Nội dung phân tắch tình hình tài chắnh doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng bỉm sơn 55 (Trang 27)

1 4 1 Phân tắch khái quát tình hình tài chắnh doanh ngiệp

Phân tắch khái quát tình hình tài chắnh qua bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chắnh tổng hợp phản ánh cơ cấu và giá trị của các tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét đánh giá khái quát tình hình tài chắnh của doanh nghiệp bằng cách so sánh tổng số nguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu kỳ, để thấy được quy mô vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp Dùng phương pháp liên hệ cân đối, lần lượt phân tắch những nguyên nhân đã ảnh hưởng đến tình hình thay đổi trên cả hai mặt: Tài sản và nguồn vốn Bằng cách đó, chỉ ra được mức độ tác động khác nhau của từng khoản mục đến sự thay đổi của bảng cân đối kế toán

Phân tắch khái quát tình hình tài chắnh qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhlà một bản báo cáo tài chắnh tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh theo từng loại hoạt động của doanh nghiệp Đây là một bản báo cáo tài chắnh được những nhà lập kế hoạch và nhiều đối tượng khác nhau rất quan tâm, vì nó cung cấp số liệu về hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đã thực hiện trong kỳ, qua đó đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp Cụ thể hơn, căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh ta có thể đánh giá tình hình doanh thu, lợi nhuận, mức độ ảnh hưởng của từng nguyên nhân đến tình hình biến động lợi nhuận và tình hình chi phắ

+Phân tắch khái quát tình hình tài chắnh qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chắnh tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh

nghiệp Căn cứ vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ ta có thể đánh giá được khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1 4 2 Phân tắch cấu trúc tài chắnh

Phân tắch cấu trúc tài chắnh là việc phân tắch tình hình huy động, sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động vốn với tình hình sử dụng vốn của DN Qua đó giúp các nhà quản lý nắm được tình hình phân bổ TS và các nguồn tài trợ TS, biết được nguyên nhân cũng như các dấu hiệu ảnh

hưởng đến cân bằng tài chắnh Những thông tin này sẽ là căn cứ quan trọng để các nhà quản lý ra các quyết định điều chỉnh chắnh sách huy động và sử dụng vốn của mình, bảo đảm cho DN có được cấu trúc tài chắnh lành mạnh, hiệu quả và tránh được những rủi ro trong kinh doanh Đồng thời nội dung phân tắch này còn góp phần củng cố các nhận định rút ra khi đánh giá khái quát tình hình tài chắnh

1 4 2 1 Phân tắch cơ cấu tài sản

Phân tắch cơ cấu TS các nhà quản lý sẽ nắm được tình hình đầu tư (sử dụng) số vốn đã huy động, biết được việc sử dụng số vốn đã huy động có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của DN hay không

Phân tắch cơ cấu TS của DN được thực hiện bằng cánh tắnh ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tắch với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận TS chiếm trong tổng số TS Tỷ trọng của từng bộ phận TS chiếm trong tổng số TS được xác định như sau :

Tỷ trọng của từng bộ Giá trị của

phận TS chiếm trong

tổng số TS = t ừng bộ ph ận TS X 100 (1 1)

Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận TS chiếm trong tổng số TS giữa kỳ phân tắch so với kỳ gốc mặc dầu cho phép các nhà quản lý đánh giá được khái quát tình hình phân bổ vốn nhưng lại không cho biết các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu TS của DN Vì vậy, để biết được chắnh xác tình hình sử dụng vốn, nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu TS, các nhà phân tắch còn kết hợp với cả việc phân tắch ngang tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tắch với kỳ gốc (cả về số tương đối và số tuyệt đối) trên tổng số TS cũng như theo từng loại TS

