Triển vọng phát triển

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam hàn quốc (2013 2021) (Trang 55 - 57)

Xét một cách tổng thể, sự phát triển của mối quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc hội đủ nhiều nhân tố thuận lợi, tạo triển vọng tốt đẹp. Về mặt chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hố, hai nước có cơ hội để củng cố và tăng cường quan hệ đối tác tồn diện trên cơ sở mới, bình đẳng và cùng có lợi. Hai bên có nhiều nét tương đồng về địa lý, lịch sử và văn hoá. Cả hai dân tộc đều có truyền thống giữ gìn và kế thừa nền văn hố dân tộc trong lịch sử lâu dài và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hố nhân loại. Những điều kiện trên đã từng thúc đẩy kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc trong quá khứ và nay vẫn tiếp tục là cơ sở vững chắc cho sự phát triển quan hệ của hai nước trong hiện tại và tương lai.

Tiềm năng kinh tế của Hàn Quốc với tư cách là một nước có nền kinh tế phát triển, tiếp tục có lợi thế về vốn và cơng nghệ, cịn Việt Nam tiếp tục có lợi thế về lao động và tài nguyên - nền tảng cho sự gặp nhau giữa nhu cầu và lợi ích của hai nước. Việc thực hiện cam kết về tự do hoá thương mại trong phạm vi WTO, APEC, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) tạo thuận lợi cho mở rộng quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc. Trên cơ sở định hướng chiến

lược phát triển kinh tế của Việt Nam và Hàn Quốc trong tương lai, xu hướng chuyển dịch cơ cấu của hai nước tiếp tục thể hiện tính bổ sung cho nhau rõ rệt. Việt Nam chú trọng đến cơng nghiệp hố, hiện đại hố, nhất là đối với nơng nghiệp, nông thôn, phát triển nông nghiệp tạo nên những giống cây trồng, vật ni mới có năng suất cao. Cịn Hàn Quốc thơng qua đầu tư vào cơng nghệ để có được các sản phẩm mới có tính năng bảo vệ mơi trường, tạo nên các ngành dịch vụ mới để phục vụ nhu cầu ngày càng gia tăng. Vì vậy, nếu hai bên có thể tăng cường kết hợp nguồn cung – cầu này thì quan hệ hai nước sẽ được đẩy mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong tương lai.

Tình hình chính trị Việt Nam ổn định vẫn là lợi thế để thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc. Kết quả của những hợp tác hiệu quả từng có sẽ tạo điều kiện tốt cho Hàn Quốc tăng cường và mở rộng trên nhiều lĩnh vực và nhiều vùng ở Việt Nam hơn. Với tính tốn lợi ích chiến lược của mình, Việt Nam và Hàn Quốc ln giữ vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của mỗi nước. Việt Nam vẫn là nhân tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc tại khu vực Đông Nam Á và Châu Á, Hàn Quốc vẫn sẽ là một đối tác tin cậy của Việt Nam trên trường quốc tế. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia có vị trí quan trọng trong ASEAN và khu vực. Do vậy, hai nước có nhiều tiềm năng hợp tác để gắn kết Hàn Quốc với khu vực Đông Nam Á, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế của mỗi nước và xây dựng khu vực hịa bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển.

Hơn nữa, với công cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước đến năm 2030, cùng với xu thế hội nhập khu vực, vị thế của Việt Nam ở Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dương sẽ ngày càng nâng cao [3]. Điều này khiến Hàn Quốc quan tâm tới việc phát triển quan hệ với Việt Nam trong tương quan triển khai chiến lược đối ngoại của họ ở Châu Á - Thái Bình Dương và coi Việt Nam là đối tác tồn diện thực sự ở khu vực Đơng Nam Á. Mặt khác, việc tăng cường quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc có nhiều mặt thuận lợi do lãnh đạo và nhân dân hai nước đều mong muốn duy trì và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt. Với những nhân tố thuận lợi đó, có thể thấy quan hệ Việt

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam hàn quốc (2013 2021) (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w