mọi lĩnh vực hợp tác mà hai bên có thế mạnh.
Về lao động, Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, có thể cung ứng một lực lượng lao động ổn định cho Hàn Quốc, đáp ứng nhu cầu lao động và tăng cường phát triển kinh tế của Hàn Quốc. Trong khi đó, Hàn Quốc là nước đi đầu về mơ hình phát triển xanh và Việt Nam là nước đối tác chiến lược của Hàn Quốc về tăng trưởng xanh nên hai nước có nhiều tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực quan trọng này. Ngồi ra, với sự hình thành tầng lớp trung lưu ở mỗi nước, hai nước có thể thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực du lịch nhằm tăng cường giao lưu, hiểu biết lẫn nhau, qua đó cũng nâng tầm quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước hơn trong những giai đoạn tiếp theo của mối quan hệ.
3.3.2 Một số kiến nghị cơ bản nhằm tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam –Hàn Quốc đến năm 2030 Hàn Quốc đến năm 2030
Những kiến nghị mang tính tổng thể
Thứ nhất, xây dựng tư duy mới định hướng cho sự phát triển tương lai của quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc theo tinh thần đối tác hợp tác chiến lược đáp ứng lợi ích của hai nước nhằm đối phó với những thách thức, các vấn đề lớn của thế giới và khu vực đang đặt ra trong bối cảnh toàn cầu hố và tiến trình hội nhập quốc tế của hai bên đối tác. Xác lập quan hệ đối tác hợp tác trên cơ sở lợi ích
chiến lược quốc gia, hai bên thể hiện nhu cầu lợi ích phối hợp, ủng hộ lẫn nhau trong phạm vi quốc tế và khu vực. Do đó, chúng ta cần tiếp cận và ứng xử với nó như một vấn đề chiến lược trong tổng thể đường lối và chính sách đối ngoại của nước ta. Từ quan điểm chiến lược này, chúng ta mới xử lý hài hòa các mối quan hệ quan trọng để phát triển quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc: mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; giữa lợi ích kinh tế với lợi ích an ninh, chính trị, ngoại giao; giữa quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc với các quan hệ Việt - Trung, Việt - Mỹ, Việt - Nhật, Việt - ASEAN, Việt - Ấn, Việt Nam - EU, Việt - Nga…
Thứ hai, hoàn chỉnh cơ chế hoạch định chính sách và quản lý hợp tác quốc tế của Chính phủ và các cơ quan hữu quan theo hướng chủ động, tích cực, linh
hoạt. Theo đó, để quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc phát triển ngang tầm vị thế của
hai nước, phù hợp với xu thế toàn cầu hố, trước hết chính phủ cần xác định rõ mục tiêu tổng quát là thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc phát triển theo hướng tự do hoá thương mại, đầu tư và hội nhập quốc tế, chính trị, an ninh cả trước mắt và lâu dài, cả ở tầm khu vực cũng như trong quan hệ song phương.
Thứ ba, nhanh chóng xúc tiến việc xây dựng Chiến lược phát triển quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc cho đến năm 2030. Phát triển quan hệ “Đối tác hợp tác chiến lược" như thế nào là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. Cần sớm nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển một cách đồng bộ, tổng thể, rõ ràng, với một kế hoạch thực hiện cụ thể trên các lĩnh vực chủ yếu cho mỗi giai đoạn 5 năm cho đến năm 2030. Đề ra các chính sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ thương mại và đầu tư, chuyển giao kỹ thuật - công nghệ, cải thiện môi trường kinh doanh thuận lợi… để định hướng quan hệ hợp tác toàn diện với Hàn Quốc, đáp ứng được yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của Việt Nam đến năm 2030.
