Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu BƯỚC đầu sử DỤNG THANG đo BERG dự đoán NGUY cơ NGÃ ở NGƯỜI CAO TUỔI tại KHOA lão KHOA BỆNH VIỆN c đà NẴNG (Trang 30)

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp mô tả cắt ngang.

2.3.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

 Cỡ mẫu: Cỡ mẫu được ước lượng theo công thức sau:

Trong đó:

n: Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu cần phải có.

z: Hệ số tin cậy ở mức xác suất 95%, tương đương hệ số tin cậy z = 1,96. p: Tại thời điểm nghiên cứu, do số liệu đánh giá trước đó tỷ lệ là p= 0.3 (Tỷ lệ ngã ở NCT. Theo WHO tỷ lệ ngã ở NCT tại khu vực Đông Nam Á khoảng 30%).[49], [2]

d: Khoảng cách sai lệch d = 0,1. Áp dụng công thức:

n =

 n = 80,7 Vậy cỡ mẫu tối thiểu cần có là 81 người bệnh.

 Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện.

Tất cả NB trong nghiên cứu được lựa chọn đang điều trị tại Bệnh viện C Đà Nẵng, không phân biệt về tuổi, giới tính, tôn giáo của người bệnh.

Những bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn.

2.3.3. Các biến số nghiên cứu

2.3.3.1 Biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc là biến được sử dụng để mô tả hoặc đo lường vấn đề nghiên cứu. Biến phụ thuộc sử dụng trong nghiên cứu là biến nguy cơ ngã được đo bằng thang đo thăng bằng Berg với 3 mức giá trị gồm thấp, vừa và cao dựa vào tổng số điểm của thang Berg.

2.3.3.2 Biến độc lập

Biến độc lập là các biến được sử dụng để mô tả hoặc đo lường các yếu tố (tác nhân) được giả định là gây ra hoặc ít nhất là làm ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu.

Biến độc lập sử dụng trong nghiên cứu là:

- Tuổi: là biến định tính gồm 3 mức tuổi: < 60 tuổi, 60 - 69 tuổi, 70 – 79 tuổi, ≥ 80 tuổi. Mức phân loại dựa theo phân độ các mức tuổi già.

- Giới: là biến định tính gồm 2 giới là nam và nữ.

- BMI: BMI là chỉ số khối cơ thể được tính theo trọng lượng/chiều cao2, là biến định tính được phân thành 5 mức độ dựa theo phân độ chỉ số BMI theo WHO dành cho người Việt Nam, bao gồm: gầy (< 18,5), bình thường (18,5 – 22,9), thừa cân (23), tiền béo phì (23 – 24,9), béo phì (≥ 25).

- Bệnh lý: gồm những bệnh nội khoa thường gặp ở người cao tuổi mà không ảnh hưởng đến thăng bằng ví dụ như tăng huyết áp, COPD, tiểu đường, loét dạ dày và các bệnh khác, là biến định danh.

- Trình độ học vấn: là biến định danh được phân làm 5 nhóm: Mù chữ, cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng/đại học/ sau đại học.

- Điều kiện sống: là biến định danh gồm 4 giá trị: sống một mình, sống với gia đình không có sự trợ giúp, sống với gia đình có sự trợ giúp, sống với vợ chồng.

- Tiền sử ngã: là những người đã ngã trong vòng một năm qua; là biến nhị giá được khảo sát với hai giá trị là có ngã và không ngã.

- Lý do ngã: là bao gồm tất cả các nguyên nhân gây ra ngã ở những người đã ngã trong một năm qua gồm; trượt ngã, vấp ngã, trèo cao, ngã xe đạp/xe máy là một biến định danh.

- Hậu quả ngã: là bao gồm tất cả các biểu hiện chấn thương mà ngã gây ra gồm: tử vong. gãy xương, chấn thương đầu, bong gân, bầm tím, chấn thương phần mềm, không có hậu quả gì; là một biến định danh.

