Lịch sử và quy mô hoạt động của thang điểm Berg

Một phần của tài liệu BƯỚC đầu sử DỤNG THANG đo BERG dự đoán NGUY cơ NGÃ ở NGƯỜI CAO TUỔI tại KHOA lão KHOA BỆNH VIỆN c đà NẴNG (Trang 26)

Thang đo cân bằng Berg Balance Scale (BBS) được hình thành vào năm 1989 và được đặt theo tên của một trong những nhà phát triển đó là Katherine Berg. [24]Tiến sĩ Berg là phó giáo sư danh dự khoa Vật lý trị liệu trường đại học Toronto, Ontario. Cô có rất nhiều thành công trong công tác lâm sàng về chuyên môn trong lão khoa.[23] BBS có chứa 14 nhiệm vụ gồm thăng bằng tĩnh và động[37] được phát triển như một thước đo lâm sàng về chức năng

thăng bằng dành riêng cho người cao tuổi, ngoài ra còn sử dụng ở bệnh nhân tai biến, Parkinson,…là một trong những thang đo được sử dụng phổ biến nhất bởi các nhà vật lý trị liệu [43]. Công cụ này với mục đích là cung cấp một thước đo khách quan, nhạy cảm về những thay đổi tinh tế trong chức năng thăng bằng và có thể hỗ trợ trong việc dựđoán nguy cơ ngã, so sánh sự thăng bằng giữa các nhóm người, mô tả sự thăng bằng trong một cá nhân, theo dõi khả năng thăng bằng theo thời gian và đánh giá hiệu quả của điều trị phục hồi chức năng và cuối cùng là xác định dụng cụ thích nghi và các đề xuất lập kế hoạch xuất viện. BBS và TUG là hai thước đo được sử dụng phổ biến nhất về hiệu suất chức năng. Một đánh giá có hệ thống khác đối với các bài kiểm tra cân bằng chức năng thì BBS được xem là tiêu chuẩn vàng21.Bởi vì BBS đánh giá 14 nhiệm vụ thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, nó có khả năng cung cấp một cái nhìn tổng quan về các khả năng hơn so với TUG và các thang đo thăng bằng đơn thuần khác.[33] Thang đo này khám mười bốn nhiệm vụ như ngồi và đứng không chống đỡ, dịch chuyển sang ghế, với tay ra trước, nhặt vật lên từ sàn, quay đầu nhìn ra sau, quay 360 độ, đứng bước bục, đứng trên một đường thẳng và đứng trên một chân, và mỗi mục được đánh giá trên một thang 5 mức điểm được chấm từ 0 đến 4 điểm. Trong đó 0 cho biết đối tượng không thể hoàn thành nhiệm vụ và 4 là cấp cao nhất có thể đạt được, trong đó mỗi mức điểm được đưa ra các tiêu chuẩn chấm điểm cụ thể. Điểm số cao tối đa của thang đo Berg là 56 điểm cho thấy thăng bằng tốt.

Thang đo mất khoảng từ 10 đến 20 phút với những dụng cụ trợ giúp như ghế, đồng hồ bấm giờ, thước kẻ, bục và không gian tối thiểu. BBS đã được chứng minh là đáng tin cậy và có hiệu lực xây dựng bởi Wang et al(2006) và Conradsson et al (2007) rất cao về độ tin cậy, Berg được đánh giá từ trung bình đến cao trong nhiều nghiên cứu. [37]

Có một vài nghiên cứu bổ sung gần đây cho thấy mặc dù số điểm bị cắt 45 theo truyền thống được xác định là một điểm cắt hữu ích để dự đoán nguy cơ ngã ở người cao tuổi thì Muir đã đề xuất số điểm cắt là 40 để dự đoán những người có nguy cơ ngã là 5,19 với 95% khoảng tin cậy [CI] từ 2,29 đến 11,75.[18]Trong mô hình Shumway-Cook et al (2010) để sử dụng BBS để dự đoán khả năng rơi, điểm số 36 hoặc ít hơn cho thấy gần như 100% sẽ ngã vào 6 tháng tiếp theo ở người lớn tuổi. [19]

Với nghiên cứu này có 3 mức đánh giá nguy cơ ngã ở người cao tuổi với điếm số từ 41-54 cho biết nguy cơ ngã thấp, 21-41 có nguy cơ ngã vừa, và 0- 20 thì nguy cơ ngã rất cao.[9]

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng

Các người bệnh cao tuổi đang điều trị tại khoa Lão Khoa Bệnh viện C Đà Nẵng mà không có các bệnh lý hay các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng thăng bằng từ 01/2019 đến 05/2019.

2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

+ Tuổi từ 60 tuổi trở lên, bất kể giới tính, tôn giáo, chủng tộc nào. + Đồng ý tham gia nghiên cứu.