Những kiến nghị trong các lĩnh vực hợp tác cụ thể
Một là, nâng tầm hợp tác chính trị, an ninh, ngoại giao. Tăng cường hợp
tác với Hàn Quốc theo phương châm đa tầng cấp và nhiều phương diện nhằm tạo hiểu biết, tin cậy lẫn nhau sâu và rộng trong các giới và các cấp khác nhau… Có nghĩa là phải chú ý hợp tác đa phương với song phương thông qua các cam kết ngắn và dài hạn cùng với việc đa dạng hố các loại hình hợp tác của Chính phủ, địa phương và các tổ chức phi chính phủ, giao lưu nhân dân. Lấy lợi ích cao nhất của quốc gia - dân tộc là an ninh và phát triển để xử lý các vấn đề trong quan hệ hai nước, đồng thời cần vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh về nhân nhượng và thoả hiệp theo nguyên tắc ưu tiên lợi ích chiến lược, mềm dẻo về sách lược.
Hai là củng cố và thúc đẩy về hợp tác kinh tế. Tận dụng tối đa thế mạnh,
giảm thiểu những bất lợi từ thế yếu trong cơ cấu hợp tác hai bên. Trong mọi mối quan hệ hợp tác, bất cứ nước nào cũng đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, phát huy lợi thế để giành lợi ích tối đa, ví dụ như Hàn Quốc có thế mạnh về cơng
nghiệp điện tử nên muốn xuất khẩu càng nhiều càng tốt, tương tự như vậy Việt Nam cũng phải lựa chọn đúng lĩnh vực ưu tiên để gia tăng xuất khẩu sang Hàn Quốc, hoặc hợp tác với họ để tăng cường chiếm lĩnh thị trường ngoài nước. Cần xây dựng cơ cấu hợp tác có khả năng tương trợ lẫn nhau phục vụ mục đích đơi bên cùng có lợi, làm cho quan hệ Việt - Hàn phát triển lâu dài và vững chắc.
Trong lĩnh vực FDI, đi liền với việc lành mạnh hố, cải thiện mơi trường đầu tư, cần mạnh dạn mở rộng khoản mục, lĩnh vực đầu tư và phải có chính sách ưu đãi về thuế, giá th đất… để thu hút luồng vốn FDI và lĩnh vực công nghệ cao mà Hàn Quốc có thế mạnh. Nếu khơng có giải pháp mạnh khó có thể thu hút được nguồn FDI vì hiện nay các quốc gia khu vực cũng đã có nhiều cải cách tăng sức hấp dẫn với FDI. Các quan hệ kinh tế phải gắn với quan hệ chính trị, bảo đảm lợi ích cả trước mắt và lâu dài, ở tầm thế giới, khu vực cũng như song phương.
Trong lĩnh vực thương mại song phương, chú ý nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu và xây dựng mơ hình văn hố kinh doanh, thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp. Xuất khẩu sẽ không thể tăng trưởng bền vững nếu không thường xuyên trau dồi kỹ năng xuất khẩu và văn hố kinh doanh. Với một cơ chế thích hợp thơng qua chính sách giá, thuế, tín dụng xuất khẩu, cước phí vận tải, cơ chế thanh tốn, tư cách pháp lý cho số người Việt Nam đang kinh doanh trên thị trường Hàn Quốc, sẽ từng bước phát triển khả năng tiêu thụ hàng hoá Việt Nam trên thị trường này. Nhà nước cần đẩy mạnh chính sách khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu bao gồm: nghiên cứu, dự báo thị trường, phân tích thơng tin tư vấn cho doanh nghiệp; dịch vụ giao nhận và thông quan; dịch vụ phân tích tài chính, dịch vụ pháp lý… Việt Nam cần có các chính sách phù hợp, kể cả mở cửa thị trường cho các công ty cung ứng dịch vụ nước ngồi, để nhanh chóng phát triển các loại hình dịch vụ này. Có các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Tập trung nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc theo các chiến lược sản phẩm cho từng loại hàng hoá xuất khẩu. Thực hiện nghiêm ngặt chế độ giao hàng, đúng mẫu và đúng chất lượng đã thoả thuận.
Phấn đấu hạ giá thành sản xuất, giảm bớt chi phí trung gian, xử lý tham số vận tải trong giá để tạo thêm sức cạnh tranh cho hàng của Việt Nam tại thị trường Hàn Quốc.