Bên cạnh việc so sánh sự biến động trên tổng số TS cũng như từng loại TS (tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chắnh ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác, các khoản phải thu dài hạnẦ) giữa kỳ phân tắch so với kỳ gốc, các nhà phân tắch còn phải xem xét tỷ trọng từng loại TS chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của từng bộ phận Trong điều kiện cho phép, có thể xem xét và so sánh sự biến động về tỷ trọng của từng bộ phận TS chiếm trong tổng số TS của DN qua nhiều năm và so sánh với cơ cấu chung của ngành để đánh giá

1 4 2 2 Phân tắch cơ cấu nguồn vốn

Để tiến hành kinh doanh, các DN cần phải xác định nhu cầu đầu tư, tiến hành tạo lập, tìm kiếm, tổ chức và huy động vốn Doanh nghiệp có thể huy động vốn cho nhu cầu kinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau; trong đó, có thể quy về hai nguồn chắnh là VCSH và nợ phải trả

Doanh nghiệp có trách nhiệm xác định số vốn cần huy động, nguồn huy động, thời gian huy động, chi phắ huy động,Ầsao cho vừa bảo đảm đáp ứng nhu cầu về vốn cho kinh doanh, vừa tiết kiệm chi phắ huy động, tiết kiệm chi phắ sử dụng vốn và đảm bảo an ninh tài chắnh cho DN Vì thế, qua phân tắch cơ cấu NV, các nhà quản lý nắm được cơ cấu vốn huy động, biết được trách nhiệm của DN đối với các nhà cho vay, nhà cung cấp, người lao động, ngân

nhà quản lý cũng nắm được mức độ độc lập về tài chắnh cũng như xu hướng biến động của cơ cấu NVhuy động

Để phân tắch cơ cấu NV, trước hết, các nhà phân tắch cần tắnh ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tắch với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận NV chiếm trong tổng số NV Tỷ trọng của từng bộ phận NV chiếm trong tổng số NV được xác định như sau:

Tỷ trọng của từng bộ Giá trị của từng bộ phận NV phận NV chiếm trong

tổng số NV

=

Tổng số NV x 100 (1 2)

Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận NV chiếm trong tổng số NV giữa kỳ phân tắch so với kỳ gốc mặc dầu cho phép các nhà quản lý đánh giá được cơ cấu vốn huy động nhưng không cho biết các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn mà DN huy động Vì vậy, để biết được chắnh xác tình hình huy động vốn, nắm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu NV, các nhà phân tắch còn kết hợp cả việc phân tắch ngang, tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tắch với kỳ gốc (cả về số tuyệt đối và số tương đối) trên tổng số nguồn vốn cũng như theo từng loại NV

Bên cạnh việc so sánh sự biến động trên tổng số NV cũng như từng loại NV giữa kỳ phân tắch so với kỳ gốc, các nhà phân tắch còn phải xem xét tỷ trọng từng loại NV chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng theo thời gian để thấy được mức độ hợp lý và an ninh tài chắnh của DN trong việc huy động vốn Việc đánh giá phải dựa trên tình hình biến động của từng bộ phận vốn huy động và HQKD của DN trong từng thời kỳ Trong điều kiện cho phép, có thể xem xét và so sánh sự biến động về tỷ trọng của từng bộ phận NV chiếm trong tổng số NV của DN qua nhiều năm và so với cơ cấu chung của ngành để đánh giá

1 4 3 Phân tắch tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Để tiến hành hoạt động SXKD, các DN cần phải có tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn Việc bảo đảm đầy đủ nhu cầu về tài sản là một vấn đề cốt yếu để bảo đảm cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả

Nhằm đáp ứng nhu cầu về tài sản cho HĐKD, DN cần phải tập hợp các biện pháp tài chắnh cần thiết cho việc huy động, hình thành nguồn tài trợ tài sản (nguồn vốn) Nguồn tài trợ TS của DN được hình thành trước hết bằng NV của bản thân chủ sở hữu (vốn đầu tư của chủ sở hữu ban đầu và bổ sung trong quá trình kinh doanh, các quỹ xắ nghiệp có nguồn gốc từ lợi nhuận, lợi nhuận chưa phân phối, các nguồn kinh phắ, nguồn vốn xây dựng cơ bảnẦ) sau nữa, NV của DN được hình thành từ nguồn vốn vay (vay ngắn hạn, dài hạn, trung hạn ở ngân hàng và vay các đối tượng khác) Cuối cùng, nguồn vốn được hình thành do chiếm dụng trong quá trình thanh toán (nợ người cung cấp, nợ người lao động, nợ Ngân sách Nhà nước kể cả số chiếm dụng bất hợp pháp)

