Thang đo thăng bằng Berg [24]

Một phần của tài liệu BƯỚC đầu sử DỤNG THANG đo BERG dự đoán NGUY cơ NGÃ ở NGƯỜI CAO TUỔI tại KHOA lão KHOA BỆNH VIỆN c đà NẴNG (Trang 33 - 38)

Bộ công cụ đánh giá chức năng thăng bằng: Berg Balance Scale (BBS). Được phát triển bởi Berg năm 1989 với mục tiêu đánh giá chức năng thăng bằng và dự đoán nguy cơ ngã ở người cao tuổi. Bộ công cụ này gồm 14 nhiệm vụ thăng bằng động và tĩnh khác nhau. Trên từng nhiệm vụ khác nhau của thang đó thăng bằng cho mức điểm ở mức khó tăng dần từ 0-4 điểm (0: Chức năng thăng bằng kém nhất; 4: Chức năng thăng bằng tốt nhất). Tổng điểm của công cụ này là 56 điểm. Nếu tổng điểm nằm trong khoảng từ 0-20 điểm người bệnh sẽ có nguy cơ ngã cao, trường hợp 21-40 điểm người bệnh có nguy cơ ngã vừa và từ 41-56 điểm người bệnh có nguy cơ ngã thấp (Hình 1.8 (1-14)).

- Với nhiệm vụ 1 từ ngồi sang đứng: yêu cầu “đứng lên”, cố gắng không sử dung tay để hổ trợ. Động tác được trang bị một ghế băng có chiều cao thích hợp để cho bàn chân người đặt trên nền nhà với hông và gối gấp 90 độ. Nếu NB cần sự trợ giúp vừa phải hoặc tối đa để đứng thì được 0 điểm. Nếu NB cần trợ giúp tối thiểu để đứng hoặc để giữ vững thì được 1 điểm. Nếu NB có thể đứng sử dụng tay sau vài lần thử nghiệm thì được 2 điểm. Nếu NB có thể đứng độc lập sử dụng tay thì được 3 điểm. Nếu NB có thể đứng

mà không sử dụng tay và giữ vững một cách độc lập thì được 4 điểm. - Với nhiệm vụ 2 đứng không trợ giúp: yêu cầu “đứng trong hai phút mà không vịn”. Động tác được trang bị đồng hồ thể thao hoặc đồng hồ đeo tay chỉ giây. Nếu NB không thể đứng 30 giây nếu không được hỗ trợ thì được 0 điểm. Nếu NB cần một vài lần làm thử để đứng được 30 giây mà không cần hỗ trợ thì được 1 điểm. Nếu NB có thể đứng được 30 giây mà không cần hỗ trợ thì được 2 điểm. Nếu NB có thể đứng 2 phút với sự giám sát (quan sát) thì không được 3 điểm. Trường hợp có thể đứng an toàn 2 phút thì đạt điểm tối đa là 4 điểm.

- Với nhiệm vụ 3 ngồi với lưng không hỗ trợ và bàn chân đặt trên sàn nhà: yêu cầu “ngồi với cánh tay đưa ra trước khoảng 2 phút”. Nếu NB không thể ngồi 10 giây nếu không hỗ trợ thì được 0 điểm. Nếu NB có thể ngồi 10 giây thì được 1 điểm. Nếu NB có thể ngồi tới 30 giây thì được 2 điểm. Nếu NB có thể ngồi 2 phút với sự giám sát (quan sát) thì được 3 điểm. Nếu NB có thể ngồi an toàn 2 phút thì được 4 điểm.

- Với nhiệm vụ 4 từ đứng sang ngồi: yêu cầu “ngồi xuống từ từ không dùng tay”. Nếu NB cần hỗ trợ khi ngồi thì được 0 điểm. Nếu NB ngồi một cách độc lập nhưng không kiểm soát được khi hạ người xuống thì được 1 điểm. Nếu NB dùng phần sau của chân tựa vào ghế để kiểm soát hạ người xuống thì được 2 điểm. Nếu NB kiểm soát hạ người xuống bằng cách sử dụng

tay thì được 3 điểm. Nếu NB ngồi an toàn ít sử dụng tay thì được 4 điểm. (Hình 1.8.4)

