Mối liên quan giữa phân mức thang đo Berg liên quan đến ngã ở NCT và

Một phần của tài liệu BƯỚC đầu sử DỤNG THANG đo BERG dự đoán NGUY cơ NGÃ ở NGƯỜI CAO TUỔI tại KHOA lão KHOA BỆNH VIỆN c đà NẴNG (Trang 62)

NCT và giá trị của hai nhiệm vụ thăng bằng trong thang đo Berg với ngã

Từ bảng 3.10 ngã theo thang đo Berg liên quan đến tiền sử ngã cho thấy có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa phân mức nguy cơ ngã và tiền sử ngã (p<0,01). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Linda D Bogle Thorbahn (1996), Anne Shumway-Cook, et al (1997), Susan W Muir et al (2008), Patrick D. Neuls (2011), Anne Felicia Ambrose et al (2013). [50.40.20.37.36]. Những nghiên cứu này đều đánh giá sự liên quan giữa ngã với nguy cơ dựa trên hệ thống tài liệu và nghiên cứu đoàn hệ tương lai. Như vậy với phân mức nguy cơ ngã của thang đo Berg có độ tin cậy cao đến như vậy nên được áp dụng rộng rãi trong các đối tượng NCT tại bệnh viện cũng như tại cộng đồng Việt Nam.

Nhiệm vụ đứng trên một đường thẳng với mũi chân này chạm gót chân kia. Nhiệm vụ này hoàn thành khi NB có khả năng duy trì vị thế này trong 30 giây. Khi NB cần sự hổ trợ để đứng và không có khả năng giữ thăng bằng trong 30 giây được coi là khả năng bị suy giảm. Từ bảng 3.11 nhiệm vụ đứng trên một đường thẳng, mũi chân này chạm gót bàn chân kia (30 giây) liên quan đến ngã ở NCT cho thấy (OR=3,9; 95% CI 1,4 – 10,9) tức là nguy cơ ngã ở những NCT có nhiệm vụ đứng trên một đường thẳng, mũi chân này chạm gót chân kia dưới 30 giây cao gấp 3.9 lần so với những NCT có nhiệm vụ đứng trên một đường thẳng, mũi chân này chạm gót chân kia lớn hơn hoặc bằng 30 giây và CI 95% nằm trong khoảng thời gian nhỏ hơn 30 giây giao động từ 1.4-10.9. Có sự liên quan giữa nhiệm vụ đứng trên một đường thẳng mũi chân này

chạm gót chân kia (<30 giây) với tiền sử ngã của NCT (p<0.05). Sở dĩ có kết quả như vậy vì chân đế hẹp nằm trên 1 đường thẳng với chiều rộng chân đế rất nhỏ, nhiệm vụ của cơ thể là giữ trọng tâm cơ thể nằm trên chiều rộng rất hẹp của chân đế do đó xu hướng cơ thể sẽ lắc lư theo chiều bên-bên gây dễ mất thăng bằng dẫn đến té ngã.[29]

Phân tích nhiệm vụ đứng trên một chân hoàn thành khi NB có khả năng đứng và duy trì vị thế này lâu hơn 5s giây trên chân thuận. Khi NB cần sự hổ trợ để đứng và không có khả năng giữ thăng bằng ở tư thế này tới 5 giây được coi là khả năng suy yếu. Từ bảng 3.12 nhiệm vụ đứng trên một đường thẳng, mũi chân này chạm gót bàn chân kia (30 giây) liên quan đến ngã ở NCT cho thấy (OR=12,3; 95% CI 4.1– 36.5) tức là nguy cơ ngã ở những NCT có nhiệm vụ đứng trên một chân dưới 5 giây cao gấp 12.3 lần so với những NCT có nhiệm vụ đứng trên một chân lớn hơn hoặc bằng 5 giây. Có sự liên quan giữa nhiệm vụ đứng trên một chân (<10 giây) với tiền sử ngã của NCT (p<0.001). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Bruno J. Vellas (1997), với sự đánh giá trên 267 NCT đứng trên một chân. Kết quả dự đoán được ghi rõ, và sau ba năm thì những người có nguy cơ này đã xảy ra ít nhất một lần ngã. Ở nhiệm vụ này ta thấy mặt chân đế giảm còn một nửa so với nhiệm vụ đứng trên một đường thẳng, mũi chân này chạm gót chân kia do đó nên dễ mất thăng bằng hơn khi phải điều chỉnh cả một nửa bên cơ thể để đưa trọng tâm cơ thể về giữa bàn chân.[29],[19]