2.3.4 Công cụ nghiên cứu

Bộ câu hỏi nghiên cứu nguy cơ ngã ở người cao tuổi được xây dựng gồm 3 phần (phụ lục 2):

+ Phần 1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu gồm 10 câu hỏi. + Phần 2: Tiền sử ngã gồm 3 câu hỏi.

+ Phần 3: Thang lượng giá nguy cơ ngã Berg gồm 14 nhiệm vụ để đánh giá thăng bằng. Mức độ đánh giá dựa vào tổng điểm của 14 nhiệm vụ.

0-20 điểm: nguy cơ cao 21-40 điểm: nguy cơ vừa 41-56 điểm: nguy cơ thấp

2.3.5 Nội dung nghiên cứu

2.3.5.1 Phương pháp thu thập thông tin

 Bước 1: Xin giấy giới thiệu của trường Đại học Kĩ thuật Y - Dược Đà Nẵng.

 Bước 2: Giải thích, trình bày mục tiêu, ý nghĩa của nghiên cứu với trưởng khoa và những người có liên quan tại khoa Lão Khoa bệnh viện C Đà Nẵng và xin phép được tiến hành nghiên cứu.

 Bước 3: Lựa chọn và loại trừ bệnh nhân nghiên cứu theo tiêu chuẩn đã đề ra.

Bước 4: Tiếp cận, giải thích, trình bày mục tiêu, ý nghĩa của nghiên cứu với đối tượng nghiên cứu tại khoa Lão Khoa bệnh viện C Đà Nẵng và xin phép được tiến hành nghiên cứu.

Bước 5: Tiến hành nghiên cứu

Giai đoạn 2: Phỏng vấn trực tiếp thông tin người bệnh theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Trong nghiên cứu này đã sử dụng các bộ câu hỏi sẵn có và thiết kế, bao gồm:

- Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu - Tiền sử ngã

- Thang lượng giá nguy cơ ngã Berg

 Bước 6: Tiến hành đánh giá nguy cơ ngã sử dụng thang điểm thăng bằng Berg

2.3.6 Quy ước điểm và phương pháp đánh giá

2.3.6.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bộ câu hỏi về thộng tin NB được thiết kế bởi tác giả bao gồm: Tên; Tuổi; Giới; Chiều cao; Cân nặng; Bệnh chính; Bệnh kèm; Địa chỉ; Trình độ học vấn; Điều kiện sống.

2.3.6.2 Tiền sử ngã của người cao tuổi

Bộ câu hỏi về tiền sử ngã của NB được thiết kế bởi tác giả bao gồm: Có hay không có tiền sử ngã; Lý do ngã; Hậu quả ngã.

2.3.6.3 Thang đo thăng bằng Berg [24]

Bộ công cụ đánh giá chức năng thăng bằng: Berg Balance Scale (BBS). Được phát triển bởi Berg năm 1989 với mục tiêu đánh giá chức năng thăng bằng và dự đoán nguy cơ ngã ở người cao tuổi. Bộ công cụ này gồm 14 nhiệm vụ thăng bằng động và tĩnh khác nhau. Trên từng nhiệm vụ khác nhau của thang đó thăng bằng cho mức điểm ở mức khó tăng dần từ 0-4 điểm (0: Chức năng thăng bằng kém nhất; 4: Chức năng thăng bằng tốt nhất). Tổng điểm của công cụ này là 56 điểm. Nếu tổng điểm nằm trong khoảng từ 0-20 điểm người bệnh sẽ có nguy cơ ngã cao, trường hợp 21-40 điểm người bệnh có nguy cơ ngã vừa và từ 41-56 điểm người bệnh có nguy cơ ngã thấp (Hình 1.8 (1-14)).