Thứ ba là, tăng cường hợp tác giáo dục, du lịch, giao lưu nhân dân và trao
đổi văn hóa nghệ thuật. Về hợp tác giáo dục - đào tạo, trong những năm tới, Bộ
Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cần định hướng thực hiện một số cơng việc chính trong hợp tác giáo dục với Hàn Quốc như: đàm phán và ký kết Hiệp định về vấn đề tương đương văn bằng giáo dục giữa hai nước; triển khai mạnh mẽ hơn nữa việc thực hiện dự án cử công dân Việt Nam đi đào tạo ở Hàn Quốc bằng ngân sách nhà nước; phê duyệt cho phép thực hiện một số chương trình liên kết giữa các cơ sở đào tạo đại học hai nước về việc đào tạo cán bộ, sinh viên Việt Nam với nguồn kinh phí do Việt Nam cấp; tạo điều kiện hơn nữa cho các cơ sở giáo dục của Hàn Quốc có đủ điều kiện cần thiết mở văn phịng đại diện, cơ sở liên kết và cơ sở độc lập để thực hiện các hoạt động giáo dục tại Việt Nam; tăng cường hoạt động trao đổi hợp tác giáo dục với Bộ Giáo dục và Khoa học Hàn Quốc, cũng như các trường đại học của Hàn Quốc. Tăng cường hợp tác đào tạo trình độ đại học và sau đại học giữa hai nước, trong đó chú trọng việc cấp học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại Hàn Quốc về một số lĩnh vực mà Việt Nam cần là khoa học cơ bản, các ngành khai thác khoáng sản thiên nhiên, dầu khí, vật liệu mới, cơng nghệ sinh học, tự động hố… và mở rộng phạm vi số trường đại học nhận đào tạo lưu học sinh Việt Nam. Tăng cường số lượng cán bộ giảng dạy các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu của hai nước được sang Hàn Quốc và Việt Nam để trao đổi, nghiên cứu về các đề tài ứng dụng khoa học - kỹ thuật được hai nước quan tâm. Phịng cơng tác lưu học sinh của Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cần thường xuyên có liên hệ chặt chẽ với các trường đại học của Hàn Quốc hiện có lưu học sinh Việt Nam theo học và đề nghị các trường phối hợp cung cấp thông tin báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm về toàn bộ lưu học sinh Việt Nam đang theo học tại trường để thực hiện tốt hơn công tác quản lý lưu học sinh. Tăng cường công tác quản lý số lưu học sinh du học tự túc tại Hàn Quốc.
Về ngành du lịch, Việt Nam cần cải thiện một số vấn đề như đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường. Chất thải gây ô nhiễm, tai nạn ảnh hưởng đến sự an toàn của khách du lịch tại các địa điểm du lịch, đặc biệt là vào các dịp lễ hội và mùa du lịch cao điểm. Bên cạnh đó, du lịch cũng cần có các chính sách riêng về thu hút khách du lịch nước ngoài, bao gồm khách du lịch đến từ Hàn Quốc; bổ sung những trải nghiệm mới cho du khách không chỉ dừng lại ở cơ sở lưu trú, và ‘phân bố lại’ đầu tư cho du lịch hướng tới những điểm đến đa dạng, phi truyền thống.
Trong hợp tác xuất khẩu lao động. Việt Nam được chọn là một trong số những quốc gia thực hiện chương trình hợp tác lao động với Hàn Quốc, thơng qua Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2013), củng cố và nâng cao cơ chế hợp tác chặt chẽ giữa hai Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc thực hiện đồng thời cả hai chương trình: Tu nghiệp sinh Cơng nghiệp và Hợp tác lao động nước ngoài. Nhà nước cần xây dựng những văn bản pháp lý về tuyển chọn và đào tạo lao động nước ngồi nói chung và cho thị trường Hàn Quốc nói riêng một cách cơng khai, có tổ chức, tạo điều kiện cho việc tuyển chọn và đào tạo lao động có hiệu quả. Ngồi ra khơng chỉ chú trọng vào xuất khẩu lao động giản đơn, mà còn tăng cường lao động có trình độ cao kèm theo ràng buộc để lao động khi trở về nước tiếp tục đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Việc đẩy mạnh giao lưu văn hoá giữa hai bên sẽ tạo nền tảng vững chắc cho quan hệ lâu dài của các thế hệ kế tiếp. Đồng hành với "Làn sóng Hàn Quốc" ở Việt Nam chúng ta cần phải tạo nên "Làn sóng Việt Nam" ở Hàn Quốc, đẩy mạnh trao đổi các sản phẩm văn hoá, nhất là điện ảnh, bằng việc tổ chức các tuần phim, nhất là thể loại phim về đề tài lịch sử, đề tài văn hố. Đẩy mạnh cơng tác xã hội từ thiện, nhân đạo, hỗ trợ, viện trợ bằng cách xây dựng các trường học, bệnh viện... mang tên danh nhân của mỗi nước...