Như vậy, với độ tin cậy khá tuyệt với đến như vậy của 2 nhiệm vụ thăng bằng đứng trên một chân, mũi chân này chạm gót chân kia với nhiệm vụ đứng

trên một chân, chúng tôi nhận thấy rằng nên ứng dụng nhanh 2 nhiệm vụ này

trên lâm sàng tại bệnh viện hoặc trong cộng đồng trong đánh giá nguy cơ ngã ở NCT.

Qua nghiên cứu 81 NCT đang điều trị tại khoa Lão Khoa bệnh viện C Đà Nẵng từ tháng 01-2019 đến 05-2019, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Tiền sử té ngã ở NCT tại khoa Lão khoa bệnh viện C Đà Nẵng

Tỷ lệ NCT có tiền sử ngã là 55.4%; Nhóm tuổi 60 -69 có tỷ lệ ngã thấp nhất là 12.3 % và độ tuổi từ 80 tuổi trở lên có tỷ lệ ngã là 100%; Nữ giới ngã nhiều hơn nam giới, nữ chiếm 55.6% và nam chiếm 44.4%

NCT có chỉ số BMI bình thường có tỷ lệ ngã cao hơn các nhóm khác, chiếm 60% so với người ngã và 62.8% so với người không ngã.

Người mắc bệnh tăng huyết áp có tỷ lệ ngã là 78.8%, đái tháo đường là 75%, COPD là 16.7%

100% NCT có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học không có tiền sử ngã, NCT có trình độ học vấn kém có tiền sử ngã.

NCT sống với gia đình có sự trợ giúp có tỷ lệ ngã là 100%, NCT sống cùng gia đình không có sự trợ giúp là 58.1%, NCT sống với vợ chồng là 46.7% và NCT sống một mình là 30%.

2. Phân mức thang đo Berg liên quan đến tiền sử ngã và mối liên quan giữa khả năng đứng trên một đường thẳng mũi chân này chạm gót chân kia và đứng trên một chân với tiền sử ngã.

- Theo thang đo thăng bằng Berg có 0% nguy cơ cao, 17.3% nguy cơ vừa và 81.7% nguy cơ cao. Điểm cắt của thang đo Berg là 40 điểm được dùng để dự đoán nguy cơ té ngã. (<40 điểm có nguy cơ té ngã cao, ≥40 điểm có nguy cơ té ngã thấp).

- Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nguy cơ ngã và tiền sử ngã (p<0,01).

- Có sự liên quan giữa tác vụ khả năng đứng trên một đường thẳng, mũi chân này chạm gót chân kia (<30s) với tiền sử ngã của NCT (p<0,01).

- Có sự liên quan giữa tác vụ khả năng đứng trên một chân (<10s) với tiền sử ngã của NCT (p<0,01).

KIẾN NGHỊ

1. Nên can thiệp sớm phục hồi chức năng và dự phòng ngã khi xác định được tỷ lệ người cao tuổi có nguy cơ ngã.

2. Xây dựng các poster hướng dẫn người bệnh cách phòng ngừa ngã, và cách nhờ sự hỗ trợ khi có ngã xảy ra.

3. Cơ sở hạ tầng: Nhân viên y tế và nhân viên phụ trách vệ sinh và người nhà chú ý đảm bảo sàn nhà, sàn nhà vệ sinh, lối đi thường xuyên khô ráo. Có cảnh báo cho người bệnh biết khi khi đang làm trơn, ướt sàn nhà.

4. Đề xuất sử dụng dụng cụ hổ trợ đi lại hợp lý cho đối tượng có nguy cơ. Lắp các thanh vịn ở nhà vệ sinh và xung quanh nhà.

