Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ

Một phần của tài liệu Cải thiện mối quan hệ giữa bộ phận bàn và bộ phận bếp trong nhà hàng của khách sạn ONE OPERA đà nẵng (Trang 29 - 31)

- Tổ chức dòng thông tin

- Dòng thông tin từ bộ phận bàn đến bộ phận bếp ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng món ăn. Bộ phận bàn nhận những thông tin, yêu cầu riêng về món ăn từ khách hàng thì phải chuyển thông tin chính xác đến bộ phận bếp, từ đó, bộ phận bếp chuẩn bị nguyên vật liệu và chế biến theo yêu cầu mà khách mong muốn.

- Dòng thông tin từ bộ phận bếp đến bộ phận bàn phải cụ thể, rỏ ràng như hết một nguyên vật liệu nào đó, để khi bộ phận bàn thực hiện lấy yêu cầu đặt món ăn từ khách, bộ phận bàn biết được món nào bộ phận bếp k thể thực hiện để báo lại cho khách hàng, tránh tình trạng nhận thực đơn từ khách rồi sau đó mới thông báo cho khách là hết nguyên vật liệu để chế biến món đó.

Khách hàng

- Tất cả những dòng thông tin qua lại từ bộ phận bàn – bếp phải nhanh chóng, chính xác và cụ thể, tránh trường hợp đỗ lỗi cho nhau khi có vấn đề xảy ra, làm cho mối quan hệ bàn – bếp trở nên xấu hơn.

- Đội ngũ lao động

Nhân viên tại 2 bộ phận ảnh hưởng rất lớn trong việc thiết lập mối quan hệ. Cụ thể là về tác phong nghề nghiệp, thái độ và yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ giữa nhân viên 2 bộ phận.

Nhân viên của bộ phận bàn – bếp thường xuyên tiếp xúc với nhau, nhiều lúc vì áp lực công việc từ khách, từ cấp trên, rồi có những phàn nàn với nhau về cách phục vụ của nhân viên 2 bộ phận như: bộ phận bếp chế biến món ăn trễ, bộ phận bàn hối thúc,hoặc, bộ phận bếp đã chế biến xong món ăn nóng, nhưng bộ phận bàn không kịp mang ra cho khách. Và, chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên 2 bộ phận cũng ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ, như: nhân viên bộ phận bàn lấy yêu cầu đặt món ăn từ khách bị sai, làm cho nhân viên bộ phận bếp cũng chế biến sai theo như yêu cầu mà nhân viên bộ phận bàn chuyển qua, hoặc nhân viên bộ phận bếp không chế biến món ăn theo đúng yêu cầu mà bộ phận bàn đã chuyển qua. Nhân viên của 2 bộ phận không thực hiên đúng quy trình, không có trách nhiệm trong làm việc.

Từ đây, giữa nhân viên của 2 bộ phận có những lời qua tiếng lại với nhau, gây xích mích lẫn nhau, ảnh hưởng đến mối quan hệ .

-Cơ sở vật chất kỹ thuật

Là yếu tố quan trọng trong việc tạo nên mối quan hệ bền vừng giữa 2 bộ phận. Cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ giúp cho chất lượng phục vụ giữa bộ phận bàn và bếp đúng yêu cầu hơn. Nhưng, nhiều vật dung trong nhà hàng bị thiếu dẫn đến tình trạng dùng chung vật dùng với nhau giữa 2 bộ phận, dẫn đến tình trạng giành giật, gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa bộ phần bàn và bộ phận bếp. Ngược lại, cơ sở vật chất trong nhà hàng đầy đủ vật dụng tiện nghi sẽ tạo

nên không gian sang trọng trong nhà hàng và mối quan hệ tốt giữa 2 bộ phận cũng gắn kết hơn. Hơn thế, làm hài lòng khách hàng đến nhà hàng.

- Công tác quản lý, giám sát

Công tác quản lý giám sát tại nhà hàng là yếu tố mang đến mối quan hệ tốt giữa 2 bộ phận. Người quản lý, giám sát nhân viên của 2 bộ phận chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình, Ít tổ chức các cuộc họp nội bộ của bộ phận để giải quyết các vấn đề còn tồn tại, không đưa ra các biện pháp nhắc nhở về thái độ, cách làm việc, đối xử với nhân viên bộ phận khác, hoặc để đưa ra các giải pháp nhằm đào tạo, nâng cao chất lượng chuyên môn của nhân viên bộ phận mình, gây ảnh hưởng đến bộ phận nói riêng mà còn ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ giữa 2 bộ phận bàn và bếp.

Một phần của tài liệu Cải thiện mối quan hệ giữa bộ phận bàn và bộ phận bếp trong nhà hàng của khách sạn ONE OPERA đà nẵng (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w