Các mối quan hệ khác

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam hàn quốc (2013 2021) (Trang 36 - 43)

2.4.1 Giáo dục

Quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Hàn Quốc không chỉ dừng lại ở hợp tác kinh tế, chính trị, an ninh – quốc phịng; mà trong giáo dục – đào tạo cũng có những sự hợp tác mạnh mẽ và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Cơ sở pháp lý nhằm khẳng định hợp tác giáo dục đào tạo giữa hai nước chính là việc ký kết Hiệp định Hợp tác Giáo dục vào tháng 3/2000 và Hợp tác giáo dục và đào tạo ngày 31/05/2005. Tiếp đó, hai bên thường xuyên tiến hành trao đổi những chuyến tham quan làm việc và cử các đoàn cán bộ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng như khoa học - công nghệ sang thăm lẫn nhau.

Về liên kết đào tạo và trao đổi, giao lưu

Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng Chiến lược đối tác phát triển (CPS) với Việt Nam trong giai đoạn 2016 – 2020 với dự kiến 70% tổng viện trợ dành cho 4 lĩnh vực ưu tiên, trong đó có giáo dục. Việt Nam cũng đã chủ trì đón đồn cơng tác của Hàn Quốc sang thăm và làm việc, với dự án nghiên cứu về “Chương trình tư vấn dài hạn phát triển năng lực thống kê giáo dục của Việt Nam” giai đoạn 2017 – 2019, giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Viện Phát triển Giáo dục Hàn Quốc (KEDI). Đại diện Hàn Quốc TS. Chang Hwan Kim cam kết

tích cực hỗ trợ tăng cường năng lực cho công tác thống kê và đào tạo lại đội ngũ chuyên trách và kiêm nhiệm công tác thống kê trong giáo dục Việt Nam thông qua việc trao đổi chuyên gia, tổ chức khóa đào tạo, hội thảo [19].

Hiện nay, một số trường đại học của Hàn Quốc và Việt nam đã thực hiện “Quy chế công nhận điểm học lẫn nhau”, điển hình là Trường Đại học Ngoại Ngữ Busan với Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện quy chế bằng học liên kết, sinh viên học 2 năm tại Việt Nam, 2 năm tại Hàn Quốc đã tạo nhiều thuận lợi cho sinh viên trong việc học và nghiên cứu [5].

Du học sinh

Số lượng du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc ngày càng tăng từ 4,451 vào năm 2015 lên 37,426 vào năm 2019, tăng gấp 8 lần, và là quốc gia có số du học sinh tại Hàn Quốc lớn thứ hai với 37,426 du học sinh, chỉ đứng sau Trung Quốc. Cụ thể, hiện có hơn 160.165 sinh viên nước ngồi đang theo học các chương trình giáo dục bậc đại học tại Hàn Quốc, trong đó số sinh viên Việt Nam chiếm 23,4% [32].

Theo thống kê Cơ quan Nhập cư Hàn Quốc, tính đến tháng 3/2021, số lượng du học sinh Việt Nam chiếm 37.6% trong số 158,923 sinh viên hiện đang lưu trú tại Hàn Quốc, và theo sau là Trung Quốc chiếm 32.1% với 51,094 du học sinh.

Biểu đồ 2.5: Số lượng sinh viên nước ngoài đang lưu trú tại Hàn Quốc tính đến tháng 3/2021

Nguồn: Cơ quan nhập cư Hàn Quốc

Về học bổng, hiện nay, Quỹ Học bổng và Văn hóa Việt Nam của Viện Phát triển Giáo dục Quốc tế Hàn Quốc cũng có đóng góp vào việc duy trì và phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia. Trong việc trao đổi học bổng, khơng chỉ có Chính phủ, các tổ chức hữu nghị về giúp đỡ giáo dục Việt Nam mà cịn có các tập đồn lớn của Hàn Quốc, như: Cơng ty Điện tử Samsung với các suất học bổng cho các em học sinh nghèo vượt khó học giỏi trong nhiều năm liền (2010 - 2020), học bổng trị giá 18 tỷ đồng cho sinh viên Công nghệ thông

tin (2018), học bổng Samsung – KF cho sinh viên chuyên ngành tiếng Hàn (2020) trị giá 33,750 USD,… Ngồi ra cịn có cơng ty Xây dựng Booyoung, hay Học bổng GKS cũng góp phần thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa Hàn Quốc và khối các nước ASEAN.

Đào tạo tiếng Hàn

Ngay sau khi Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã thành lập bộ mơn tiếng Hàn. Nối tiếp theo đó là hàng chục đơn vị nghiên cứu về Hàn Quốc ra đời như Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc, Viện Đông Bắc Á – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam,… với mục đích đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, giao lưu văn hóa – giáo dục, quan hệ quốc tế của Việt Nam đối với Hàn Quốc. Bên cạnh đó, khơng thể khơng nhắc đến vai trò của Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc (KF). Bên cạnh việc cử các chuyên gia sang Việt Nam dạy tiếng Hàn, KOICA và KF đã hỗ trợ kinh phí cho khoảng 2300 cán bộ thuộc các lĩnh vực khác nhau của Việt Nam sang Hàn Quốc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Hằng năm, KOICA cử 6 – 10 chuyên gia dạy tiếng Hàn hay ngành Hàn Quốc học sang công tác Việt Nam. Đặc biệt trong thời gian gần đây, xuất phát từ sự ảnh hưởng của làn sóng văn hóa Hallyu, khiến cho phong trào học tiếng Hàn gia tăng mạnh mẽ.