5. Hướng dẫn các chương trình tập phục hồi chức năng tại nhà và tại bệnh viện để duy trì và cải thiện thăng bằng.

6. Có kế hoạch lồng ghép hướng dẫn phòng chống ngã vào chương trình tư vấn sức khỏe thường xuyên tại khoa phòng, bệnh viện và các đôi tượng khác.

7. Thang đo thăng bằng Berg nên được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam trên lâm sàng và định hướng ở tại cộng đồng với NCT.

8. Trong nghiên cứu này, tôi đề xuất điểm cắt để dự đoán nguy cơ té ngã theo thang Berg là 40 điểm.

8. Khi khám thăng bằng trên lâm sàng và cộng đồng để dự đoán nguy cơ ngã, có thể cân nhắc khám nhiệm vụ đứng trên một chân và đứng trên một đường thẳng mũi chân này chạm gót chân kia trước để sàng lọc người có nguy cơ mục đích để tiết kiệm thời gian và hạn chế sự mệt mỏi cho người bệnh.

9. Để đánh giá một người bệnh có nguy cơ ngã do mất thăng bằng, ngoài việc đánh giá thăng bằng một cách riêng lẽ ta còn cần phải đánh giá chi tiết tiền sử ngã của người bệnh. Ngoài ra, ngã ở NCT là do rất nhiều yếu tố nguy cơ khác, do đó mỗi bác sỹ, chuyên viên y tế cần có cái nhìn tổng quát và sâu sắc hơn để giải quyết nguyên nhân gây ngã ở NCT.

TIẾNG VIỆT

Bộ Y tế (2017), Hội nghị về phòng té ngã, tự tử cho người bệnh, <https://bvphcn.thuathienhue.gov.vn/?gd=1&cn=109&tc=1366>, truy cập ngày 12/2/2019 11.

Nguyễn Tấn Dũng (2018), “Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ gây ngã ở người cao tuổi tại Đà Nẵng”, Kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Bộ Y tế, tr. 55-59. 13.

Lê Đức Huynh (2008), “Sự lão hóa của hệ thần kinh”, Bách khoa thư bệnh học , tập 2, NXB Giáo dục. 23.

Phạm Vũ Hoàng (2016), “Chăm sóc sức khỏe và chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi”, Dân số và phát triển, tr.10-16.46.

Lê Quang Khanh (2010), Quá trình phát triển con người, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 24

Lê Quang Khanh (2010), Giải phẩu chức năng hệ vận động và thần kinh, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 25.

Lê Quang Khanh (2017), Kiểm soát vận động, NXB Trường Đại học Kỹ thuật Y- Dược Đà Nẵng, Đà Nẵng. 28.

Lê Quang Khanh (2016), Sinh cơ học, NXB Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng, Đà Nẵng. 29.

Lê Quang Khanh (2018), Giáo trình phục hồi chức năng thần kinh–cơ, NXB Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng, Đà Nẵng. 31

Phạm Khuê (1999), cơ thể con người lúc về già, NXB Y học, Hà Nội. 41.

Huỳnh Thị Ly (2017), Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, NXB Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng, Đà Nẵng. 1

Nguyễn Khắc Minh (2018), Giáo trình vận động trị liệu ứng dụng trong lâm sàng, NXB Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng, Đà Nẵng. 26.

NXB Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng, Đà Nẵng. 27.

Trần Thị Hoàng Oanh(2015), Các yếu tố liên quan đến ngã hoặc sợ ngã trong cộng đồng người cao tuổi tại Đà Nẵng Việt Nam, Luận án thạc sĩ y học, Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng.45

Nguyễn Văn Trí (2010), Hội chứng lão khoa, NXB Y học, Hồ Chí Minh 18 Cao Thị Hoàng Vân (2016), Công tác xã hội đối với việc phát huy tính tích cực của nhóm cán bộ cao tuổi hưu trí tại câu lạc bô Thăng Long thành phố hà nội, Luận án thạc sĩ, Trường Đại học Thăng Long. 57

Phạm Song (2008), Bách khoa thư bệnh học tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 22.