+ Có đủ nhận thức.

+ Có khả năng đi lại, di chuyển được. + Có bệnh lý nhưng không gây liệt.

2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân

+ Bệnh nhân có các bệnh lý về thần kinh trung ương như: tai biến mach máu não, Parkinson, thoái hóa não.

+ Một số bệnh lí về thần kinh ngoại biên như: tổn thương tuỷ, rễ, viêm đa dây thần kinh gây liệt.

+ Các bệnh lý về cơ xương khớp liên quan tới hai chi dưới gây khó khăn hoặc không đi lại được như thoái hoá khớp gối.

+ Các bệnh nội khoa đang trong đợt cấp của bệnh. + Bệnh lý về thính giác, thị giác gây mất thăng bằng. + Cơn chóng mặt kịch phát lành tính.

+ Người bệnh có bất cứ rối loạn về dáng đi, sự cân bằng hay phối hợp. + Người bệnh có biểu hiện trầm cảm hay sa sút trí tuệ.

+ Người bệnh sử dụng dụng cụ hỗ trợ di chuyển. + Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu2.2.1 Thời gian nghiên cứu 2.2.1 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 01/2019 đến 05/2019.

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu

Khoa Lão Khoa Bệnh viện C Đà Nẵng.

2.3 Phương pháp nghiên cứu2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp mô tả cắt ngang.

2.3.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

 Cỡ mẫu: Cỡ mẫu được ước lượng theo công thức sau:

Trong đó:

n: Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu cần phải có.

z: Hệ số tin cậy ở mức xác suất 95%, tương đương hệ số tin cậy z = 1,96. p: Tại thời điểm nghiên cứu, do số liệu đánh giá trước đó tỷ lệ là p= 0.3 (Tỷ lệ ngã ở NCT. Theo WHO tỷ lệ ngã ở NCT tại khu vực Đông Nam Á khoảng 30%).[49], [2]

d: Khoảng cách sai lệch d = 0,1. Áp dụng công thức:

n =

 n = 80,7 Vậy cỡ mẫu tối thiểu cần có là 81 người bệnh.

 Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện.

Tất cả NB trong nghiên cứu được lựa chọn đang điều trị tại Bệnh viện C Đà Nẵng, không phân biệt về tuổi, giới tính, tôn giáo của người bệnh.

Những bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn.

2.3.3. Các biến số nghiên cứu

2.3.3.1 Biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc là biến được sử dụng để mô tả hoặc đo lường vấn đề nghiên cứu. Biến phụ thuộc sử dụng trong nghiên cứu là biến nguy cơ ngã được đo bằng thang đo thăng bằng Berg với 3 mức giá trị gồm thấp, vừa và cao dựa vào tổng số điểm của thang Berg.

2.3.3.2 Biến độc lập

Biến độc lập là các biến được sử dụng để mô tả hoặc đo lường các yếu tố (tác nhân) được giả định là gây ra hoặc ít nhất là làm ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu.

Biến độc lập sử dụng trong nghiên cứu là:

- Tuổi: là biến định tính gồm 3 mức tuổi: < 60 tuổi, 60 - 69 tuổi, 70 – 79 tuổi, ≥ 80 tuổi. Mức phân loại dựa theo phân độ các mức tuổi già.

- Giới: là biến định tính gồm 2 giới là nam và nữ.

- BMI: BMI là chỉ số khối cơ thể được tính theo trọng lượng/chiều cao2, là biến định tính được phân thành 5 mức độ dựa theo phân độ chỉ số BMI theo WHO dành cho người Việt Nam, bao gồm: gầy (< 18,5), bình thường (18,5 – 22,9), thừa cân (23), tiền béo phì (23 – 24,9), béo phì (≥ 25).

- Bệnh lý: gồm những bệnh nội khoa thường gặp ở người cao tuổi mà không ảnh hưởng đến thăng bằng ví dụ như tăng huyết áp, COPD, tiểu đường, loét dạ dày và các bệnh khác, là biến định danh.

- Trình độ học vấn: là biến định danh được phân làm 5 nhóm: Mù chữ, cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng/đại học/ sau đại học.

- Điều kiện sống: là biến định danh gồm 4 giá trị: sống một mình, sống với gia đình không có sự trợ giúp, sống với gia đình có sự trợ giúp, sống với vợ chồng.

- Tiền sử ngã: là những người đã ngã trong vòng một năm qua; là biến nhị giá được khảo sát với hai giá trị là có ngã và không ngã.

- Lý do ngã: là bao gồm tất cả các nguyên nhân gây ra ngã ở những người đã ngã trong một năm qua gồm; trượt ngã, vấp ngã, trèo cao, ngã xe đạp/xe máy là một biến định danh.

