Về nguồn vốn:

Năm 2015 tổng nguồn vốn của công ty là 53,160 tỷ đồng tăng 1.5% tưng ứng với 784 triệu đồng so với năm 2014. Và ít hơn là 1.34% tương ứng 711 triệu đồng so với tổng nguồn vốn năm 2016.

Tổng nguồn vốn năm 2015 và 2016 đều tăng thì tất cả các chỉ tiêu vốn chủ sở hữu đều tăng theo từng năm dẫn đến tăng tổng nguồn vốn.

Tổng tài sản Tổng nợ Nợ/ tài sản (%) ĐVT: Tỷ đồng

2.5.5. Chỉ số tài chính của công ty CP Sách và Thiết bị trường học Đà Nẵng

Bảng 2.8. Bảng chỉ số tài chính của công ty CP Sách và Thiết bị trường học Đà Nẵng

Chỉ tiêu tài chính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chỉ số TB ngành Năm 2015 so với 2014 Năm 2016 so với 2015 Chên h lệch Tỷ lệ Chên h lệch Tỷ lệ EPS (nghìn đồng) 1.43 1.53 1.93 1.27 0.1 6.99% 0.4 26.14% BV (nghìn đồng) 14.26 14.48 15.03 0.22 1.54% 0.55 3.80% P/E 9.79 19.08 17.82 17.7 9.29 94.89% -1.26 -6.60% ROA (%) 8.21 9.12 11.42 5% 0.91 11.08% 2.3 25.22% ROE (%) 10.05 11.16 13.65 8% 1.11 11.04% 2.49 22.31% ROS (%) 6.42 7.17 8.63 0.75 11.68% 1.46 20.36%

( Nguồn: Trang http://cafef.vn/_ Kênh thông tin - dữ liệu tài chính- chứng khoán VN) Tỷ suất sinh lợi trên tài sản ( R O A ) của công ty tại năm 2016 là 11.42% tăng 2.3 tức 22.31% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn nhiều so với ngành (5%) .Tỷ số này cho thấy công ty quản lý và sử dụng tài sản nhằm tạo ra thu nhập rất hiệu quả.

Tỷ số lợi nhuận trên tổng vốn cổ phần (ROE) năm 2016 của Công ty là 13.65% tức là cứ 100 đồng vốn cổ phần tạo ra 13.65 đồng lợi nhuận, tăng hơn so với (năm 2015) 2.49 tức tăng hơn 22.31% và tăng hơn so với năm 2014 là 3.6, cao hơn so với trung bình ngành nhiều. Qua đó cho thấy công ty sử dụng vốn cổ phần đạt hiệu quả.

2.6 Kết quả đạt được và những hạn chế của Công ty Cổ phần Sách và Thiết Bị trường học Đà Nẵng

Trong giai đoạn 2012-2016 tình hình kinh tế trong nước có rất nhiều biến động. Trong giai đoạn đầu do lạm phát tăng nên Chính phủ đẩy mạnh các biện pháp kiềm chế lạm phát, cắt giảm đầu tư công.

Lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại ở mức cao.

Ngân sách đầu tư cho giáo dục bị cắt giảm và định mức chi phí của các trường được xét duyệt từng quý, từng tháng.

Các chính sách đối với người lao động được thay đổi theo hướng có lợi hơn cho người lao động, nhưng đồng thời cũng làm tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp như:

tăng lương tối thiểu vùng, tăng mức đóng góp chế độ bảo hiểm bắt buộc... NXB Giáo dục Việt Nam giảm chiết khấu sách giáo khoa và thực hiện đồng mức với tất cả các công ty trên toàn quốc.

Mức tiêu dùng nói chung và trong sản phẩm giáo dục giảm.

Các nhà sách công ty đầu tư bằng phương cách thuê mặt bằng và các nhà sách quy mô nhỏ hoạt động không hiệu quả, thu không đủ chi. Nên công ty đã thực hiện tái cơ cấu, chấm dứt hoạt động.

Công ty đẩy mạnh việc cho thuê văn phòng, cho thuê địa điểm kinh doanh. Sắp xếp nhà in do kết quả sản xuất kinh doanh lỗ. Không thực hiện đấu thầu in sách giáo khoa do chi phí đầu vào cao, công nghệ không phù hợp và năng suất thấp. GTGT đầu vào của giấy in và đầu ra của sản phẩm in chênh lệch làm giảm hiệu quả.