- Với nhiệm vụ 1 từ ngồi sang đứng: yêu cầu “đứng lên”, cố gắng không sử dung tay để hổ trợ. Động tác được trang bị một ghế băng có chiều cao thích hợp để cho bàn chân người đặt trên nền nhà với hông và gối gấp 90 độ. Nếu NB cần sự trợ giúp vừa phải hoặc tối đa để đứng thì được 0 điểm. Nếu NB cần trợ giúp tối thiểu để đứng hoặc để giữ vững thì được 1 điểm. Nếu NB có thể đứng sử dụng tay sau vài lần thử nghiệm thì được 2 điểm. Nếu NB có thể đứng độc lập sử dụng tay thì được 3 điểm. Nếu NB có thể đứng

mà không sử dụng tay và giữ vững một cách độc lập thì được 4 điểm. - Với nhiệm vụ 2 đứng không trợ giúp: yêu cầu “đứng trong hai phút mà không vịn”. Động tác được trang bị đồng hồ thể thao hoặc đồng hồ đeo tay chỉ giây. Nếu NB không thể đứng 30 giây nếu không được hỗ trợ thì được 0 điểm. Nếu NB cần một vài lần làm thử để đứng được 30 giây mà không cần hỗ trợ thì được 1 điểm. Nếu NB có thể đứng được 30 giây mà không cần hỗ trợ thì được 2 điểm. Nếu NB có thể đứng 2 phút với sự giám sát (quan sát) thì không được 3 điểm. Trường hợp có thể đứng an toàn 2 phút thì đạt điểm tối đa là 4 điểm.

- Với nhiệm vụ 3 ngồi với lưng không hỗ trợ và bàn chân đặt trên sàn nhà: yêu cầu “ngồi với cánh tay đưa ra trước khoảng 2 phút”. Nếu NB không thể ngồi 10 giây nếu không hỗ trợ thì được 0 điểm. Nếu NB có thể ngồi 10 giây thì được 1 điểm. Nếu NB có thể ngồi tới 30 giây thì được 2 điểm. Nếu NB có thể ngồi 2 phút với sự giám sát (quan sát) thì được 3 điểm. Nếu NB có thể ngồi an toàn 2 phút thì được 4 điểm.

- Với nhiệm vụ 4 từ đứng sang ngồi: yêu cầu “ngồi xuống từ từ không dùng tay”. Nếu NB cần hỗ trợ khi ngồi thì được 0 điểm. Nếu NB ngồi một cách độc lập nhưng không kiểm soát được khi hạ người xuống thì được 1 điểm. Nếu NB dùng phần sau của chân tựa vào ghế để kiểm soát hạ người xuống thì được 2 điểm. Nếu NB kiểm soát hạ người xuống bằng cách sử dụng

tay thì được 3 điểm. Nếu NB ngồi an toàn ít sử dụng tay thì được 4 điểm. (Hình 1.8.4)

- Với nhiệm vụ 5 dịch chuyển từ ghế này sang ghế khác: Yêu cầu “chuyển một hướng sang một ghế có tay vịn và một hướng sang một ghế không có tay vịn”. Hướng dẫn sắp xếp các chiếc ghế để người dịch chuyển tư thế theo kiểu đứng xoay. Nếu NB cần hai người trợ giúp hoặc giám sát (đứng gần) để được an toàn thì được 0 điểm. Nếu NB cần một người trợ giúp thì được 1 điểm. Nếu NB có thể dịch chuyển với hướng dẫn bằng lời nói và/hoặc giám sát (quan sát) thì được 2 điểm. Nếu NB có thể dịch chuyển an toàn cần dùng tay thì được 3 điểm. Nếu NB có thể dịch chuyển an toàn ít sử dụng tay thì được 4 điểm. (Hình 1.8.5)

- Nhiệm vụ 6 đứng không trợ giúp với mắt nhắm: “yêu cầu hãy đứng yên với hai bàn chân rộng ngang vai và nhắm mắt lại trong 10 giây”. Nếu NB cần giúp đỡ để tránh ngã thì được 0 điểm. Nếu NB không thể giữ mắt nhắm lại trong 3 giây nhưng vẫn ổn định thì được 1 điểm. Nếu NB có thể đứng 3 giây thì được 2 điểm. Nếu NB có thể đứng 10 giây với sự giám sát (quan sát) thì được 3 điểm. Nếu NB có thể đứng 10 giây một cách an toàn thì được 4 điểm. (Hình 1.8.6)

