- Các thuật toán mô tả: tần số (n), tỷ lệ phần trăm (%), giá trị trung bình (X), độ lệch chuẩn (SD).
- Các thuật toán so sánh không có giá trị trung bình: chi-square. - Các thuật toán tỷ suất chênh OR
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Tình trạng ngã ở NCT
3.1.1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ 3.1 Đặc điểm về độ tuổi
Nhận xét: Biểu đồ 3.1 cho thấy người tham gia nghiên cứu trong độ tuổi từ 60 – 69 tuổi (43.2%) chiếm tỷ lệ cao nhất, tỷ lệ thấp nhất là ≥80 tuổi (22.2%). Tuổi trung bình của NCT (X ± SD) là: 73.2 ± 9.1
Biểu đồ 3.2 Đặc điểm về giới
Nhận xét: Biểu đồ 3.2 cho thấy đa số người tham gia nghiên cứu là nữ chiếm 55.6%, nam giới chiếm 44.4%.
Bảng 3.1. Đặc điểm về chỉ số khối cơ thể
BMI n Tỷ lệ % Gầy (< 18,5) 15 18.5 Bình thường (18,5 – 22,9) 43 53.1 Thừa cân (23) 1 1.2 Tiền béo phì (23 – 24,9) 16 19.8 Béo phì (≥ 25) 6 7.4
Nhận xét: Bảng 3.1 cho thấy đa số NCT có chỉ số khối cơ thể ở mức
bình thường chiếm tỷ lệ cao nhất là 53.1%, tỷ lệ tiền béo phì và béo phì chiếm tổng tỷ lệ là 27.2%, 18.5% là gầy còn lại là 1.2% là thừa cân.
Bệnh lý n Tỷ lệ %
Tăng huyết áp 33 40.7
Bệnh COPD 24 29.6
Đái tháo đường 24 29.6
Loét dạ dày 10 12.3
Nhận xét: Từ bảng 3.2 cho thấy, tỷ lệ NB tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất 40.7%, bệnh COPD, đái tháo đường cùng chiếm 29.6%, tỷ lệ thấp nhất là loét dạ dày 12.3%. Bảng 3.3 Đặc điểm về trình độ học vấn Trình độ học vấn n Tỷ lệ % Mù chữ 3 3.7 Tiểu học 25 22.2 Trung học cơ sở 16 34.6 Trung học phổ thông 25 24.7 CĐ/ĐH/SĐH 12 14.8
Nhận xét: Từ bảng 3.3 cho thấy NCT có TĐHV từ tiểu học đến trung
học phổ thông chiếm tổng tỷ lệ 81.5%, chỉ có 3.7% người cao tuổi mù chữ và 14.8% người cao tuổi hoàn thành chương trình bậc CĐ/ĐH/SĐH.
Bảng 3.4 Đặc điểm về điều kiện sống
Điều kiện sống n Tỷ lệ %
Sống một mình 10 12.3
Sống cùng gia đình có sự giúp đỡ 10 12.3
Sống cùng gia đình không có sự giúp đỡ 31 38.3
Sống với vợ/chồng 30 37
Nhận xét: Từ bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ người cao tuổi sống với gia đình không có sự trợ giúp và sống với vợ chồng chiếm ưu thế, với tỷ lệ lần lượt là 38.3% và 37%.
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ ngã ở người cao tuổi
Nhận xét: Trong tổng số 81 người tham gia nghiên cứu trong vòng một năm qua, có 45 người có tiền sử ngã và 36 người không ngã tương ứng với tỷ lệ ngã là 55.6% và người không có tiền sử ngã là 44.4%.
Biểu đồ 3.4 Đặc điểm ngã ở NCT theo tuổi
Nhận xét: Từ biểu đồ 3.4 cho thấy người từ 80 tuổi trở lên có tỷ lệ ngã
cao nhất là 100%, 60-69 tuổi tỷ lệ ngã thấp nhất chiếm 12.3%, nhóm tuổi 70- 79 tỷ lệ ngã chiếm 60.9%.
Biểu đồ 3.5 Đặc điểm ngã theo giới
Nhận xét:Biểu đồ 3.5 cho thấy nữ giới có tỷ lệ ngã cao hơn nam giới. Ngã ở nữ là 55.6% và nam là 44.4% .