Phân tắch đảm bảo vốn cho HĐKD chắnh là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa TS và nguồn hình thành TS của DN Mối quan hệ này phản ánh cân bằng tài chắnh của DN Vì thế phân tắch tình hình đảm bảo vốn cho HĐKD, các nhà phân tắch thường xem xét tình hình đảm bảo vốn theo quan điểm luân chuyển vốn và tình hình đảm bảo vốn theo quan điểm ổn định nguồn tài trợ cùng với cân bằng tài chắnh của DN

1 4 3 1 Phân tắch tình hình đảm bảo vốn theo quan điểm luân chuyển vốn Xét theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản kinh doanh ban đầu gồm tài sản ngắn hạn ban đầu và tài sản dài hạn ban đầu của DN được hình thành trước hết bằng NV chủ sở hữu; nghĩa là DN sử dụng số VCSH của mình để tài trợ TS ban đầu phục vụ cho hoạt động kinh doanh

Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh khi VCSH không đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho kinh doanh, DN được phép đi vay để bổ sung vốn kinh

doanh Loại trừ các khoản vay quá hạn thì các khoản vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn (của ngân hàng hay của các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước) chưa đến hạn trả, dùng cho các mục đắch kinh doanh đều được coi là nguồn vốn vay hợp pháp (vay hợp pháp)

Trên thực tế, trong quá trình thanh toán có thể DN không sử dụng hết số vốn hiện có và có sự dư thừa về vốn dẫn đến bị chiếm dụng về vốn hoặc DN không đủ số tài sản phục vụ cho kinh doanh dẫn đến phải chiếm dụng vốn

Mối quan hệ trên được thể hiện qua đẳng thức: Vốn chủ sở hữu + Vốn vay hợp pháp - Tài sản hoạt động (Trừ TS thanh toán) = Tài sản thanh toán - Nguồn vốn thanh (1 3) toán

Trường hợp hai vế của đẳng thức > 0: Có nghĩa là tài sản thanh toán > nguồn vốn thanh toán, tức là tài sản của DN bị đối tác chiếm dụng lớn hơn số vốn mà DN đi chiếm dụng của đối tác trong thanh toán

Trường hợp hai vế của đẳng thức bằng 0: Có nghĩa là tài sản thanh toán = nguồn vốn thanh toán, tức là tài sản của DN bị đối tác chiếm dụng bằng với số vốn mà DN đi chiếm dụng của đối tác trong thanh toán

Trường hợp hai vế của đẳng thức < 0: Có nghĩa là tài sản thanh toán < nguồn vốn thanh toán, tức là tài sản của DN bị đối tác chiếm dụng nhỏ hơn số vốn mà DN đi chiếm dụng của đối tác trong thanh toán

1 4 2 2 Phân tắch tình hình đảm bảo vốn theo tắnh ổn định của nguồn tài trợ Xét trên góc độ ổn định về nguồn tài trợ TS, toàn bộ TS (nguồn vốn) của DN được chia thành nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời Dưới góc độ này, cân bằng tài chắnh được thể hiện qua đẳng thức :

Tài Tài sản ngắn hạn + sản dài = Nguồn tài trợ thường xuyên + Nguồn tài trợ tạm thời (1 4) hạn

Phân tắch cân bằng tài chắnh của DN theo góc độ này sẽ cung cấp cho nhà quản lý biết được sự ổn định, bền vững, cân đối và an toàn trong tài trợ và sử dụng vốn của DN cũng như những nhân tố gây ảnh hưởng đến cân bằng tài chắnh