- Nhiệm vụ 7 đứng không trợ giúp với hai bàn chân sát nhau: yêu cầu “đặt hai bàn chân sát nhau và đứng yên mà không vịn”. Nếu NB cần sự giúp đỡ để đạt được tư thế và / hoặc không thể giữ trong 15 giây thì được 0 điểm. Nếu NB cần giúp đỡ để đạt được tư thế nhưng có thể đứng 15 giây với hai bàn chân sát nhau thì được 1 điểm. Nếu NB có thể đặt hai bàn chân sát với nhau một cách độc lập nhưng không thể giữ được trong 30 giây thì được 2

điểm. Nếu NB có thể đặt hai bàn chân sát với nhau một cách độc lập và đứng trong 1 phút với sự giám sát (quan sát) thì được 3 điểm. Nếu NB có thể đặt hai bàn chân sát nhau một cách độc lập và đứng 1 phút một cách an toàn thì được 4 điểm. (Hình 1.8.7)

- Nhiệm vụ 8 vươn tới với cánh tay duỗi thẳng trong khi đứng: yêu cầu “nâng cánh tay 90 độ gập ra trước, duỗi thẳng các ngón tay ra và vươn tay ra trước càng xa càng tốt mà không di chuyển hai chân”. Nếu NB mất cân bằng trong khi cố gắng, đòi hỏi sự hổ trợ từ bên ngoài thì được 0 điểm. Nếu NB vươn về phía trước nhưng cần giám sát (quan sát) thì được 1 điểm. Nếu NB có thể vươn tới phía trước 5 cm (2 inches) thì được 2 điểm. Nếu NB có thể vươn tới phía trước 12 cm (5 inches) thì được 3 điểm. Nếu NB có thể vươn tới phía trước một cách tự tin 25 cm (10 inches) thì được 4 điểm. (Hình 1.8.8)

- Nhiệm vụ 9 lấy đồ vật từ sàn nhà từ tư thế đứng: yêu cầu “nhặt chiếc giày/dép được đặt phía trước bàn chân của bạn”. Nếu NB không thể thử, cần sự giúp đỡ để khỏi mất thăng bằng hoặc ngã thì được 0 điểm. Nếu NB không thể nhặt được chiếc dép và cần sự giám sát (quan sát) trong khi cố gắng thì được 1 điểm. Nếu NB không thể nhặt được chiếc dép lên nhưng vươn tới cách chiếc dép 2-5 cm (1-2 inches) và giữ cân bằng một cách độc lập thì được 2 điểm. Nếu NB có thể nhặt chiếc dép lên nhưng cần sự giám sát (quan sát) thì được 3 điểm. Nếu NB có thể nhặt chiếc dép lên an toàn và dễ dàng thì được 4 điểm. (Hình 1.8.9)

- Nhiệm vụ 10 xoay đầu để nhìn ra sau (xoay sang phải rồi xoay sang trái) trong khi đứng yên: yêu cầu “hãy nhìn ra đằng sau theo hướng vai trái và ngược lại đối với vai phải, nhưng đừng di chuyển hai chân”. Nếu NB cần giúp đỡ để tránh bị mất thăng bằng hoặc ngã thì được 0 điểm. Nếu NB cần sự giám sát (quan sát) khi quay thì được 1 điểm. Nếu NB quay đầu để nhìn ngang mức vai thì được 2 điểm. Nếu NB nhìn về phía sau qua một bên vai và chuyển

trọng lượng sang chân đối diện thì được 3 điểm. Nếu NB nhìn về phía sau qua mỗi vai và chuyển trọng lượng tốt thì được 4 điểm. (Hình 1.8.10)