Bảng 3.5 Đặc điểm ngã ở NCT theo BMI
BMI Có ngã: n(%) Không ngã: n(%) Gầy (< 18,5) 4(26.7) 11(73.3) Bình thường (18,5 – 22,9) 27(62.8) 16(37.2) Thừa cân (23) 0(100) 1(100) Tiền béo phì (23 – 24,9) 14(87.5) 2(12.5) Béo phì (≥ 25) 0(0) 6(100)
Nhận xét: Qua bảng 3.5 cho thấy, NCT có chỉ số BMI bình thường có tỷ
lệ ngã là 62.8% và 37.2% không ngã, 26.7% ngã và 73.3% không ngã ở NCT có chỉ số BMI gầy, 100% không ngã ở NCT có BMI thừa cân, 87.5% ngã và 12.5% không ngã ở NCT có BMI tiền béo phì và 100% không ngã ở NCT có BMI béo phì.
Bảng 3.6 Đặc điểm ngã ở NCT theo bệnh lý
Bệnh lý Có ngã: n(%) Không ngã: n(%)
Tăng huyết áp 26(78.8) 7(21.1)
Đái tháo đường 18(75) 6(25)
Loét dạ dày 3(30) 7(70)
Nhận xét: Từ bảng 3.6 cho thấy người có tiền sử tăng huyết áp có tỷ lệ
ngã cao nhất là 78.8% tiếp đến là bệnh đái tháo đường 75%, COPD 16.7% và loét dạ dày có tỷ lệ ngã 30 %. Bảng 3.7 Đặc điểm ngã ở NCT theo trình độ học vấn Trình độ học vấn Có ngã: n(%) Không ngã: n(%) Mù chữ 1(33.3) 2(66.7) Tiểu học 11(44) 14(56) Trung học cơ sở 13(81.2) 3(18.8) Trung học phổ thông 8(32) 17(68) CĐ/ĐH/SĐH 0(0) 12(100)
Nhận xét: Bảng 3.7 cho thấy số lượng NCT có TĐHV mù chữ có tỷ lệ ngã là 33.3%, tiểu học chiếm 44%, trung học cơ sở chiếm 81.2%, trung học phổ thông chiếm 32%, và 0% NCT có tiền sử ngã ở trình độ CĐ/ĐH/SĐH.
Bảng 3.8 Đặc điểm ngã ở NCT theo điều kiện sống
Điều kiện sống Có ngã: n(%) Không ngã: n(%)
Sống một mình 3(30) 7(70) Sống cùng gia đình có sự giúp đỡ 10(100) 0(0) Sống cùng gia đình không có sự giúp đỡ 18(58.1) 13(41.9) Sống với vợ/chồng 14(46.7) 16(53.3)
Nhận xét: Từ bảng 3.8 ta có tỷ lệ người cao tuổi sống cùng gia đình
không có sự trợ giúp chiếm tỷ lệ ngã cao nhất là 58.1% và sống một mình có tỷ lệ ngã thấp nhất là 40% so với những người không ngã.
Biểu đồ 3.6 Lý do ngã của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: Từ biểu đồ hình 3.6 cho chúng ta thấy lý do gây ra ngã trong
số những người có tiền sử ngã thì trượt và vấp ngã chiếm tỷ lệ cao nhất, với 47% là trượt ngã và 24% là vấp ngã, 18% là do ngã xe đạp/xe máy, 11% ngã là do trên cao.
Biểu đồ 3.7 Hậu quả ngã ở người cao tuổi
Nhận xét: Từ biểu đồ hình 3.7 cho thấy, NCT khi ngã đã để lại một số
hậu quả nghiêm trọng với tỷ lệ NCT bị chấn thương phần mềm chiếm tỷ lệ cao nhất là 44%, 27% NCT ngã gây hậu quả gãy xương chi, 11% những người cao tuổi khi ngã không để lại hậu quả gì chiếm tỷ lệ, 9% chấn thương vùng đầu, và 9% là do lún xẹp đốt sống.