Với những nhân tố chính như trên công ty đã đạt được cơ bản những chỉ tiêu và nội dung quan trọng mà Đại hội cổ đông thường niên đề ra, đó là:

+ Giữ vững được thương hiệu và vị thế, uy tín ngày càng cao.

+ Được các trường, các đơn vị trong ngành giáo dục tín nhiệm lựa chọn là đơn

vị cung cấp các sản phẩm giáo dục.

+ Bảo toàn vốn đóng góp của cổ đông.

+ Tích lũy được quỹ đầu tư hơn 6 tỷ đồng. Đạt tỷ lệ 21% vốn điều lệ. - Cổ tức

hàng năm tăng đều.

+ Bảo đảm được cuộc sống cho người lao động. Tuy nhiên, vẫn có những nội

dung chưa thực hiện được, đó là:

+ Phát triển hệ thống nhà sách ở tất cả các quận huyện trên địa bàn thành phố

Đà Nẵng.

+ Không duy trì được sản lượng in 1 tỷ trang in hàng năm. Chưa thay đổi

được sản phẩm và công nghệ in.

+ Tuy cổ tức vượt qua mốc 15% như định hướng kế hoạch 5 năm 2012-

2017 nhưng doanh thu giảm, không đạt mốc từ 90 đến 100 tỷ đồng.

+ Thu nhập bình quân của người lao động năm 2016 đạt 97,33% sô với

kế hoạch.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu Tổng quan về Công ty CP Sách TBTH Đà Nẵng về tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng về sự hài lòng của KH khi mua hàng tại Nhà sách của công ty Sách và thiết bị trường học Đà Nẵng. Ở đây tác giả đã trình bày cụ thể về công ty, từ lịch sử hình thành đến cơ cấu tổ chức và đặc điểm hoạt

động kinh doanh của công ty bao gồm các nhân tố ảnh hưởng, nguồn nhân lực, kết quả hoạt động kinh doanh. Đồng thời tiến thành phân tích thực trạng tình hình tài chính qua việc phân tích khái quát và chi tiết tình hình tài chính ( các hoạt động về vốn và các tỷ số tài chính).

Qua đó thấy được những hạn chế và kết quả đạt được của công ty để đưa ra mô hình nguyên cứu sự hài lòng của KH khi mua hàng tại Nhà sách của công ty cho phù hợp với giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG KHÁCH HÀNG TẠI NHÀ SÁCH CỦA CÔNG TY CP SÁCH VÀ THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC ĐÀ NẴNG

3.1. MÔ HÌNH LÝ THUYẾT

3.1.1. Mô hình chỉ số hài lòng của khách hàng Mỹ - ACSI

Năm 1994, chỉ số thỏa mãn khách hàng của Mỹ được công bố - American Customer Satisfaction Index (ACSI). Mô hình ACSI được công bố đã đánh dấu bước phát triển của hệ thống CSI khi giới thiệu các biến số nguyên nhân của sự thỏa mãn khách hàng, đó là sự mong đợi, chất lượng cảm nhận và giá trị cảm nhận của khách hàng. Kết quả của việc nghiên cứu sự hài lòng khách hàng chính là việc phát hiện lòng trung thành hoặc những phàn nàn của họ đối với sản phẩm hoạch định những chiến lược thích hợp.

Trong mô hình chỉ số hài lòng của Mỹ (ACSI), giá trị cảm nhận chịu tác động bởi chất lượng cảm nhận và sự mong đợi của khách hàng. Khi đó, sự mong đợi của khách hàng có tác động trực tiếp đến chất lượng cảm nhận. TRên thực tế, khi mong đợi càng cao, có thể tiêu chuẩn về chất lượng cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm càng cao hoặc ngược lại.

Sự mong đợi (Customer expectation)

Chất lượng cảm nhận (Perceived overall quality)

Sự than phiền (Customer complaints) Sự trung thành (Customer loyalty) Sự hài lòng của khách hàng (Customer sastisfaction) Giá trị cảm nhận (Perceived value)

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu sự hài LÒNG của KHÁCH HÀNG KHI MUA HÀNG tại NHÀ SÁCH đà NẴNG (Trang 41 - 48)

w