- Với nhiệm vụ 5 dịch chuyển từ ghế này sang ghế khác: Yêu cầu “chuyển một hướng sang một ghế có tay vịn và một hướng sang một ghế không có tay vịn”. Hướng dẫn sắp xếp các chiếc ghế để người dịch chuyển tư thế theo kiểu đứng xoay. Nếu NB cần hai người trợ giúp hoặc giám sát (đứng gần) để được an toàn thì được 0 điểm. Nếu NB cần một người trợ giúp thì được 1 điểm. Nếu NB có thể dịch chuyển với hướng dẫn bằng lời nói và/hoặc giám sát (quan sát) thì được 2 điểm. Nếu NB có thể dịch chuyển an toàn cần dùng tay thì được 3 điểm. Nếu NB có thể dịch chuyển an toàn ít sử dụng tay thì được 4 điểm. (Hình 1.8.5)

- Nhiệm vụ 6 đứng không trợ giúp với mắt nhắm: “yêu cầu hãy đứng yên với hai bàn chân rộng ngang vai và nhắm mắt lại trong 10 giây”. Nếu NB cần giúp đỡ để tránh ngã thì được 0 điểm. Nếu NB không thể giữ mắt nhắm lại trong 3 giây nhưng vẫn ổn định thì được 1 điểm. Nếu NB có thể đứng 3 giây thì được 2 điểm. Nếu NB có thể đứng 10 giây với sự giám sát (quan sát) thì được 3 điểm. Nếu NB có thể đứng 10 giây một cách an toàn thì được 4 điểm. (Hình 1.8.6)

- Nhiệm vụ 7 đứng không trợ giúp với hai bàn chân sát nhau: yêu cầu “đặt hai bàn chân sát nhau và đứng yên mà không vịn”. Nếu NB cần sự giúp đỡ để đạt được tư thế và / hoặc không thể giữ trong 15 giây thì được 0 điểm. Nếu NB cần giúp đỡ để đạt được tư thế nhưng có thể đứng 15 giây với hai bàn chân sát nhau thì được 1 điểm. Nếu NB có thể đặt hai bàn chân sát với nhau một cách độc lập nhưng không thể giữ được trong 30 giây thì được 2

điểm. Nếu NB có thể đặt hai bàn chân sát với nhau một cách độc lập và đứng trong 1 phút với sự giám sát (quan sát) thì được 3 điểm. Nếu NB có thể đặt hai bàn chân sát nhau một cách độc lập và đứng 1 phút một cách an toàn thì được 4 điểm. (Hình 1.8.7)

- Nhiệm vụ 8 vươn tới với cánh tay duỗi thẳng trong khi đứng: yêu cầu “nâng cánh tay 90 độ gập ra trước, duỗi thẳng các ngón tay ra và vươn tay ra trước càng xa càng tốt mà không di chuyển hai chân”. Nếu NB mất cân bằng trong khi cố gắng, đòi hỏi sự hổ trợ từ bên ngoài thì được 0 điểm. Nếu NB vươn về phía trước nhưng cần giám sát (quan sát) thì được 1 điểm. Nếu NB có thể vươn tới phía trước 5 cm (2 inches) thì được 2 điểm. Nếu NB có thể vươn tới phía trước 12 cm (5 inches) thì được 3 điểm. Nếu NB có thể vươn tới phía trước một cách tự tin 25 cm (10 inches) thì được 4 điểm. (Hình 1.8.8)

- Nhiệm vụ 9 lấy đồ vật từ sàn nhà từ tư thế đứng: yêu cầu “nhặt chiếc giày/dép được đặt phía trước bàn chân của bạn”. Nếu NB không thể thử, cần sự giúp đỡ để khỏi mất thăng bằng hoặc ngã thì được 0 điểm. Nếu NB không thể nhặt được chiếc dép và cần sự giám sát (quan sát) trong khi cố gắng thì được 1 điểm. Nếu NB không thể nhặt được chiếc dép lên nhưng vươn tới cách chiếc dép 2-5 cm (1-2 inches) và giữ cân bằng một cách độc lập thì được 2 điểm. Nếu NB có thể nhặt chiếc dép lên nhưng cần sự giám sát (quan sát) thì được 3 điểm. Nếu NB có thể nhặt chiếc dép lên an toàn và dễ dàng thì được 4 điểm. (Hình 1.8.9)

- Nhiệm vụ 10 xoay đầu để nhìn ra sau (xoay sang phải rồi xoay sang trái) trong khi đứng yên: yêu cầu “hãy nhìn ra đằng sau theo hướng vai trái và ngược lại đối với vai phải, nhưng đừng di chuyển hai chân”. Nếu NB cần giúp đỡ để tránh bị mất thăng bằng hoặc ngã thì được 0 điểm. Nếu NB cần sự giám sát (quan sát) khi quay thì được 1 điểm. Nếu NB quay đầu để nhìn ngang mức vai thì được 2 điểm. Nếu NB nhìn về phía sau qua một bên vai và chuyển

trọng lượng sang chân đối diện thì được 3 điểm. Nếu NB nhìn về phía sau qua mỗi vai và chuyển trọng lượng tốt thì được 4 điểm. (Hình 1.8.10)