Tiếng Anh

1. Anne Felicia Ambrose et al (2013), "Risk factors for falls among older adults: A review of the literature", Physical Therapy, 75(1), 51-61. 3

Anne Shumway-Cook, et al (1997), “Predicting the Probability for Falls in Community-Dwelling Older Adults”, Physical Therapy, 77(8), 812-819. 40

Anne Felicia Ambrose et al (2013),” Risk factors for falls among older adults: A review of the literature”, Maturitas, 75(2013), 51-61. 50

Alia A. Alghwiri, et al (2012), Geriatric physical therapy, Printed in the United States of America, America. 58

Berg Katherine et al (1989). "Measuring balance in the elderly: preliminary development of an instrument". Physiotherapy Canada, 41(6), 304–311. 7

Berg KO et al (1992), “Measuring balance in the elderly: validation of an instrument”, Can J Public Health, 83(2), 1-8. 30.

Berg KO et al (1992), “Berg balance scale”, Physical theraphy, 21(1), 1-14.

CDC (2018), Materials for Healthcare Providers,

dwellers in Singapore”, Singapore Med J, 38(10), 427-458. 12. CDC (2018), Costs of Falls Among Older Adults,

https://www.cdc.gov/homeandrecreationalsafety/falls/fallcost.html accessed 14/4/201915.

Centre for Research in Geriatric Medicine, The University of Queensland (2011), “Epidemiology of Falls in Older Age”, Canadian Journal on Aging, 30(1), 7-19. 47

Dan Med Bull (1987),"The prevention of falls in later life. A report of the Kellogg International Work Group on the Prevention of Falls by the

Elderly”,Physical Therapy, 34(4), 1-24. 8

Felicity Anne Langley and Shylie F. H. Mackintosh (2007), “Functional Balance Assessment of Older Community Dwelling Adults: A Systematic Review of the Literature”, The Internet Journal of Allied Health Sciences and Practice, 5(4), 1-9. 21

Horak FB (2006), “Postural orientation and equilibrium: what do we need to know about neural control of balance to prevent falls?”, Age Ageing, 35(2), 7-11. 35

Himes CL, Reynolds SL (2012), “Effect of obesity on falls, injury, and disability”, The American Geriatrics Society, 60(1), 124-133. 43

Janet Carr (2003), Stroke rehabilitatin, Elsevier Health Sciences, America19 Katherine Berg et al (2009), “Measuring balance in the elderly: preliminary development of an instrument”, Physiotheraphy Canada, 41(6), 304-311. 34 Linda D Bogle Thorbahn , Roberta A Newton (1996), “Use of the Berg Balance Test to predict Falls in Elderly Persons”, Physical Therapy, 76(6), 576-584. 37

Miguel Terroso et al (2014), Physical consequences of falls in the elderly: a literature review from 1995 to 2010, European Review of Aging and Physical Activity , 11(1), 51-59. 10

to predict Falls in the Elderly”, Geriatric Physical Therapy, 34(1), 3-10. 36 Rubenstein LZ, Rubenstein LZ (2002), “The epidemiology of falls and syncope”, Clin Geriatr Med, 18(2), 141-158. 56

Stinchcombe A et al (2014), "Report summary. Seniors' Falls in Canada: Second Report: key highlights", Chronic Dis Inj Can, 34(2), 10-23. 14.

Susan W Muir et al (2008), “Use of the Berg Balance Scale for Predicting Multiple Falls in Community-Dwelling Elderly People: A Prospective Study”,

Physical Therapy, 88(4), 449-459. 20

Susan W. Muir et al (2010), “Balance Impairment as a Risk Factor for Falls in Community-Dwelling Older Adults Who Are High Functioning: Prospective Study”, Physical Therapy, 90(3), 338-347. 44

Susan E. MacNeill, Peter A. Lichtenberg (1998), “Predictors for Functional Outcome in Older Rehabilitation Patients”, Rehabilititation Psychology, 43(3), 246-257. 54

Sibley KM et al (2011), “Balance assessment practices and use of standardized balance measures among Ontario physical therapists”, Physical therapists, 91(11), 1583-1674. 32