Ở chiều ngược lại, tại Hàn Quốc, hàng loạt các cơ sở giáo dục như Đại học Ngoại ngữ Busan, Đại học Công nghiệp Chung Nam, Đại học chuyên ngữ Chung Lim, Đại học Liên hiệp châu Á,… đã thành lập nhiều khoa đào tạo tiếng Việt, hàng năm tuyển sinh và đào tạo từ 40 – 80 sinh viên [5]. Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam, số lượng phiên dịch và nhân viên thông thạo tiếng Việt cũng tăng theo.

Hợp tác hỗ trợ vốn, cơ sở vật chất, kỹ thuật

Chính phủ Hàn Quốc cũng có những hỗ trợ cho Việt Nam một số cơ sở vật chất quan trọng thông qua việc xây dựng trường học, hỗ trợ trang thiết bị giáo dục, kỹ thuật, đào tạo đội ngũ giảng viên, tư vấn cho các trường quá trình đào tạo… Một số chương trình, dự án có thể kể đến như: Dự án phát triển Trường

cao đẳng nghề Thanh niên Dân tộc Tây Nguyên (tỉnh Đắk Lắk) với hoạt động mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ bản và đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý giai đoạn từ 2013 – 2016 [34]. Hàn Quốc hỗ trợ 17 trường tiểu học tại Việt Nam trong dự án “Nâng cấp và tài trợ trang thiết bị cho phòng y tế học đường” (5/2020), được tài trợ bởi tập đồn LS Hàn Quốc, với kinh phí khoảng 100 triệu đồng [36]. Đặc biệt, một ngôi trường được ra đời dựa trên tình hữu nghị giữa hai quốc gia mang tên trường Tiểu học Khánh Hòa – Jeju (2012) tại Cam Lâm, Khánh Hòa. Trong suốt những năm hoạt động, trường thường xuyên tiếp đón nhiều đồn cơng tác từ Hàn Quốc, giúp hai bên có sự giao lưu, học hỏi, cải thiện về phương pháp giảng dạy và học, đồng thời giúp hai bên tăng cường tình hữu nghị, hợp tác quốc tế giữa Việt Nam – Hàn Quốc… [15].

Trong việc hỗ trợ kỹ thuật, Việt Nam tham gia triển khai dự án ODA tài trợ bởi tổ chức KOICA vào năm 2013, “Nâng cao năng lực nhằm thiết lập hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ quốc gia tại Việt Nam”, Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRDKorea) với vai trò là đơn vị tư vấn kỹ thuật của Dự án. Năm 2015 với hỗ trợ thi tay nghề thế giới lần thứ 43 tại Brazil cho 2 nghề Thiết kế kỹ thuật cơ khí - CAD (đạt Chứng chỉ Kỹ năng nghề xuất sắc) và Giải pháp phần mềm công nghệ thông tin (đạt huy đồng) [34].

2.4.2 Du lịch

Du lịch cũng là một trong những lĩnh vực đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong quan hệ hai nước. Hiện tại, lượng khách Hàn Quốc đến Việt Nam ngày càng đông khiến Hàn Quốc đang dần trở thành thị trường khách trọng điểm của du lịch Việt Nam, còn người dân Việt Nam cũng bắt đầu coi Hàn Quốc là một địa điểm du lịch hấp dẫn cho những chuyến xuất ngoại của mình.

Tiềm năng hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Việt Nam và Hàn Quốc tuy là hai quốc gia có sự tương đồng trong văn hóa và đều nằm trong khu vực Châu Á, tuy nhiên mỗi nước lại có những đặc điểm riêng biệt tác động bởi địa hình, khí hậu (Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, Hàn Quốc mang khí hậu ơn đới. Chính vì vậy, đây là một trong những điểm quan trọng để phát triển hợp tác du lịch giữa hai quốc gia. Người dân Hàn Quốc có thể tạm rời xa khơng khí

lạnh giá bao trùm để cảm nhận sự ấm áp của khí hậu cũng như lịng hiếu khách của con người Việt Nam; ngược lại, du khách Việt Nam sang Hàn Quốc để tìm cảm giác mới lạ, chiêm ngưỡng những bông hoa tuyết rơi đầy lãng mạn vào mùa đông, nhất là những ngày có tuyết đầu mùa ở Hàn Quốc.