- Hậu quả ngã: là bao gồm tất cả các biểu hiện chấn thương mà ngã gây ra gồm: tử vong. gãy xương, chấn thương đầu, bong gân, bầm tím, chấn thương phần mềm, không có hậu quả gì; là một biến định danh.

2.3.4 Công cụ nghiên cứu

Bộ câu hỏi nghiên cứu nguy cơ ngã ở người cao tuổi được xây dựng gồm 3 phần (phụ lục 2):

+ Phần 1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu gồm 10 câu hỏi. + Phần 2: Tiền sử ngã gồm 3 câu hỏi.

+ Phần 3: Thang lượng giá nguy cơ ngã Berg gồm 14 nhiệm vụ để đánh giá thăng bằng. Mức độ đánh giá dựa vào tổng điểm của 14 nhiệm vụ.

0-20 điểm: nguy cơ cao 21-40 điểm: nguy cơ vừa 41-56 điểm: nguy cơ thấp

2.3.5 Nội dung nghiên cứu

2.3.5.1 Phương pháp thu thập thông tin

 Bước 1: Xin giấy giới thiệu của trường Đại học Kĩ thuật Y - Dược Đà Nẵng.

 Bước 2: Giải thích, trình bày mục tiêu, ý nghĩa của nghiên cứu với trưởng khoa và những người có liên quan tại khoa Lão Khoa bệnh viện C Đà Nẵng và xin phép được tiến hành nghiên cứu.

 Bước 3: Lựa chọn và loại trừ bệnh nhân nghiên cứu theo tiêu chuẩn đã đề ra.

Bước 4: Tiếp cận, giải thích, trình bày mục tiêu, ý nghĩa của nghiên cứu với đối tượng nghiên cứu tại khoa Lão Khoa bệnh viện C Đà Nẵng và xin phép được tiến hành nghiên cứu.

Bước 5: Tiến hành nghiên cứu

Giai đoạn 2: Phỏng vấn trực tiếp thông tin người bệnh theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Trong nghiên cứu này đã sử dụng các bộ câu hỏi sẵn có và thiết kế, bao gồm:

- Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu - Tiền sử ngã

- Thang lượng giá nguy cơ ngã Berg

 Bước 6: Tiến hành đánh giá nguy cơ ngã sử dụng thang điểm thăng bằng Berg

2.3.6 Quy ước điểm và phương pháp đánh giá

2.3.6.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bộ câu hỏi về thộng tin NB được thiết kế bởi tác giả bao gồm: Tên; Tuổi; Giới; Chiều cao; Cân nặng; Bệnh chính; Bệnh kèm; Địa chỉ; Trình độ học vấn; Điều kiện sống.

2.3.6.2 Tiền sử ngã của người cao tuổi

Bộ câu hỏi về tiền sử ngã của NB được thiết kế bởi tác giả bao gồm: Có hay không có tiền sử ngã; Lý do ngã; Hậu quả ngã.

2.3.6.3 Thang đo thăng bằng Berg [24]

Bộ công cụ đánh giá chức năng thăng bằng: Berg Balance Scale (BBS). Được phát triển bởi Berg năm 1989 với mục tiêu đánh giá chức năng thăng bằng và dự đoán nguy cơ ngã ở người cao tuổi. Bộ công cụ này gồm 14 nhiệm vụ thăng bằng động và tĩnh khác nhau. Trên từng nhiệm vụ khác nhau của thang đó thăng bằng cho mức điểm ở mức khó tăng dần từ 0-4 điểm (0: Chức năng thăng bằng kém nhất; 4: Chức năng thăng bằng tốt nhất). Tổng điểm của công cụ này là 56 điểm. Nếu tổng điểm nằm trong khoảng từ 0-20 điểm người bệnh sẽ có nguy cơ ngã cao, trường hợp 21-40 điểm người bệnh có nguy cơ ngã vừa và từ 41-56 điểm người bệnh có nguy cơ ngã thấp (Hình 1.8 (1-14)).

- Với nhiệm vụ 1 từ ngồi sang đứng: yêu cầu “đứng lên”, cố gắng không sử dung tay để hổ trợ. Động tác được trang bị một ghế băng có chiều cao thích hợp để cho bàn chân người đặt trên nền nhà với hông và gối gấp 90 độ. Nếu NB cần sự trợ giúp vừa phải hoặc tối đa để đứng thì được 0 điểm. Nếu NB cần trợ giúp tối thiểu để đứng hoặc để giữ vững thì được 1 điểm. Nếu NB có thể đứng sử dụng tay sau vài lần thử nghiệm thì được 2 điểm. Nếu NB có thể đứng độc lập sử dụng tay thì được 3 điểm. Nếu NB có thể đứng

mà không sử dụng tay và giữ vững một cách độc lập thì được 4 điểm. - Với nhiệm vụ 2 đứng không trợ giúp: yêu cầu “đứng trong hai phút mà không vịn”. Động tác được trang bị đồng hồ thể thao hoặc đồng hồ đeo tay chỉ giây. Nếu NB không thể đứng 30 giây nếu không được hỗ trợ thì được 0 điểm. Nếu NB cần một vài lần làm thử để đứng được 30 giây mà không cần hỗ trợ thì được 1 điểm. Nếu NB có thể đứng được 30 giây mà không cần hỗ trợ thì được 2 điểm. Nếu NB có thể đứng 2 phút với sự giám sát (quan sát) thì không được 3 điểm. Trường hợp có thể đứng an toàn 2 phút thì đạt điểm tối đa là 4 điểm.

