Giao lưu nhân dân, trao đổi văn hóa nghệ thuật Giao lưu nhân dân

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam hàn quốc (2013 2021) (Trang 43 - 48)

Giao lưu nhân dân

Quan hệ giao lưu nhân dân cũng là trụ cột nổi bật, là cầu nối gắn liền quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc. Đóng vai trị quan trọng trong mối quan hệ kết nghĩa giữa các địa phương, quan hệ cư trú, đi lại của nhân dân hai nước, hoạt động xuất khẩu lao động,...

Tính đến năm 6/2014, mối quan hệ kết nghĩa giữa các thành phố, tỉnh của Hàn Quốc với các địa phương của Việt Nam được đẩy mạnh. Trên cơ sở đó, mối quan hệ đối tác liên vùng của hai nước gia tăng một cách rõ rệt. Đã diễn ra trao đổi đoàn giữa nhiều địa phương hai nước để tìm hiểu cơ hội hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp địa phương tiếp xúc trực tiếp và làm ăn kinh doanh. Đến nay, có khoảng gần 40 địa phương của Việt Nam và Hàn Quốc ký kết và triển khai hiệu quả các hoạt động hợp tác, trong đó có nhiều tỉnh thành lớn như Thủ đơ Hà Nội – Thủ đơ Seoul, Thành phố Hồ Chí Minh – Thành phố Busan, Thành phố Đà Nẵng – Thành phố Deagu, Thành phố Hải Phòng – Thành phố Incheon, tỉnh Vĩnh Phúc – tỉnh Jungjeongbuk,…

Mức độ gắn bó, gần gũi giữa nhân dân hai nước thể hiện qua việc qua lại cũng như các chuyến bay giữa hai bên. Hiện có khoảng 4 triệu lượt người qua lại trong một năm và trên 1000 chuyến bay hàng tháng giữa hai nước. Về số công dân Việt Nam đang sinh sống đứng thứ hai tại Hàn Quốc, với khoảng 200 nghìn người, trong đó có khoảng 65 nghìn cơ dâu Việt Nam trong các gia đình đa văn hóa Hàn - Việt; cịn tại Việt Nam có khoảng 170 nghìn người Hàn Quốc (thống kê của Cục xuất nhập cảnh Hàn Quốc năm 2018) [35].

Về vấn đề xuất khẩu lao động, Hàn Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lao động lớn thứ ba của Việt Nam, sau Đài Loan và Nhật Bản.

Biểu đồ 2.8: Bảng thống kê lao động xuất khẩu Việt Nam sang Hàn Quốc từ 2013 – 3T/2020

Đơn vị: người lao động Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Giai đoạn từ 2013 – 2016, lực lượng xuất khẩu lao động Việt Nam sang Hàn Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh qua các năm, trong đó năm 2018 có tốc độ tăng trưởng lên đến 8,482 người lao động/năm. Tuy nhiên đến năm 2017, số lao động giảm xuống cịn 5,178 người/năm. Ngun nhân xuất phát từ tình trạng bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp vượt quá 30%, dẫn đến việc Hàn Quốc không muốn tiếp nhận thêm lao động từ Việt Nam. Trước năm 1990, cụ thể thị trường lao động Hàn Quốc những năm 1990 – 2012 được coi là những năm thành công nhất của thị trường này. Những năm 2005 – 2012, mức gia tăng về số lực lượng lao động luôn ở mức trên 8000 người [13]. Tuy nhiên bắt đầu từ năm 2012 thì hầu như thị trường này chỉ “hé cửa”.

Trao đổi văn hóa nghệ thuật

Trong suốt quãng thời gian hai bên bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao, đã gặt hái được nhiều thành công trên nhiều lĩnh vực, trong đó khơng thể khơng kể đến giao lưu văn hóa nghệ thuật. Giao lưu văn hóa cịn là nhịp cầu kết nối trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Người Việt Nam dường như đã khơng cịn xa lạ với văn hóa ẩm thực, thời trang, điện ảnh, âm nhạc,… của Hàn Quốc; ngược lại, văn hóa Việt Nam cũng bắt đầu được yêu mến nhiều hơn tại xứ Hàn như ẩm thực (phở, bún bò, bánh xèo,…), mỹ thuật hay âm nhạc truyền thống.