Segev-Jacubovski O et al (2011), “The interplay between gait, falls and

cognition: can cognitive therapy reduce fall risk?”, Expert Rev Neurother, 11(7), 1057-1075. 52

Stéphanie Pin, Dario Spini (2016), “Impact of falling on social participation and social support trajectories in a middle-aged and elderly European sample”, SSM Popul Health, 2, 382-389. 53

Teresa Wills (2011), “Body mass index knowledge of older adults and

motivation to change “, British Journal of Community Nursing, 84(3), 110-115. 60

the community”, The new England journal of medicine, volume 319(26) pages 1701-1707. 47/9

Tinetti ME, Speechley M (1990), “Assessment of risk and prevention of falls among elderly persons: role of the physiotherapist”, Physiotherapy Canada, 42, 75-79. 48/ 38

The Australian and New Zealand Falls Prevention Society (2006), “Info about falls”, <http://www.anzfallsprevention.org/info/> accessed: 02/01/2019 16 Vellas et al (1997), Chang changes in balance perfoemance in physical active elderly people age 73-89ACTIVE ELDERLY PEOPLE AGED 73–80 , Scand J Rehab Med, 2000(32), 168–172 61

WHO (2018), Falls, <https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/falls> , asscessed 1 march 2019.2

Wikipedia (2018), <https://en.wikipedia.org/wiki/Ageing >, asscessed 08 march 2019.17

Mã số BA: .……

Ngày:………...

PHIẾU ĐIỀU TRA BƯỚC ĐẦU SỬ DỤNG THANG ĐO BERG DỰ ĐOÁN NGUY CƠ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI KHOA LÃO KHOA BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG NĂM 2019 I. THÔNG TIN TỔNG QUÁT 1. Họ và tên:………..………… ………..……. 2. Giới: 1Nam 2Nữ 3. Tuổi:………… 4. Chiều cao: ………cm 5. Cân nặng: ………kg 6. Địa chỉ:………..

Điện thoại liên hệ: ……….…………..……….……...

7. Bệnh chính:………...

8. Bệnh kèm:……….

9. Trình độ học vấn:

1 Mù chữ 2 Tiểu học

3 Trung học cơ sở 4 Trung học phổ thông

5 CĐ/ĐH/SĐH

10. Điều kiện sống

II.TIỀN SỬ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔI

1. Trong 6 tháng vừa qua, ông (bà) có ngã lần nào không?

1 Có 2 Không

2. Lý do ngã?

1 Trượt ngã 2 Vấp ngã

3 Ngã xe đạp/xe máy 4 Trèo cao

5 Lý do khác:

3. Hậu quả ngã?

1 Chấn thương phần mềm 2 Gãy xương

3 Chấn thương vùng đầu 4 Lún/xẹp đốt sống

PHIẾU LƯỢNG GIÁ NGUY CƠ NGÃ BERG

Thang bậc thăng bằng Berge

Các nhiệm vụ Điểm số

1. Ngồi sang đứng

2. Đứng không nâng đỡ (1 phút) 3. Ngồi không nâng đỡ

4. Đứng sang ngồi

5. Dịch chuyển từ ghế này sang ghế khác 6. Đứng nhắm mắt (30 giây)

7. Đứng hai bàn chân sát nhau (1 phút) 8. Vươn tay ra trước với cánh tay duỗi thẳng 9. Nhặt vật dưới nền

10. Xoay đầu nhìn ra sau (xoay sang phải rồi xoay sang trái) 11. Quay người 360° (quay bên phải rồi quay bên trái) 12. Đặt luân phiên bàn chân lên bục

13. Đứng hai bàn chân trên một đường thẳng, mũi chân này chạm gót chân kia (30 giây)

14. Đứng trên một chân (30 giây)

Tổng cộng

Xin chân thành cảm ơn ông(bà) đã đồng ý tham gia vào khảo sát.

Một phần của tài liệu BƯỚC đầu sử DỤNG THANG đo BERG dự đoán NGUY cơ NGÃ ở NGƯỜI CAO TUỔI tại KHOA lão KHOA BỆNH VIỆN c đà NẴNG (Trang 62)

w