3.2 Phân tích giá trị của thang đo Berg liên quan đến ngã ở người cao tuổi tại khoa Lão Khoa bệnh viện C Đà Nẵng. tuổi tại khoa Lão Khoa bệnh viện C Đà Nẵng.
3.2.1 Đánh giá nguy cơ ngã ở NCT theo thang đo Berg
Biểu đồ 3.8. Mô tả điểm số 14 nhiệm vụ thăng bằng ở người cao tuổi theo thang đo Berg
Nhận xét: Qua biểu đồ 3.8, ta thấy những NCT tham gia nghiên cứu đã
hoàn thành 14 nhiệm vụ thăng bằng với mức điểm khác nhau từ trái sang phải, giao động trong khoảng trung bình từ 2.5 điểm đến cao nhất là 4 điểm. Trong đó, tỷ lệ mức điểm ở nhiệm vụ từ 1 đến 10 chưa có sư thay đổi rõ rệt, khoảng điểm giao động thấp nhất trong khoảng này là 3.10 điểm đến 3.93 điểm. Từ nhiệm vụ thứ 11 trở đi, nhiệm vụ đứng trên 1 chân và đứng trên một đường thẳng mũi chân chạm gót chân kia có mức điểm suy giảm rõ rệt với điểm số trung bình lần lượt là 2.5 và 2.8 điểm.
Bảng 3.9 Phân bố mức độ nguy cơ ngã của người cao tuổi thang đo Berg
Phân mức nguy cơ Berg n Tỷ lệ %
Cao (0<BBS<20) 0 0
Vừa (21<BBS<40) 14 17.3
Thấp (41<BBS<56) 67 81.7
BERG (X ± SD) 47.7 ± 8.5
Nhận xét: Từ bảng 3.9 ta được tỷ lệ NCT có nguy cơ ngã thấp chiếm tỷ
lệ 81.7%, nguy cơ ngã vừa chiếm 17.3% và không có người có nguy cơ ngã cao. Điểm số trung bình của thang đo berg là 47.7 ± 8.5 điểm.
3.2.2. Phân mức thang đo Berg liên quan đến ngã ở NCT và giá trị của hainhiệm vụ thăng bằng trong thang đo Berg với ngã. nhiệm vụ thăng bằng trong thang đo Berg với ngã.
Bảng 3.10 Mối liên quan phân mức thang đo Berg liên quan đến ngã ở NCT
BERG Có ngã Không ngã Tổng số p (hiệu chỉnh Fisher) n % n %
Nguy cơ ngã cao (≤40) 13 28,9 1 2,8 14
<0,01
Nguy cơ ngã thấp (>40) 32 71,1 35 97,2 67
Tổng số 45 100 36 100 81
Nhận xét: Theo bảng báo cáo 3.10, ta thấy có sự liên quan giữa phân mức
nguy cơ ngã của thang đo Berg với ngã của NCT (p<0,01), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Những NCT có nguy cơ ngã thấp theo thang đo Berg liên quan đến tăng tần xuất không ngã của NCT so với NCT có nguy cơ ngã cao theo thang đo Berg, tương ứng là 97,3% so với 2,7% (theo hiệu chỉnh Fisher). Bảng 3.11 Mối liên quan khả năng đứng trên một đường thẳng, mũi chân này chạm gót chân kia (30 giây) của thang đo BERG đến ngã ở NCT
Nhiệm vụ (tác vụ) Có ngãn (%) Không ngãn (%) 95% CIOR p
Đứng trên một đường thẳng, mũi chân này
chạm gót chân kia (30 giây) (1,4-10,9) ≥ 30s 23 (51,1) 29 (80,6) Tổng số 45 (100) 36 (100)
Nhận xét: Có sự liên quan giữa nhiệm vụ đứng trên một đường thẳng, mũi
chân này chạm gót chân kia với nguy cơ ngã của NCT (p<0.05), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Nguy cơ ngã ở những NCT có nhiệm vụ đứng trên một đường thẳng, mũi chân này chạm gót chân kia dưới 30 giây cao gấp 3.9 lần so với những NCT có nhiệm vụ đứng trên một đường thẳng, mũi chân này chạm gót chân kia lớn hơn hoặc bằng 30 giây. (OR=3,9; 95% CI 1,4 – 10,9).