Tiểu kết chương 3
Nhìn chung, để tăng cường hiệu quả quan hệ đối tác hợp tác toàn diện và quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc trong những năm tới, cần phải có các giải pháp mang tính đồng bộ trên các lĩnh vực từ chính trị -
ngoại giao, an ninh – quốc phòng, đối ngoại đến kinh tế và các lĩnh vực khác như giáo dục, du lịch, giao lưu nhân dân và trao đổi văn hóa nghệ thuật. Các giải pháp đó khơng chỉ hướng tới việc tạo ra mơi trường thuận lợi cho việc triển khai các lĩnh vực quan hệ giữa hai bên, mà còn tập trung được những ưu tiên thích hợp nhằm tạo đột phá, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề có thể nảy sinh trong q trình phát triển mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc. Đây là công việc không dễ dàng, trái lại nó vơ cùng khó khăn, phức tạp trong điều kiện môi trường quốc tế và khu vực ln biến động rất khó lường.
KẾT LUẬN
Từ việc phân tích, đánh giá quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trong giai đoạn 2013 - 2021 có thể rút ra những kết luận sau:
Thứ nhất, quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc phát triển nhanh chóng, đa dạng và bền vững. Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao
ngày 22/12/1992, từ đó đến nay, quan hệ giữa hai nước trở thành một mối quan hệ đặc biệt, không ngừng phát triển trên mọi lĩnh vực, cả hợp tác song phương và thông qua các khuôn khổ hợp tác đa phương, hợp tác quốc tế và khu vực, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai nước. Điều khẳng định là mối quan hệ này được xây dựng và phát triển trong bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên vẫn có những tác động như sự bất ổn trên bán đảo Triều Tiên, xung đột biển Đông,… và những tác động tiêu cực của khủng bố quốc tế, của bệnh dịch... phần nào ảnh hưởng đến quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc.
Thứ hai, những tiến triển tích cực trong quan hệ chính trị - ngoại giao đã tạo điều kiện thuận lợi, tạo động lực cho quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trên lĩnh vực kinh tế, an ninh - quốc phòng và các lĩnh vực khác phát triển nhanh chóng.
Lợi ích về mặt kinh tế của cả hai bên liên tục được nâng cao trên cơ sở của sự ổn định và bền vững, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn và liên tục biến động như hiện nay.
Thứ ba, hai nước đã ký nhiều hiệp định hợp tác song phương, trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là một bước tiến vượt bậc và là những căn cứ pháp lý quan
trọng tạo nền tảng thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc phát triển hơn nữa.
Thứ tư, triển vọng tích cực trong quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc. Xu
hướng phát triển quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc được xác định rõ trong tuyên bố chung về xây dựng đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc. Có thể nói, tuyên bố này là sự phát triển mang tính kế thừa và phát huy những thành tựu trong hợp tác song phương Việt Nam - Hàn Quốc trong suốt gần 3 thập kỷ qua. Người ta nhận thấy có sự đồng thuận và quyết tâm chính trị cao của các nhà lãnh đạo hai nước trong việc nâng tầm quan hệ hai nước. Bên cạnh đó sự nhiệt tình của các nhà kinh doanh Hàn Quốc trở thành chất xúc tác không thể thiếu.