Thực hiện chiến lƣợc

Một phần của tài liệu CHIẾN lược đa DẠNG hóa sản PHẨM NHẰM THU hút KHÁCH DU LỊCH nội địa đến HAIAN RIVERFRONT HOTEL (Trang 68 - 72)

2.4.2.1. Phân bổ nguồn lực

Một chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ có được thiết lập và mang lại hiệu quả hay không phụ thuộc vào thái độ của ban lãnh đạo, sự gắn bó phối hợp của các cấp và trình độ năng lực của nhân viên, do đó khi tính đến chiến lược đa dạng háo sản phẩm thì không thể bỏ qua nhân tố này.

- Ban điều hành: Đây là bộ phận sẽ nắm toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh của khách sạn. Tổ chức triển khai, điều hành, giám sát việc thực hiện chiến lược, theo dõi báo cáo định kỳ, thay mặt công ty ký kết các hợp đồng lao động theo pháp luật, đồng thời đại diện cho khách sạn giao dịch với cơ quan Nhà nước về những vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn.

- Bộ phận kế toán: Quản lý ngân quỹ, theo dõi tình hình thu, chi của khách sạn, quản lý tất cả các hóa đơn, chứng từ của khách sạn, có trách nhiệm báo cáo tình hình ngân quỹ cho nhà quản trị khi cần thiết. Phân tích và đo lường chi phí cũng như doanh thu của việc thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Phối hợp với bộ phận trực tiếp thực thi chiến lược để đề phòng khả năng vượt quá chi phí dự kiến, đảm bảo sử dụng chi phí an toàn trong phạm vi cho phép.

- Bộ phận lễ tân: Chịu trách nhiệm đón tiếp khách, giải quyết những nhu cầu, thắc mắc của khách hàng. Truyền tải thông tin cũng về những sản phẩm, dịch vụ mới và cũ nằm trong chiến lược của khách sạn. Tiếp nhận thông tin phản hồi từ du khách, xin ý kiến đánh giá từ những người sử dụng dịch vụ để chiến lược vận hành một cách trơn tru và hiệu quả hơn.

- Bộ phận ẩm thực: Là bộ phận lên kế hoạch, trực tiếp tạo ra sản phẩm có liên quan đến dịch vụ ăn uống. Trong chiến lược đa dạng hóa sản phẩm này, bộ phận ẩm thực có vai trò rất quan trọng. Vì ở Haian Riverfront, doanh thu từ dịch vụ ăn uống đóng vai trò hết sức to lớn. Nhất là trong thời gian khó khăn vì dịch bệnh, số lượng khách lưu trú không được cao. Bộ phận này đòi hỏi sự sáng tạo cũng như chuẩn chỉnh trong việc làm mới sản phẩm, chế biến thực phẩm. Ngoài ra, cũng cần phải kết hợp với bộ phận kế toán và marketing trong việc hạch toán chi phí và những chương trình đặc sắc để thu hút khách du lịch.

- Bộ phận nhân sự: Quản lý và tuyển dụng nhân sự phù hợp với chiến lược của khách sạn, sắp xếp, phân bổ các nhân viên vào vị trí làm việc có hiệu quả nhất, ban hành các thể chế, quy chế làm việc, theo dõi, đánh giá nhân viên các bộ phận và tiếp nhận ý kiến từ cấp trên, quản lý trực tiếp nhân viên cho phù hợp với chiến lược khách sạn đưa ra.

- Bộ phận kinh doanh: Tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, thu hút khách hàng tiềm năng cho khách sạn, giới thiệu những sản phẩm mới, nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, thống kê, phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh trong chiến lược đa dạng hóa sản phẩm này, khảo sát khách hàng để góp ý với cấp trên trong việc đổi mới, nâng cấp dịch vụ hiệu quả.

Những bộ phận còn lại thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, nỗ lực trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm mới đến khách hàng. Bảo đảm an ninh, bảo trì thiết bị, vệ sinh sạch sẽ cũng như sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Việc phân bổ nguồn lực là một yếu tố hết sức quan trọng đóng góp vào sự thành công của chiến lược đa dạng hóa sản phẩm này. Vì khi bộ máy tổ chức làm việc một cách trơn tru, phối hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn và hỗ trợ nhau hết mình, thì những sản phẩm dịch vụ sẽ dễ dàng tiếp cận được đến du khách, đem lại doanh thu cao cho khách sạn.