Bảng 3.12 Mối liên quan khả năng đứng trên một chân của thang đo Berg đến ngã ở NCT Nhiệm vụ (tác vụ) Có ngã Không ngã OR p n (%) n (%) 95% CI Khả năng đứng trên một chân < 5s 32 (71,1) 6 (16.7) 12,3 (4.1-36.5) <0,001 ≥ 5s 13 (28,9) 30 (83.3) Tổng số 45 ( 100 ) 36 (100)
Nhận xét: Có sự liên quan giữa nhiệm vụ đứng trên một chân với nguy cơ
ngã của NCT (p<0,01), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Nguy cơ ngã ở những NCT có nhiệm vụ đứng trên một chân dưới 5 giây cao gấp 12.3 lần so với những NCT có nhiệm vụ đứng trên một chân lớn hơn hoặc bằng 5 giây. (OR=3,9; 95% CI 4.1– 36.5).
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.1 Tình trạng ngã ở NCT
4.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Kết quả từ bảng 3.1 cho thấy trong nghiên cứu của chúng tôi thì tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 73.2 tuổi. Độ tuổi của đối tượng nghiên cứu chủ yếu từ 60–69 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 43.2%. Số lượng NCT trên 80 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất 22.2%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Tấn Dũng (2018) với 42.2% NCT ở độ tuổi 60-69 tuổi, 36.1% ở độ tuổi 70-79 tuổi, 21.7% ở độ tuổi trên 80 tuổi. [13] Sự tương đồng này có thể là đối tượng nghiên cứu cùng trên người cao tuổi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Tuổi cao ảnh hưởng đến khả năng thăng bằng của người cao tuổi.
Tỷ lệ nữ giới tham gia nghiên cứu chiếm 55.6%, nam giới chiếm 44.4% (Bảng 3.1). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Tấn Dũng (2018) với nữ chiếm 54.6%, nam chiếm 45.4%.[13]. So với nghiên cứu của Miur SW trên cùng đối tượng NCT thì tỷ lệ nam cao hơn nữ, trong đó 70% là nam và 30 % là nữ giới.[44]. Nhìn chung, sự khác biệt này có lẽ là do đặc điểm dân cư và vùng miền của từng quốc gia, dân tộc đồng thời là sự sai khác về thời gian và địa điểm nguyên cứu của các đối tượng tham gia nghiên cứu.
Trong số 81 NCT tham gia nghiên cứu, đa số NCT có chỉ số BMI ở mức bình thường chiếm 53.1%, tuy nhiên vẫn còn 27.2% NCT đang ở giai đoạn tiền béo phì và béo phì. Kết quả này khác với tỷ lệ ở các nước phương tây với tỷ lệ béo phì cao hơn. Theo nghiên cứu của Christine L. Himes PhD (2011) và Teresa Wills (2011) tỷ lệ NCT ở mức béo phì chiếm tỷ lệ khá cao. Điều đó có thể giải thích là vì chế độ dinh dưỡng, điều kiện kinh tế văn hóa khác nhau của từng quốc gia.[43],[60]
Bên cạnh những đặc điểm về tình trạng BMI ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe của người cao tuổi thì NCT còn phải đối mặt với tình trạng bệnh lý như có tiền sử tăng huyết áp có tỷ lệ ngã cao nhất là 40.7% tiếp đến là bệnh đái tháo đường và COPD đồng chiếm tỉ lệ 29.6% và cuối cùng là 12.3% loét dạ
dày. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với Trần Thị Thảo (2016) [52] và Trần Thị Hoàng Oanh (2015) với tỷ lệ NCT có bệnh cao huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là đái tháo đường và cuối cùng là COPD.[45]
Ngoài những khai thác về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu trên thì TĐHV cũng được nhắc đến với tỷ lệ NCT hoàn thành hết chương trình giáo dục từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông chiếm tổng tỉ lệ lớn lên đến 81.5%, chỉ có 3.7% NCT mù chữ, tiếp đến là trình độ cao đẳng/đại học/sau đại học với tỷ lệ 14.8% . Tỷ lệ này có sự tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Tấn Dũng (2018), tỷ lệ NCT hoàn thành hết chương trình trung học phổ thông chiếm tỉ lệ 80.3%, 16.6% từ cao đẳng trở lên và có 4.15% NCT mù chữ. Trình độ học vấn sẽ phần nào ảnh hưởng đến kiến thức và thái độ dự phòng nguy cơ ngã ở NCT.
