Hoàn thiện về phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục thuế và các khoản mục phải nộp NSNN trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC thực hiện đối với khách hàng a (Trang 68 - 69)

Về phương pháp chọn mẫu: AAC đang sử dụng phần mềm chọn mẫu CMA, kiểm toán viên sẽ thu thập tất cả nghiệp vụ phát sinh trong kỳ của khách hàng, đưa vào phần mềm sẽ tự động cho ra kết quả nhưng nhược điểm của chọn mẫu CMA là chọn mẫu theo số lớn. Để đảm bảo mẫu được chọn đáng tin cậy và có tính đại diện cao đặc biệt là trong các cuộc kiểm toán phức tạp kiểm toán viên, nên sử dụng kết hợp chọn mẫu CMA với phương pháp chọn mẫu phân tầng trong quá trình chọn các phần tử cho mẫu. Bởi vì tính đại diện của mẫu chọn không chỉ phụ thuộc vào quy mô, giá trị phát sinh mà còn phụ thuộc vào tính chất của mẫu chọn. Một số mẫu có thể sai sót nhỏ nhưng lại dẫn đến sai sót cả hệ thống làm sai phạm ảnh hưởng trọng yếu. Khi sử dụng kết hợp hai phương pháp phạm vi của cuộc kiểm toán được mở rộng thêm làm cho khả năng sai sót sẽ được giảm xuống. Bên cạnh đó, chọn mẫu trong kiểm toán sẽ giúp kiểm toán viên hoàn thành công việc với thời gian nhanh và chi phí thấp hơn so với kiểm tra toàn bộ nhưng vẫn đảm bảo kết quả kiểm toán có chất lượng cao.

Nguyên tắc chọn mẫu:

- Xác định các chỉ tiêu: MP, R, P để đưa vào chương trình khi thực hiện chọn mẫu.

- Chọn mẫu CMA và chọn mẫu phân tầng đều dựa vào công thức sau để xác định số phần tử của mẫu: N=P/J

Trong đó: N là số phần tử của mẫu chọn P là giá trị tổng thể

J là bước nhảy = MP/R

+ Tầng 1: Kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu với các tất cả các nghiệp vụ phát sinh trong kì. Sau khi phần mềm chạy ra được số mẫu N, kiểm toán viên sẽ tính tổng giá trị tiền tệ của tất cả các mẫu đó. Ở đây, các mẫu thường có giá trị lớn được chọn.

+ Tầng 2: Kiểm toán viên sẽ lấy các nghiệp vụ có giá trị trung bình để kiểm tra + Tầng 3: Kiểm toán viên lấy tất cả nghiệp vụ có giá trị trị nhỏ còn lại.

Ví dụ khi chọn ra các mẫu để kiểm tra các khoản phải nộp nhà nước, KTV có thể phân tầng đối với tổng thể và xác định phương pháp chọn mẫu như sau:

Tầng Quy mô Đặc điểm tầng Chọn mẫu

1 10 Các khoản có giá trị lớn hơn 100 triệu đồng. Kiểm tra chứng từ 100%

2 80 Các khoản có giá trị từ 20 triệu đến 100 triệu đồng. Chọn ngẫu nhiên theo hệ thống

3 40 Các khoản có giá trị nhỏ hơn 20 triệu đồng. Dựa theo bảng số ngẫu nhiên

Như vậy, kết hợp chọn mẫu CMA với phương pháp chọn mẫu phân tầng thì sẽ cho ra được giá trị từ lớn đến nhỏ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục thuế và các khoản mục phải nộp NSNN trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC thực hiện đối với khách hàng a (Trang 68 - 69)