Các hoạt động giao lưu văn hóa sơi động giữa Việt Nam – Hàn Quốc diễn ra ngày càng nhiều. Nhất là trong các giai đoạn kỷ niệm 15 năm, 20 năm, hay sắp tới là 30 năm quan hệ hợp tác (2022). Trong khuôn khổ kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam – Hàn Quốc (2017), nhiều lễ hội giao lưu đã được tổ chức. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức chương trình Giao lưu văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc nhằm nâng cao sự hiểu biết về văn hóa hai nước, tăng cường tình đồn kết, quan hệ hợp tác giữa phụ nữ và nhân dân hai nước. Những tiết mục giao lưu nghệ thuật truyền thống, cùng trải nghiệm ẩm thực, trang phục truyền thống của hai nước cũng như trò chơi dân gian truyền thống của Hàn Quốc đã giúp nhân dân hai nước hiểu hơn về văn hóa của nhau [27]. Tại Thành phố Đà Nẵng cũng đã diễn ra lễ hội xuyên suốt từ ngày 1 - 30/10 tại Cơng viên suối khống nóng Núi Thần Tài với hàng loạt các hoạt động giao lưu văn hóa đặc sắc như: khơng gian văn hóa Việt – Hàn, ẩm thực đặc trưng của Việt - Hàn, biểu diễn nghệ thuật, vui hội dân gian… Ngồi ra, cịn nhiều hoạt động trải nghiệm, giải trí khác như: tìm hiểu, khám phá tại các gian hàng văn hóa, du lịch, dịch vụ của Hàn Quốc và Việt Nam. Cịn rất nhiều chương trình giao lưu khác nữa như “Giao lưu nghệ thuật Việt Hàn” với chủ đề “Bốn mùa hoa” chào mừng Festival Hoa Đà Lạt năm 2019, hay Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam – Hàn Quốc 2019 tại Hà Nội chia sẻ về “An toàn cho phụ nữ và trẻ em hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”,… Không chỉ ở Việt Nam, tại Hàn Quốc cũng diễn ra nhiều chương trình giao lưu nhằm kết nối, giao lưu văn hóa Hàn - Việt. Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc đã diễn ra tại Quảng trường

Gwanghwamun ở thủ đô Seoul. Đây là lễ hội văn hóa truyền thống được Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc tổ chức thường niên với mục đích quảng bá văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam đến toàn thể cộng đồng người Việt Nam cũng như nước bạn Hàn Quốc.

Tiểu kết chương 2

Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến nhanh chóng, phức tạp, hai nước cần tiếp tục chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, tăng cường trao đổi, hợp tác trên mọi lĩnh vực, nhất là với tình hình thế giới nói chung và ở Việt Nam và Hàn Quốc nói riêng đang phải chịu những tác động không nhỏ bởi vấn đề dịch bệnh.

Trong hợp tác chính trị - ngoại giao, việc củng cố mối quan hệ giữa hai nước cả song phương lẫn đa phương sẽ là một đóng góp thiết thực trong việc hình thành một mơ hình quan hệ quốc tế mới trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trên ngun tắc tơn trọng chủ quyền và bình đẳng lẫn nhau.

Đối với thương mại, việc Việt Nam đang nhập khẩu khá nhiều nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Đồng thời dịng FDI vào Việt Nam ln kéo theo nhập khẩu trang thiết bị, máy móc, nguyên liệu vào nước ta để phục vụ cho các cơ sở sản xuất của họ. Như vậy, việc thu hút FDI ln kéo theo nguy cơ gia tăng nhập khẩu. Vì thế, vấn đề Việt Nam gia tăng nhập siêu trong trao đổi thương mại với Hàn Quốc là điều dễ hiểu và có thể lí giải. Vì vậy, Việt Nam cần phải tìm kiếm giải pháp giảm bớt mức nhập siêu, cơng việc này địi hỏi sự nỗ lực của cả chính phủ lẫn các doanh nghiệp.

Về hợp tác an ninh – quốc phòng song phương, hai bên tiếp tục duy trì và phát huy những gì đã đạt được thời gian trước, tập trung tăng cường hợp tác về cơng nghiệp quốc phịng, khắc phục hậu quả sau chiến tranh tại Việt Nam, an ninh biển, các hoạt động liên quan đến gìn giữ hịa bình Liên Hợp Quốc, phòng, chống Covid-19 và hoạt động phối hợp trên các diễn đàn trong khuôn khổ đa phương, nhất là các cơ chế hợp tác do ASEAN dẫn dắt.

Giáo dục trong tương lai cũng là một trong những mối quan tâm sâu sắc của cả hai quốc gia. Bộ Giáo dục và các trường ở Hàn Quốc lẫn Việt Nam cần có những chế độ ưu đãi, tạo điều kiện tốt nhất cho các du học sinh, các chuyên

gia Việt Nam học,…nhằm tạo những cơ hội du học, thực tập hay các học bổng trong quá trình học tập, nghiên cứu ở cả hai quốc gia.

Trong hợp tác du lịch, mặc dù với ảnh hưởng không hề nhỏ của dịch bệnh làm giảm sút đi rất nhiều lượng khách du lịch trong năm, tuy nhiên hi vọng với những hoạt động tích cực trong việc quảng bá du lịch, cùng với những công tác tốt trong việc phịng chống dịch bệnh thì du lịch sẽ phát triển trở lại, kéo lượng khách du lịch tăng lên trong những năm tới.

Bên cạnh đó, quan hệ văn hóa Việt Nạm – Hàn Quốc cần được phản ánh qua việc thúc đẩy giao lưu nhân dân và văn hóa nghệ thuật, nhờ đó quan hệ văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc trở nên đa dạng và sâu sắc thêm.

Việc phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh – quốc phịng, giáo dục, du lịch, văn hóa ở các cấp độ khác nhau, đạt tới sự phối hợp chặt chẽ với nhau thông qua các cơ chế, hiệp ước, hợp tác đa phương mà hai bên cùng tham gia là vô cùng cần thiết, giúp củng cố và phát triển sâu rộng thêm tình hữu nghị truyền thống và mối quan hệ hợp tác toàn diện của Việt Nam và Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam hàn quốc (2013 2021) (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w