4.1.2 Tình trạng ngã ở người cao tuổi
Trong nghiên cứu của chúng tôi từ biểu đồ 3.3 tỷ lệ ngã ở NCT, cho thấy qua khảo sát 81 NCT thì tỷ lệ NCT có tiền sử ngã chiếm 55.4%. Kết quả này cao gấp đôi so với nghiên cứu của Nguyễn Tấn Dũng (2018) với khảo sát 900 NCT thì ngã trong năm là 28,3% và một số nghiên cứu khác như của Tinetti M.E et al (1988), Terroso M et al (2014). Sự khác biệt này có lẽ là do nghiên cứu của chúng tôi khảo sát trên cỡ mẫu nhỏ, đang được điều trị tại bệnh viện so với nghiên cứu Nguyễn Tấn Dũng khảo sát trên đối tượng tại cộng đồng, với cỡ mẫu lớn. Bên cạnh đó, cùng trên đối tượng là NCT nhưng tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu của các tác giả là không giống nhau.[13],[38]
Kết quả khảo sát của chúng tôi từ biểu đồ 3.4 ngã ở NCT theo tuổi cho thấy, 100% NCT có tiền sử ngã trong vòng 1 năm qua có độ tuổi từ 80 tuổi trở lên, nhóm tuổi từ 60 - 69 có tỷ lệ ngã thấp nhất 12.3%. Như vậy tỉ lệ ngã gia tăng theo tuổi, tuổi càng cao thì tỷ lệ ngã càng nhiều. Nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả báo cáo của CDC năm 2009, tỷ lệ ngã ở người trên 85 tuổi cao gấp 4 lần nhóm tuổi từ 65 đến 74 tuổi.[16]. Theo nghiên cứu
Nguyễn Tấn Dũng (2018) thì tỷ lệ ngã của NCT ≥ 80 tuổi cao xấp xỉ gấp đôi nhóm tuổi từ 60-69 tuổi. Sở dĩ có sự phân bố không giống nhau này có lẽ là do nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên lâm sàng tại khoa Lão Khoa với cỡ mẫu chưa đủ lớn để ra soát hết tất cả các nhóm tuổi. Mặt khác, Già không phải là bệnh nhưng nó tạo điều kiện cho bệnh lý phát triển[22]. Do đó, trong nghiên cứu của chúng tôi vẫn có tỷ lệ NCT mắc các bệnh nội khoa như đái tháo đường, tăng huyết áp, COPD,... và bệnh lý phối hợp. Vì vậy, những người tuổi từ 80 tuổi trở lên sẽ là điều kiện cho cho bệnh lý phát triển nên dẫn đến nhóm tuổi này có tỷ lệ ngã cao hơn hẳn. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của cơ thể, quá trình lão hóa là tất yếu, cho thấy tuổi càng cao, sự hạn chế hoạt động của các cơ quan bao gồm cơ xương, tim mạch, thị giác, tiền đình và thăng bằng, chậm đáp ứng và nhận thức, tất cả trong số đó đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ ngã.[51] Ngược lại, với NCT từ 60-69 tuổi thì họ độc lập hơn với ít sự ảnh hưởng của quá trình lão hóa và sự phát triển của bệnh tật nên tỷ lệ ngã thấp hơn. Mặc khác tuổi thọ trung bình của người Việt Nam hiện tại là 73.5 tuổi (nam là 70.9 tuổi và nữ là 76.2 tuổi) khá cao, tuy nhiên nó không tỷ lệ thuận với số năm sống khỏe vì vậy[*], số lượng NCT trên 80 tuổi ít hơn.[46] Theo nghiên cứu của Lach et al (1991) và Todd and Skelton (2004) ngã ở người cao tuổi dưới 75 tuổi là đa phần liên quan đến yếu tố bên ngoài, trong khi đó yếu tố nội tại ảnh hưởng nhiều hơn ở tuổi trên