- Nhiệm vụ 11 xoay người 360 độ: yêu cầu “xoay người đủ một vòng tròn, dừng lại, và sau đó quay đủ một vòng tròn theo hướng ngược lại”. Nếu NB cần trợ giúp trong khi xoay thì được 0 điểm. Nếu NB cần được giám sát gần (quan sát) hoặc hướng dẫn bằng lời nói liên tục thì được 1 điểm. Nếu NB có thể xoay 360 độ an toàn nhưng chậm thì được 2 điểm. Nếu NB có thể xoay 360 độ an toàn chỉ theo một hướng trong 4 giây hoặc ít hơn, hoàn thành xoay vong theo hướng ngược lại cần nhiều hơn 4 giây thì được 3 điểm. Nếu NB có thể xoay 360 độ một cách an toàn trong 4 giây hoặc ít hơn mỗi hướng (tổng cộng ít hơn 8 giây)

thì được 4 điểm. (Hình 1.8.11)

- Nhiệm vụ 12 đứng đặt hai chân luân phiên lên bục trong khi đứng không có trợ giúp: yêu cầu “đặt mỗi chân luân phiên lên bục và tiếp tục cho đến khi mỗi bàn chân chạm vào bục được 4 lần”. Nếu NB cần được hỗ trợ để giữ thăng bằng hoặc tránh khỏi ngã/không thể thử thì được 0 điểm. Nếu NB có thể hoàn thành 2 bước, cần trợ giúp tối thiểu thì được 1 điểm. Nếu NB có thể hoàn thành 4 bước mà không cần sự trợ giúp, nhưng cần được giám sát chặt chẽ (quan sát) thì được 2 điểm. Nếu NB có thể đứng độc lập và hoàn thành 8 bước >20 giây thì được 3 điểm. Nếu NB đứng độc lập, an toàn và hoàn thành 8 bước trong 20 giây thì được 4 điểm. (Hình 1.8.12)

- Nhiệm vụ 13 đứng không trợ giúp với một bàn chân đặt ở phía trước: yêu cầu “đứng bằng một bàn chân đặt phía trước bàn chân kia, gót chân chạm ngón chân”. Nếu không thể đặt bàn chân thẳng phía trước sát nhau này, yêu cầu bước về phía trước đủ xa để cho phép gót chân của một chân được đặt trước ngón chân của bàn chân kia cố định. Nếu NB mất thăng bằng trong khi đặt bước chân hoặc đứng thì được 0 điểm. Nếu NB cần giúp đỡ để đặt bước

chân, nhưng có thể giữ 15 giây thì được 1 điểm. Nếu NB có thể bước nhỏ một cách độc lập và giữ 30 giây thì được 2 điểm. Nếu NB có thể đặt bàn chân trước một bàn chân khác một cách độc lập và giữ 30 giây thì được 3 điểm. Nếu bn có thể đặt hai bàn chân gót chạm mũi một cách độc lập và giữ 30 giây thì được 4 điểm. (Hình 1.8.13)

- Nhiệm vụ 14 đứng trên một chân: yêu cầu “đứng trên một chân cho đến khi nào không thể giữ được nữa”. Nếu NB không thể thử hoặc cần trợ giúp để tránh ngã thì được 0 điểm. Nếu NB cố gắng nâng chân không thể giữ được 3 giây nhưng vẫn duy trì đứng độc lập thì được 1 điểm. Nếu NB có thể nâng một chân độc lập và giữ lớn hơn hoặc bằng 3 giây thì được 2 điểm. Nếu NB có thể nâng một chân độc lập và giữ từ 5 đến 9 giây thì được 3 điểm. Nếu NB có thể nâng một chân độc lập và giữ 10 giây thì được 4 điểm. (Hình 1.8.14)

Công cụ thu thập số liệu:

Một phần của tài liệu BƯỚC đầu sử DỤNG THANG đo BERG dự đoán NGUY cơ NGÃ ở NGƯỜI CAO TUỔI tại KHOA lão KHOA BỆNH VIỆN c đà NẴNG (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w