Về Kinh tế
Sự biến động của nền kinh tế thế giới có thể sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam, làm mức độ thâm hụt trong cán cân thương mại trầm trọng hơn, ảnh hưởng tới cán cân thanh toán quốc gia. Xu hướng nhập siêu từ Hàn Quốc tồn tại trong nhiều năm khó có thể giải quyết trong một sớm một chiều, địi hỏi các giải pháp đồng bộ về luật pháp, hệ thống hạ tầng 130 cơ sở, chất lượng nhân lực, nhận thức của các cán bộ, doanh nghiệp và người dân về hội nhập quốc tế. So với cam kết và chuẩn mực quốc tế thì thể chế, luật pháp của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nước diễn ra chậm. Những vấn đề đó đã gây khó khăn trong nền kinh tế thị trường, khiến các nhà đầu tư khó dự đốn được các biến động, thay đổi. Hệ thống luật pháp, chính sách của Việt Nam đã được rà sốt, xây dựng mới và từng bước được hồn thiện nhưng nhìn chung vẫn chưa đầy đủ, đồng bộ, nhất quán và ổn định. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây bất lợi cho Việt Nam khi va chạm và giải quyết các vụ tranh chấp ở phạm vi quốc tế. Nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế, về sự tham gia các tổ chức kinh tế thương mại khu vực và tồn cầu, các FTA... cịn nhiều bất cập. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, doanh nghiệp và người dân thờ ơ, thiếu chủ động trong đổi mới tư duy và hội nhập kinh tế quốc tế.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang bị đánh giá yếu trên các mặt, như: quản trị kém, uy tín thương hiệu thấp, người tiêu dùng thường có
tâm lý “sính hàng ngoại”. Ngồi ra, chiến lược kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp mờ nhạt, năng lực cạnh tranh thấp. Điều này sẽ đẩy các doanh nghiệp Việt Nam vào nguy cơ bị phụ thuộc, mất đi vị thế chủ động. Nếu không tận dụng tốt các cơ hội từ các FTA đã ký kết, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ mất cơ hội chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, mà ngay thị trường nội địa cũng khó có thể giữ vững.
So với thị trường các nước ASEAN (gần 700 triệu dân) hay Trung Quốc (hơn 1.4 tỷ dân) thì thị trường Hàn Quốc được coi là tương đối nhỏ (chỉ khoảng 52 triệu dân) trong khi đó yêu cầu về chất lượng sản phẩm, các hàng rào về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu cao hơn nhiều so với thị trường các nước ASEAN hay Trung Quốc, sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Về An ninh – quốc phịng
Các vấn đề về bán đảo Triều Tiên, tình hình tranh chấp trên biển Đơng,… là những vấn đề nan giải và cần sự nỗ lực nhằm giải quyết hịa bình và ổn định.
Thời gian gần đây, khi tình hình Biển Đơng xuất hiện những biến động phức tạp, các thế lực thù địch một lần nữa lại lợi dụng vấn đề này để bóp méo sự thật, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam, từ đó khuấy động lịng dân, hịng gây mất ổn định tình hình an ninh, trật tự trong nước và làm tổn hại đến quan hệ của Việt Nam với các nước liên quan. Trong đó, Trung Quốc với yêu sách chủ quyền gần hết khu vực Biển Đông, dẫn đến tranh chấp với nhiều nước ASEAN cũng có yêu sách chủ quyền như: Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và kể cả Đài Loan [16]. Hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam của Trung Quốc suốt gần 4 tháng của tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 và nhóm tàu hộ tống đã khiến tình hình trở nên xấu hơn. Biển Đơng là nơi chiếm khoảng 90% nguồn năng lượng của Hàn Quốc nhập khẩu ở nước ngoài về. Bởi vậy, Hàn Quốc cũng rất quan ngại và bày tỏ lập trường ủng hộ trật tự hàng hải dựa trên pháp luật, theo dõi sát sao tình hình diễn biến trên Biển Đơng [24].
Về vấn đề căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên, Triều Tiên đe dọa sẽ tiến hành chiến tranh hạt nhân với Hàn Quốc và Mỹ, liên tục tiến hành các vụ thử hạt nhân, gây ra sự căng thẳng cho các bên. Mặc dù hiện nay giữa các bên có những chuyển biến tích cực, về mặt lý thuyết Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn chưa chính thức ký hịa ước, tun bố kết thúc chiến tranh. Về phía Việt Nam, ủng hộ tiến trình hịa bình và phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, mong muốn xây dựng, kiến tạo hịa bình, phối hợp thúc đẩy tiến trình hịa bình trên bán đảo Triều Tiên. Việt Nam đóng “vai trị xây dựng” thúc đẩy hịa bình trên bán đảo Triều Tiên vì Việt Nam đảm nhận chức chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm 2020 và trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc năm 2021.