Ta có các cân bằng tài chắnh sau : Tài sản ngắn hạn - Nguồn tài trợ tạm thời = Nguồn tài trợ thường xuyên - Tài sản dài hạn (1 5) Vốn hoạt động = Tài sản ngắn - Nợ ngắn hạn Và : thuần hạn Vốn hoạt động thuần = Nguồn tài trợ thường xuyên - Tài sản dài hạn (1 6)

Trường hợp Vốn hoạt động thuần < 0: Khi tài sản dài hạn > nguồn tài trợ thường xuyên hay nợ ngắn hạn > tài sản ngắn hạn Khi đó, nguồn tài trợ thường xuyên của DN không đủ để tài trợ cho TSDH nên phần thiếu hụt DN phải sử dụng một phần nợ ngắn hạn để bù đắp Do vậy, cân bằng tài chắnh xẩy ra trong trường hợp này đặt DN vào tình trạng chịu áp lực nặng nề về thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán mất cân bằng (Ộcân bằng xấuỢ)

Trường hợp Vốn hoạt động thuần bằng 0: Xảy ra khi tài sản dài hạn = nguồn tài trợ thường xuyên hay nợ ngắn hạn đúng bằng tài sản ngắn hạn Khi đó, nguồn tài trợ thường xuyên của DN vừa đủ để tài trợ cho TSDH nên DN không phải sử dụng nợ ngắn hạn để bù đắp Vì thế, cân bằng tài chắnh trong

trường hợp này đã tương đối bền vững; tuy nhiên tắnh ổn định chưa cao, nguy cơ xẩy ra Ộcân bằng xấuỢ vẫn tiềm tàng

Trường hợp Vốn hoạt động thuần > 0: Khi tài sản dài hạn < nguồn tài trợ thường xuyên hay nợ ngắn hạn < tài sản ngắn hạn Trong trường hợp này, nguồn tài trợ thường xuyên của DN không những được sử dụng để tài trợ cho TSDH mà còn tài trợ một phần cho TSNH Vì thế cân bằng tài chắnh trong trường hợp này được coi là Ộcân bằng tốtỢ, an toàn và bền vững

Để có căn cứ đánh giá tắnh ổn định và bền vững của cân bằng tài chắnh, khi phân tắch, các nhà phân tắch cần phải xem xét sự biến động của vốn hoạt động thuần trong nhiều năm liên tục Điều này vừa khắc phục những sai lệch về số liệu do tắnh thời vụ hay tắnh chu kỳ trong kinh doanh của DN, lại vừa cho phép dự đoán được tắnh ổn định và cân bằng tài chắnh trong tương lai

Ngoài các nội dung phân tắch nói trên (phân tắch cơ cấu TS, cơ cấu NV, mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn và cân bằng tài chắnh), khi phân tắch tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động SXKD, để có nhận xét xác đáng và chắnh xác về tình hình đảm bảo vốn, các nhà phân tắch còn tắnh và so sánh các chỉ tiêu sau :

- Hệ số tài trợ thường xuyên

Chỉ tiêu này cho biết, so với tổng nguồn tài trợ tài sản của DN (nguồn vốn), nguồn tài trợ thường xuyên chiếm mấy phần Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, tắnh ổn định và cân bằng tài chắnh của DN càng cao và ngược lại

Hệ số tài trợ thường

xuyên =

Nguồn tài trợ thường xuyên

Tổng nguồn vốn

- Hệ số tài trợ tạm thời

Chỉ tiêu này cho biết, so với tổng nguồn tài trợ tài sản của DN (nguồn vốn), nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ, tắnh ổn định và cân bằng tài chắnh của DN càng cao và ngược lại

Hệ số tài trợ tạm thời = Nguồn tài trợ tạm thời

Tổng nguồn vốn (1 8)

- Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn vốn thường xuyên

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng bỉm sơn 55 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w