- Nhiệm vụ 11 xoay người 360 độ: yêu cầu “xoay người đủ một vòng tròn, dừng lại, và sau đó quay đủ một vòng tròn theo hướng ngược lại”. Nếu NB cần trợ giúp trong khi xoay thì được 0 điểm. Nếu NB cần được giám sát gần (quan sát) hoặc hướng dẫn bằng lời nói liên tục thì được 1 điểm. Nếu NB có thể xoay 360 độ an toàn nhưng chậm thì được 2 điểm. Nếu NB có thể xoay 360 độ an toàn chỉ theo một hướng trong 4 giây hoặc ít hơn, hoàn thành xoay vong theo hướng ngược lại cần nhiều hơn 4 giây thì được 3 điểm. Nếu NB có thể xoay 360 độ một cách an toàn trong 4 giây hoặc ít hơn mỗi hướng (tổng cộng ít hơn 8 giây)

thì được 4 điểm. (Hình 1.8.11)

- Nhiệm vụ 12 đứng đặt hai chân luân phiên lên bục trong khi đứng không có trợ giúp: yêu cầu “đặt mỗi chân luân phiên lên bục và tiếp tục cho đến khi mỗi bàn chân chạm vào bục được 4 lần”. Nếu NB cần được hỗ trợ để giữ thăng bằng hoặc tránh khỏi ngã/không thể thử thì được 0 điểm. Nếu NB có thể hoàn thành 2 bước, cần trợ giúp tối thiểu thì được 1 điểm. Nếu NB có thể hoàn thành 4 bước mà không cần sự trợ giúp, nhưng cần được giám sát chặt chẽ (quan sát) thì được 2 điểm. Nếu NB có thể đứng độc lập và hoàn thành 8 bước >20 giây thì được 3 điểm. Nếu NB đứng độc lập, an toàn và hoàn thành 8 bước trong 20 giây thì được 4 điểm. (Hình 1.8.12)

- Nhiệm vụ 13 đứng không trợ giúp với một bàn chân đặt ở phía trước: yêu cầu “đứng bằng một bàn chân đặt phía trước bàn chân kia, gót chân chạm ngón chân”. Nếu không thể đặt bàn chân thẳng phía trước sát nhau này, yêu cầu bước về phía trước đủ xa để cho phép gót chân của một chân được đặt trước ngón chân của bàn chân kia cố định. Nếu NB mất thăng bằng trong khi đặt bước chân hoặc đứng thì được 0 điểm. Nếu NB cần giúp đỡ để đặt bước

chân, nhưng có thể giữ 15 giây thì được 1 điểm. Nếu NB có thể bước nhỏ một cách độc lập và giữ 30 giây thì được 2 điểm. Nếu NB có thể đặt bàn chân trước một bàn chân khác một cách độc lập và giữ 30 giây thì được 3 điểm. Nếu bn có thể đặt hai bàn chân gót chạm mũi một cách độc lập và giữ 30 giây thì được 4 điểm. (Hình 1.8.13)

- Nhiệm vụ 14 đứng trên một chân: yêu cầu “đứng trên một chân cho đến khi nào không thể giữ được nữa”. Nếu NB không thể thử hoặc cần trợ giúp để tránh ngã thì được 0 điểm. Nếu NB cố gắng nâng chân không thể giữ được 3 giây nhưng vẫn duy trì đứng độc lập thì được 1 điểm. Nếu NB có thể nâng một chân độc lập và giữ lớn hơn hoặc bằng 3 giây thì được 2 điểm. Nếu NB có thể nâng một chân độc lập và giữ từ 5 đến 9 giây thì được 3 điểm. Nếu NB có thể nâng một chân độc lập và giữ 10 giây thì được 4 điểm. (Hình 1.8.14)

Công cụ thu thập số liệu:

- Mẫu bệnh án nghiên cứu (Phụ lục 1). - Bệnh án của bệnh viện.

- Thang đo thăng bằng Berg (Phụ lục 2).

-Với những dụng cụ trợ giúp như ghế, đồng hồ bấm giờ, thước kẻ, bục tiêu chuẩn và không gian tối thiểu. (Hình 1.9)

Một phần của tài liệu BƯỚC đầu sử DỤNG THANG đo BERG dự đoán NGUY cơ NGÃ ở NGƯỜI CAO TUỔI tại KHOA lão KHOA BỆNH VIỆN c đà NẴNG (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w