Đối với người Hàn Quốc, chỉ có một dân tộc thuần nhất, thì Việt Nam với sự đa dạng về văn hóa với 54 dân tộc anh em khác nhau, tạo được sự tị mị, là điểm đến vơ cùng hấp dẫn; hon nữa chi phí dịch vụ du lịch cũng khá rẻ so với giá trị đồng tiền của Hàn Quốc. Còn đối với người Việt Nam, Hàn Quốc là địa điểm du lịch với rất nhiều cảnh đẹp và lãng mạn, sẽ đặc biệt phù hợp với những người yêu thích phim Hàn Quốc, được đến những nơi có cảnh quay trong nhiều bộ phim nổi tiếng mà họ từng xem. Không chỉ thế, với việc Việt Nam là đối tác tư lớn thứ hai của Hàn Quốc (2020), phong trào học tiếng Việt và nhu cầu tìm hiểu, khám phá thị trường Việt Nam với mục đích đầu tư, kinh doanh ngày càng tăng. Khách du lịch là những nhà kinh doanh, chuyên gia các ngành khoa học kỹ thuật, kinh tế, báo chí, văn hố giáo dục đến Việt Nam với mục đích tìm hiểu thị trường, dọn đường cho liên kết đầu tư trong tương lai.

Hàn Quốc là thị trường cung cấp nguồn khách du lịch trọng điểm của Việt Nam

Lượng khách du lịch Hàn Quốc vào Việt Nam ngày càng tăng, trở thành một trong những thị trường cung cấp nguồn khách du lịch trọng điểm của Việt Nam những năm gần đây. Hàn Quốc cũng là thị trường du lịch lớn thứ hai của Việt Nam chỉ sau Trung Quốc.

Biểu đồ 2.6: Tổng lượng du khách Hàn Quốc đến Việt Nam giai đoạn 2013 – 3T/2020

Đơn vị: nghìn người Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam

Số du khách Hàn Quốc đến Việt Nam tăng dần theo từng năm, từ 749 nghìn người trong năm 2013 lên đến 4,3 triệu người trong năm 2019. Nhất là trong 3 năm 2017 – 2019, tốc độ tăng trưởng khách du lịch Hàn Quốc đạt những con số rất ấn

tượng. Nếu như năm 2017, Việt Nam đón khoảng 2,4 triệu khách Hàn Quốc thì đến năm 2018, con số này đã tăng lên 3,5 triệu và đến năm 2019, cán mốc 4,3 triệu lượt, chiếm 24% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid nên lượng khách đến có phần giảm, nhưng vẫn đạt được con số ấn tượng là 819 nghìn người trong 3 tháng đầu năm.

Qua những số liệu cụ thể trên, có thể nhận thấy tiềm năng to lớn từ thị trường khách du lịch Hàn Quốc. Do đó ngành du lịch Việt Nam cần đưa ra nhiều hoạt động tích cực hơn nữa để khai thác hiệu quả thị trường này.

Ngành du lịch Hàn Quốc xem Việt Nam là một trong bốn thị trường quan trọng trong khu vực Đông Nam Á

Hiện Việt Nam là một trong bốn thị trường quan trọng, có mức tăng trưởng cao của ngành du lịch Hàn Quốc tại khu vực Đơng Nam Á, các thị trường cịn lại là Thái Lan, Malaysia và Singapore. Vì vậy, tổ chức du lịch nước này đã quyết định sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quảng bá để thu hút khách Việt Nam đến Hàn Quốc.

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Hàn Quốc (KTO), lượng khách Việt Nam sang Hàn Quốc tăng đều qua từng năm, từ 114 nghìn người năm 2013 lên 554 nghìn người năm 2019 (tăng gấp 5 lần), và ln giữ vững là thị trường có mức tăng trưởng số lượng khách ổn định của du lịch Hàn Quốc. Năm 2019 có thể xem là năm thành cơng của thị trường Việt Nam đối với du lịch Hàn Quốc. Với tốc độ tăng trưởng ổn định, Việt Nam khẳng định vị thế là một trong 10 thị trường quan trọng, có lượng khách tới thăm Hàn Quốc cao nhất [28]. Tuy nhiên trong những năm đầu 2020, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến ngành du lịch Hàn Quốc rơi vào tình trạng suy thối nặng nề. Số lượng khách du lịch giảm mạnh, trong đó lượng khách Việt đến Hàn Quốc giảm sâu chưa từng thấy. Trong 5 tháng đầu năm 2020, lượng khách du lịch chỉ đạt mức 73 nghìn người.

Nhìn chung, cả Hàn Quốc và Việt Nam đều là một trong những thị trường du lịch lớn của nhau, đều có lượng khách du lịch của mỗi bên tăng đều qua từng năm từ 2013 đến 2019 với mức tăng trưởng ổn định. Có thể thấy năm 2019 là

một năm thành cơng của hoạt động giao lưu du lịch giữa Việt Nam và Hàn Quốc, với sự tăng trưởng vượt bậc lượng khách du lịch tới cả hai quốc gia.

Biểu đồ 2.7: Tổng lượng du khách Việt Nam sang Hàn Quốc giai đoạn 2013 – 5T/2020

Đơn vị: nghìn người Nguồn: Tổng cục du lịch Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam hàn quốc (2013 2021) (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w