- Với nhiệm vụ 3 ngồi với lưng không hỗ trợ và bàn chân đặt trên sàn nhà: yêu cầu “ngồi với cánh tay đưa ra trước khoảng 2 phút”. Nếu NB không thể ngồi 10 giây nếu không hỗ trợ thì được 0 điểm. Nếu NB có thể ngồi 10 giây thì được 1 điểm. Nếu NB có thể ngồi tới 30 giây thì được 2 điểm. Nếu NB có thể ngồi 2 phút với sự giám sát (quan sát) thì được 3 điểm. Nếu NB có thể ngồi an toàn 2 phút thì được 4 điểm.

- Với nhiệm vụ 4 từ đứng sang ngồi: yêu cầu “ngồi xuống từ từ không dùng tay”. Nếu NB cần hỗ trợ khi ngồi thì được 0 điểm. Nếu NB ngồi một cách độc lập nhưng không kiểm soát được khi hạ người xuống thì được 1 điểm. Nếu NB dùng phần sau của chân tựa vào ghế để kiểm soát hạ người xuống thì được 2 điểm. Nếu NB kiểm soát hạ người xuống bằng cách sử dụng

tay thì được 3 điểm. Nếu NB ngồi an toàn ít sử dụng tay thì được 4 điểm. (Hình 1.8.4)

- Với nhiệm vụ 5 dịch chuyển từ ghế này sang ghế khác: Yêu cầu “chuyển một hướng sang một ghế có tay vịn và một hướng sang một ghế không có tay vịn”. Hướng dẫn sắp xếp các chiếc ghế để người dịch chuyển tư thế theo kiểu đứng xoay. Nếu NB cần hai người trợ giúp hoặc giám sát (đứng gần) để được an toàn thì được 0 điểm. Nếu NB cần một người trợ giúp thì được 1 điểm. Nếu NB có thể dịch chuyển với hướng dẫn bằng lời nói và/hoặc giám sát (quan sát) thì được 2 điểm. Nếu NB có thể dịch chuyển an toàn cần dùng tay thì được 3 điểm. Nếu NB có thể dịch chuyển an toàn ít sử dụng tay thì được 4 điểm. (Hình 1.8.5)

- Nhiệm vụ 6 đứng không trợ giúp với mắt nhắm: “yêu cầu hãy đứng yên với hai bàn chân rộng ngang vai và nhắm mắt lại trong 10 giây”. Nếu NB cần giúp đỡ để tránh ngã thì được 0 điểm. Nếu NB không thể giữ mắt nhắm lại trong 3 giây nhưng vẫn ổn định thì được 1 điểm. Nếu NB có thể đứng 3 giây thì được 2 điểm. Nếu NB có thể đứng 10 giây với sự giám sát (quan sát) thì được 3 điểm. Nếu NB có thể đứng 10 giây một cách an toàn thì được 4 điểm. (Hình 1.8.6)

- Nhiệm vụ 7 đứng không trợ giúp với hai bàn chân sát nhau: yêu cầu “đặt hai bàn chân sát nhau và đứng yên mà không vịn”. Nếu NB cần sự giúp đỡ để đạt được tư thế và / hoặc không thể giữ trong 15 giây thì được 0 điểm. Nếu NB cần giúp đỡ để đạt được tư thế nhưng có thể đứng 15 giây với hai bàn chân sát nhau thì được 1 điểm. Nếu NB có thể đặt hai bàn chân sát với nhau một cách độc lập nhưng không thể giữ được trong 30 giây thì được 2

điểm. Nếu NB có thể đặt hai bàn chân sát với nhau một cách độc lập và đứng trong 1 phút với sự giám sát (quan sát) thì được 3 điểm. Nếu NB có thể đặt hai bàn chân sát nhau một cách độc lập và đứng 1 phút một cách an toàn thì được 4 điểm. (Hình 1.8.7)

Một phần của tài liệu BƯỚC đầu sử DỤNG THANG đo BERG dự đoán NGUY cơ NGÃ ở NGƯỜI CAO TUỔI tại KHOA lão KHOA BỆNH VIỆN c đà NẴNG (Trang 26)

w