Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh hải châu thành phố đà nẵng (Trang 28 - 30)

5. Bố cục đề tài

2.1.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

2.1.3.1 Cơ cẩu tổ chức quản lý:

Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Chi Nhánh Hải Châu Đà Nẵng

(Nguồn : Phòng Giao dịch Chi Nhánh Hải Châu )

Nhận xét:

Vì là chi nhánh nhỏ của hệ thống ngân hàng TMCP Kỹ thương và dưới sự quản lý của ngân hàng mẹ nên bộ máy tổ chức quản lý khá đơn giản gồm người đứng đầu chi nhánh và chịu trách nhiệm quản lý là Giám Đốc chi nhánh. Tiếp đến là người đứng đầu hai bộ phận chắnh tại chi nhánh là Trưởng nhóm giao dịch viên và Trưởng nhóm Tắn dụng, sau đó các nhân viên các bộ phận. mỗi bộ phận đều có sự quản lý chặt chẽ nên khá hợp lý với quy mô hiện tại của chi nhánh.

2.1.3.2 Chức năng, nhiêm vu của các bộ phận:

 Ban lãnh đạo: Giám đốc

Chức năng : Ban giám đốc thực hiện chức năng điều hành, quản lý chung toàn chi nhánh và có quyền quyết định cao nhất trong chi nhánh.

Nhiệm vụ:

 Điều hành, quản lý các bộ phận, nhân viên trong chi nhánh

 Đưa ra quyết định quan trọng cho các hoạt động

 Tuân thủ và hoàn thành các nhiệm vụ do ngân hàng me phân bổ

Giám Đốc Chi Nhánh

Trưởng nhóm BP tắn dụng

 Bộ phận kế toán giao dịch KH:

Chức năng:

 Huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và dân cư theo chế độ và thể lệ quy định hiện hành.

 Cho vay đối với các thành phần kinh tế theo đúng chế độ, thể lệ quy định và hướng dẫn của NHCT Việt Nam.

 Tổ chức hạch toán, kế toán kịp thời, đầy đủ chắnh xác các nghiệp vụ phát sinh về tiền tệ, tắn dụng, thanh toán theo đúng chế độ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam.

 Đảm bảo an toàn công tác thu chi tiền mặt và quản lý các loại chứng từ, án chỉ có giá trị theo đúng quy định.

 Quản lý an toàn tài sản, trang thiết bị, phương tiện làm việc.

Nhiệm vụ: Bộ phận kế toán giao dịch thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng như thực hiện mở, đóng tài khoản; thực hiện các giao dịch gửi, rút tiền, thanh toán không dùng tiền mặt; cung cấp các dịch vụ ngân hàng; tư vấn cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng; tiến hành thanh toán và xử lý hạch toán kế toán các giao dịch theo quy định của nhà nước và của NH Kỹ Thương Việt Nam. Bộ phận kế toán giao dịch đồng thời cũng thực hiện các nghiệp vụ thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử liên ngân hàng.

 Bộ phận QHKH:

Chức năng:

 Cung cấp các sản phẩm tắn dụng cho các đối tượng là khách hàng cá nhân như cho vay tiêu dùng, cho vay du học,...

 Cung cấp các sản phẩm tắn dụng cho các đối tượng khách hàng doanh nghiệp

Nhiệm vụ:

- Tìm kiếm khách hàng (cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế...) có nhu cầu: vay hoặc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán và các tiện ắch khác.

- Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng hoàn tất các thủ tục cần thiết theo quy định của ngân hàng. Thẩm định khách hàng có nhu cầu vay vốn về uy tắn, năng lực kinh doanh, quy mô hoạt động, khả năng tài chắnh, tình hình kinh doanh, phương án kinh doanh, khả năng trả nợ gốc và lãi vay, tài sản đảm bảo nợ vay... Giải ngân cho vay, kiểm tra sau vay.

- Thực hiện việc chuyển nhóm nợ, xử lý thu hồi nợ trước hạn, khởi kiện để thu hồi nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ trong trường hợp khoản vay phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi...

Nhận xét: Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý trên là mô hình theo chức năng. Đối với chi nhánh, mô hình này là hợp lý, phù hợp với quy mô, lực lượng hiện có. Các bộ phận đều có chức năng riêng, và có người đứng đầu quản lý tạo nên sự chặt chẽ hệ thống bộ máy ngân hàng. Khi chi nhánh ngày càng phát triển thì có thể thay đổi cơ cấu theo hướng kết hợp các mô hình trở thành mô hình hỗn hợp để có thể quản lý một cách tốt nhất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh hải châu thành phố đà nẵng (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w