Quan hệ thương mại song phương Việt Nam và Hàn Quốc được bắt đầu từ năm 1983 và trên đà tăng trưởng mạnh sau năm 1992, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức; và cho đến nay, mối quan hệ ngoại thương giữa hai quốc gia vẫn đang ngày càng phát triển. Trong giai đoạn 2013 - 2015, thương mại hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc chỉ nhập siêu ở mức dưới 20 tỷ USD, thì sau năm 2015 đến nay, mức nhập siêu ngày càng lớn hơn, vào khoảng 30 tỷ USD. Đây cũng là một vấn đề thách thức đối với Việt Nam, bởi sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực vào tháng 12/2015, giá trị nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc về Việt Nam ln ở mức ngày càng cao so với xuất khẩu, gây áp lực đến cán cân thương mại và cán cân thanh toán của Việt Nam. Trong giai đoạn 2017 – 2018, Việt Nam thường xuyên nhập siêu hàng hóa với mức độ ngày càng trầm trọng. Mức chênh lệch cán cân thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc đỉnh điểm vào năm 2017 lên đến 31.91 tỷ USD. Sang năm 2019, mức xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc có tăng nhẹ, mức nhập khẩu giảm nhẹ hơn so với năm 2018, song mức nhập siêu hàng hóa của Việt Nam từ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, khoảng 27 tỷ USD. Một số ngun nhân có thể giải thích cho việc Việt Nam nhập siêu lớn từ Hàn Quốc bởi Việt Nam còn hạn chế trong các khâu bảo quản, hệ thống phân phối Hàn Quốc rất khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam lại chưa đáp ứng được. Việt Nam cũng chưa tận dụng được hết các cơ hội tăng cường xuất khẩu. Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng nhưng giá trị thu về còn thấp. Một phần cũng do cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc chủ yếu là nông thủy sản, hàng sơ chế, dệt may; trong khi hoạt động nhập khẩu từ Hàn Quốc chiếm tỷ trọng lớn do các doanh nghiệp nhập khẩu nhiều máy móc, thiết bị… đều là những sản phẩm có giá trị lớn, vì vậy giá trị xuất khẩu thu về không cao.
Mặc dù vậy, cũng cần ghi nhận rằng, từ năm 2017 - 2020, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Hàn Quốc đã tăng nhanh hơn mức tăng của nhập khẩu, làm chênh lệch cán cân thương mại Việt Nam – Hàn Quốc đã có những dấu hiệu chuyển biến theo hướng tích cực. Hàn Quốc là một trong những đối tác hàng
đầu trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Do vậy, việc giảm nhập siêu sẽ góp phần giúp ổn định cán cân thanh tốn và phát triển mối quan hệ thương mại hàng hóa giữa hai nước.
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 2013 – 5T/2021
Đơn vị tính: tỷ USD Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trong năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Hàn Quốc 5 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ năm 2020 đạt 29.7 tỷ USD (trong đó xuất khẩu đạt 8.74 tỷ USD, nhập khẩu đạt 20.96 tỷ USD), cán cân thương mại thâm hụt hơn 12.2 tỷ USD.
* Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc
Theo Tổng cục Thống kê, từ năm 2013 – 5T/2021, Hàn Quốc luôn là một trong 10 thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam. Về nhập khẩu, Hàn Quốc là một trong 5 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Ngược lại vị trí Việt Nam trên thị trường Hàn Quốc cũng được cải thiện đáng kể. Theo thống kê của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA), năm 2016 Việt Nam đứng thứ 8 trong số các thị trường xuất khẩu của Hàn Quốc.
Về cơ cấu xuất khẩu: Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc những nhóm
hàng chủ yếu gồm điện thoại các loại và linh kiện; hàng dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; hàng thủy sản; gỗ và sản phẩm gỗ;… Từ sau khi VKFTA có hiệu lực, nhóm hàng ln đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất là điện thoại các loại và linh kiện đều có kim ngạch trên 1 tỷ. Theo đó năm 2013 chỉ đạt 217 triệu USD nhưng đến năm 2020 đạt 4.577 tỷ USD (gấp 21 lần).
Trong 5 tháng đầu năm 2021, mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là nhóm mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 1.8 tỷ USD, chiếm 20% tỷ trọng xuất khẩu. Nhìn chung trong 5 tháng đầu năm 2021, hầu hết các nhóm ngành hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc đều đạt kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng [41]. Với tốc độ tăng như vậy, hàng điện thoại và linh kiện đã có bước nhảy vọt
đáng kể so với trước khi có VKFTA, vượt hàng dệt may (vốn là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất Việt Nam sang Hàn Quốc trước khi có VKFTA) và đứng nhất. Điều đáng lo ngại là hầu hết mặt hàng này đều xuất phát từ các nhà đầu tư Hàn Quốc. Trong khi dệt may là mặt hàng Việt Nam kỳ vọng nhiều khi VKFTA được ký kết thì lại chỉ tăng nhẹ.
Bảng 2.1: Các mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam sang Hàn Quốc giai đoạn 2013 và 2020
Đơn vị: triệu USD
Mặt hàng 2013 2020
Điện thoại các loại và linh kiện 217 4.577
Hàng dệt may 1.638 2.855
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 325 2.874 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 227 2.046
Hàng thủy sản 509 770
Gỗ và sản phẩm gỗ 328 818
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Về cơ cấu nhập khẩu: Nếu xét các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu thì nhập
siêu từ Hàn Quốc gắn liền với quá trình đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam. Nhà đầu tư Hàn Quốc dùng chính tiền đầu tư quay lại nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu,,̣ máy móc thiết bi ,̣từ Hàn Quốc để phục vụ sản xuất tại Việt Nam. Có tới 42% trong tổng số 60 nhà xuất khẩu Hàn Quốc được hỏi ý kiến cho biết xuất khẩu của họ sang Việt Nam đã gia tăng sau khi VKFTA được ký kết. Thực tế, những mặt hàng tăng mạnh từ Hàn Quốc chủ yếu là máy móc, nhóm nguyên liệu, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, sản phẩm điện tử và linh kiện phục vụ cho sản xuất và kinh doanh. Năm 2020, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất đến 17.138 tỷ USD, chiếm gần 1/3 tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc.
Bảng 2.2: Các mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất của Việt Nam từ Hàn Quốc giai đoạn 2013 và 2020
Mặt hàng 2013 2020
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 5.099 17.138 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 2.825 6.003 Điện thoại các loại và linh kiện 2.201 7.763
Vải các loại 1.698 1.624
Chất dẻo nguyên liệu 1.174 1.547
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Đối với 5 tháng đầu năm 2021, mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch nhiều nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 7.3 tỷ USD, chiếm 35% tỷ trọng nhập khẩu [43].
Nhìn chung, do cơ cấu sản phẩm giữa hai bên có sự khác biệt và có thể bổ sung cho nhau, ít cạnh tranh trực tiếp nên khi VKFTA được ký kết, thương mại hai chiều của Việt Nam và Hàn Quốc tăng lên đáng kể. Hầu hết các nhóm hàng đạt mức tăng trưởng cao đều tâp,̣ trung chủ yếu vào hàng máy móc, thiết bi ,̣điện tử, điện thoại và cũng do các cơng ty đầu tư trực tiếp nước ngồi Hàn Quốc tham gia vào q trình xuất nhập khẩu. Trong khi đó, nhóm hàng xuất khẩu mà Viêt Nam có thế mạnh như dệt may, giày dép, thủy sản, nơng sản lại có mức tăng trưởng chậm.