Bên cạnh đó, dịch Covid-19 cũng là một mối lo, mối bận tâm chung không chỉ của Việt Nam – Hàn Quốc mà còn của cả thế giới. Việt Nam và Hàn Quốc là một trong những quốc gia có cơng tác phịng chống dịch hiệu quả. Tuy nhiên, tính đến tháng 11/2021, số ca nhiễm Covid-19 tại hàn Quốc lại tăng vọt, gần đến mức kỷ lục. Sự gia tăng số ca nhiễm và số ca nguy kịch bắt đầu diễn ra từ khi Hàn Quốc quyết định nởi lỏng quy định để sống chung bới dịch từ đầu tháng 11. Tại Việt Nam, số ca nhiễm mới trong ngày cũng tăng kỷ lục với con số trên 10 nghìn người/ ngày trong nửa sau tháng 11/2021. Vấn đề đặt ra là cả hai quốc gia cần tăng cường hợp tác, đồng hành và hỗ trợ nhau trong việc nhập và xuất vaccine, áp đặt các quy định siết chặt phòng chống dịch covid, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm.
Các vấn đề khác
Giáo dục cũng là một vấn đề gây đau đầu đối với cả Việt Nam lẫn Hàn Quốc bởi tình trạng du học sinh Việt Nam bỏ học làm chui. Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai trong số lượng du học sinh sang Hàn Quốc, nhưng lại là nhóm đứng đầu về việc cư trú bất hợp pháp (12/2018). Tính đến tháng 12/2018, số sinh viên cư trú bất hợp pháp chiếm 66,2% tổng số du học sinh bỏ trốn ra ngoài, lên đến 9.231 người. Một phần là do việc quản lý những người cư trú bất hợp pháp chưa được chặt chẽ và hiệu quả. Một phần khác là do bị gia đình định
hướng đi làm kiếm tiền thay vì đi học, chi phí du học cao, hay do các trung tâm du học 'vẽ' ra viễn cảnh vừa học vừa làm với thu nhập hấp dẫn khiến cho nhiều học sinh rơi vào bẫy. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để khắc phục tình trạng du học sinh Việt bỏ học để đi làm chui, cả Việt Nam lẫn Hàn Quốc
Trong lĩnh vực du lịch, lượng khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam tuy tăng nhanh, song vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số khách quốc tế đến nước ta. Trong lĩnh vực này, Việt Nam chưa có những chính sách khuyến khích đặc biệt đối với khách du lịch từ Hàn Quốc. Nguyên nhân của tồn tại này là do công tác nghiên cứu thị trường của Việt Nam còn yếu, các sản phẩm du lịch chưa phong phú, công tác xúc tiến, quảng cáo du lịch kém hiệu quả, chất lượng dịch vụ thấp, đồng thời chi phí lại cao hơn so với các nước trong khu vực. Ngồi ra, cịn một ngun nhân khách quan khác là khách du lịch Hàn Quốc có mức chi thấp, chỉ khoảng 600 USD/khách, chủ yếu là chi phí đi lại, lưu trú và ăn uống. Họ khá tiết kiệm trong việc mua sắm.
Ở hoạt động giao lưu nhân dân, văn hóa nghệ thuật, trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, tình trạng lao động Việt Nam bỏ hợp đồng trốn ra ngồi làm việc ở Hàn Quốc đã giảm những nhìn chung vẫn cịn khá cao. Năm 2015, tỷ lệ bỏ trốn lên đến 56%, đến năm 2019 cả nước còn 26%. Chính phủ Hàn Quốc phải tăng chi phí quản lý, kế hoạch sản xuất của các cơ sở tiếp nhận lao động bị ảnh hưởng, người quản lý Hàn Quốc có nhận thức không tốt về kỷ luật lao động của người lao động Việt Nam. Việc làm này cịn gây khó khăn cho cơ quan quản lý lao động của Việt Nam ở nước ngồi, làm hạn chế thiện chí của nước tiếp nhận lao động đối với mở rộng quan hệ hợp tác, chính phủ Việt Nam khơng quản lý được nguồn thu nhập ngoại tệ của người lao động. Chất lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam cũng cịn hạn chế, nhất là trình độ ngoại ngữ, tay nghề chưa đáp ứng được nhu cầu của công nghệ sản xuất, kỷ luật kém.