2.4.2.2 Triển khai các bước thực hiện chiến lược

Đa dạng hóa sản phẩm là một việc làm cần thiết nhưng có thể mạo hiểm đối với doanh nghiệp . Để hạn chế bớt rủi ro , những người thực hiện chiến lược phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước trong quá trình tạo ra sản phẩm mới và đưa nó vào thị trường .

- Bước 1 : Hình thành các ý tưởng , là bước đầu tiên quan trọng để hình thành phương án triển khai chiến lược đa dạng hóa sản phẩm . Các ý tưởng này có thể thu thập từ phía khách hàng, qua nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh , từ nhân viên tiếp xúc ,... ý tưởng về sản phẩm mới thường hàm chứa những tư tưởng chiến lược trong hoạt động kinh doanh và hoạt động marketing của khách sạn . Mỗi ý tưởng thường có khả năng , điều kiện thực hiện về ưu thế khác nhau.

- Bước 2 : Lựa chọn ý tưởng , là để cố gắng phát hiện , sàng lọc và thải loại những ý tưởng không phù hợp hay kém hấp dẫn, nhằm chọn ra những ý tưởng tốt nhất. Để làm được điều này cần phải trình bày các nội dung cốt yếu về sản phẩm ý tưởng: Mô tả hàng

hóa, thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, qui mô thị trường, chi phí sản xuất và giá cả dự kiến.

- Bước 3: Soạn thảo và thẩm định dự án sản phẩm mới , ý tưởng chỉ là những tư tưởng khái quát về sản phẩm , còn dự án là sự thể hiện tư tưởng khái quát đó thành các sản phẩm mới với các tham số về đặc tính hay công dụng hoặc đối tượng sử dụng khác nhau của chúng. Thẩm định dự án là thí nghiệm quan điểm và thái độ của nhóm khách hàng mục tiêu đối với phương án sản phẩm đã được mô tả . Qua thẩm định dựa trên ý kiến của khách hàng kết hợp với phân tích khác khách sạn sẽ lựa chọn được một dự án sản phẩm chính thức .

- Bước 4 : Soạn thảo chiến lược marketing

Chiến lược marketing cho sản phẩm mới gồm 3 phần :

+ Phần thứ nhất : Mô tả quy mô cấu trúc thái độ khách hàng trên thị trường mục tiêu, chỉ tiêu về khối lượng bán thị phần và lợi nhuận trong những năm trước mắt.

+ Phần thứ 2: Trình bày những quan điểm chung về phân phối sản phẩm và dự đoán chi phí marketing cho năm đầu tiên.

+ Phần thứ 3: Trình bày những mục tiêu tương lai về các chỉ tiêu như tiêu thụ, lợi nhuận, quan điểm chiến lược lâu dài về các yếu tố marketing hỗn hợp.

- Bước 5: Thực thi sản phẩm mới: Các dự án về sản phẩm mới cần được thể hiện thành những sản phẩm hiện thực. Bộ phận nghiên cứu sẽ tạo ra một hay nhiều mô hình cung cấp sản phẩm mới. Theo dõi và kiểm tra các số liệu.

- Bước 6: Thử nghiệm trong điều kiện thị trường, khách sạn đưa ra một số lượng giới hạn để thử nghiệm, chủ yếu là để thăm dò khả năng mua và dự báo về mức tiêu thụ.

- Bước 7: Thương mại hóa sản phẩm: Trong giai đoạn này, những quyết định liên quan đến việc đưa sản phẩm vào thị trường là cực kỳ quan trọng. Cụ thể là khách sạn phải thông qua 4 quyết định:

+ Thời điểm đưa sản phẩm vào thị trường + Địa điểm đầu tiên của sản phẩm mới

+ Đối tượng khách hàng

+ Các kênh phân phối, hoạt động xúc tiến bán hàng

Một phần của tài liệu CHIẾN lược đa DẠNG hóa sản PHẨM NHẰM THU hút KHÁCH DU LỊCH nội địa đến HAIAN RIVERFRONT HOTEL (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w