21 Xây dựng cơ cấu vốn phù hợp

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng bỉm sơn 55 (Trang 110 - 113)

Cõ cấu nguồn vốn đýợc xem tối ưu là cõ cấu nguồn vốn với mục tiêu tối thiểu hoá chi phắ sử dụng vốn Sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả không những giúp cho Công ty tiết kiệm được khoản chi phắ huy động vốn mà quan trọng hõn còn giúp cho Công ty tiết kiệm đýợc số vốn đã huy động đýợc Với cùng một lượng vốn đã huy động, Công ty đã sử dụng để đầu tư cả về chiều rộng và chiều sâu cho kinh doanh Tuy nhiên, việc huy động và sử dụng số vốn đã huy động của Công ty cần quan tâm hơn để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty và phù hợp với khả năng huy động vốn của Công ty Cụ thể:

* Đối với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty

- Như kết quả phân tắch tắch hình tài chắnh nêu trên, tác giả đã cho thấy quy mô về tài sản, nguồn vốn của Công ty đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là giá trị thuần tài sản cố định Với lượng vốn đã được huy động Ban Giám đốc Công ty cần có kế hoạch cụ thể để sử dụng và khai thác có hiệu quả phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Cần thường xuyên rà soát tài sản cố định hiện có, đặc biệt lưu ý rà soát phương pháp tắnh trắch khấu hao xem đã phù hợp với chế độ quy định và phù hợp với thực tế kết quả sản xuất kinh doanh chưa để điều chỉnh cho phù hợp

- Với cơ cấu TSCĐ và tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng trong tổng tài sản như hiện tại của Công ty là rất cao (77% - 80%), cao hơn trung bình ngành xi măng, trong thời gian sắp tới ngoài việc phát huy có hiệu quả phần tài sản đã được đầu tư, Công ty cần từng bước có sự điều chỉnh cơ cấu vốn chuyển dịch tỷ lệ tài sản dài hạn sang tài sản ngắn hạn giải quyết vấn đề khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty đang quá thấp, tắnh chủ động trong kinh doanh không cao Cụ thể:

+ Có thể có biện pháp để duy trì mức tiền và các khoản tương đương tiền cao hơn Theo như kết luận phân tắch ở phần trên, ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời của Công ty đều rất thấp Vì vậy, để đảm bảo khả năng thanh toán, giảm thiểu chi phắ không cần thiết, tạo sự chủ động trong hoạt động kinh doanh thì vấn đề quản lý vốn bằng tiền của Công ty cần phải được quan tâm

Việc quản lý tốt vốn bằng tiền sẽ giúp cho Công ty đảm bảo sự cân bằng thu chi vốn bằng tiền, nâng cao khả năng sinh lời của số vốn tiền tệ nhàn rỗi, đồng thời giảm thiểu chi phắ vay vốn ngắn hạn tạm thời của Công ty Để quản lý vốn bằng tiền, Công ty cần thực hiện một số biện pháp như sau:

Lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ, dự báo các khoản thu chi bằng tiền để chủ động trong quá trình thanh toán trong kỳ Trên cơ sở so sánh dòng tiền vào và dòng tiền ra, xác định dòng tiền thuần trong kỳ hoạt động của doanh nghiệp, từ đó xác định số vốn bằng tiền dư thừa hay thiếu hụt để đề ra giải pháp thắch hợp

Trường hợp thiếu hụt vốn cần xem xét cân nhắc sử dụng các biện pháp thắch hợp như vay vốn, tăng khả năng thu hồi nợ, thắt chặt các khoản chi tiêu bằng tiền

Trường hợp dư thừa vốn bằng tiền cần chủ động xem xét khả năng sử dụng tiền đầu tư một cách thắch hợp để tăng thêm sức sinh lời của đồng tiền

Xác định mức dự trữ vốn tiền mặt một cách hợp lý, vừa đảm bảo khả năng thanh toán bằng tiền mặt cần thiết trong kỳ, khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, tránh được rủi ro không có khả năng thanh toán, giữ gìn uy tắn với các nhà cung cấp đồng thời vẫn đảm bảo khả năng sinh lời của số vốn tiền mặt nhàn rỗi

Quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng tiền mặt: xác định rõ đối tượng tạm ứng, các trường hợp tạm ứng, số tiền tạm ứng và thời hạn được tạm ứng

+ Có sự thay đổi trong phương thức bán hàng, có chắnh sách khuyến khắch bán hàng đại lý để đẩy mạnh lượng tiêu thụ hàng hóa, riêng đối với những khách hàng tiềm năng có khả năng thanh toán cao có thể mạnh dạn áp dụng chế độ tắn dụng bán hàng dài hạn thì chắc chắn số nợ phải thu sẽ tăng cao hơn sẽ dẫn đến điều chỉnh cơ cấu tài sản ngắn hạn

+ Xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư, thiết bị, phụ tùng hợp lý đảm bảo sản xuất ổn định, tránh hŕng tồn kho nhiều ứ đọng vốn, duy trì mức tồn kho hợp lý, không để tình trạng quá cao song cũng không quá thấp không đảm bảo hoạt động SXKD được diễn ra thường xuyên, liên tục

- Cơ cấu nguồn vốn đến thời điểm cuối năm 2012 có VCSH chiếm xấp xỉ 20%, nợ phải trả chiếm 80% chứng tỏ tài sản của Công ty được tài trợ bằng vốn tự có thấp, mức độ phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài của Công ty rất cao Cụ thể hơn, để giảm bớt sức ép phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài, Công ty cần đưa ra một số chắnh sách tài chắnh để điều chỉnh tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu như sau:

+ Cần có kế hoạch cụ thể về việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, dài hạn, các khoản nợ gốc, lãi vay để dần điều chỉ tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vồn giảm đi góp phần năng cao tắnh chủ động trong kinh doanh của Công ty

+ Bổ sung từ lợi nhuận chưa phân phối, các nguồn kinh phắ, nguồn vốn xây dựng cõ bản thậm chắ bổ sung từ quĩ phúc lợi của Công ty

+ Có thể xem xét các hạng mục của dự án xi măng dây chuyền 1 nếu xét thấy hiệu quả thấp thì có thể thanh lý để giảm bớt gánh nặng chi phắ khấu hao, bảo dưỡng, sửa chữa hàng năm

+ Ngoài ra cần rà soát các khoản chi phắ để giảm bớt chi phắ tăng lợi nhuận từ hoạt động SXKD bổ sung chi trả nợ gốc từ đó giảm tỷ lệ nợ phải trả

* Đối với khả năng huy động vốn của Công ty

- Lựa chọn hình thức huy động vốn phù hợp: Trong giai đoạn đầu tư mở rộng kinh doanh hiện nay của Công ty, Công ty cần tất cả các nguồn vốn có thể, nhất là nguồn vốn vay (vay ngân hàng, vay đối tượng khác và vay bằng phát hành trái phiếu) Đến thời điểm 31/12/2012 tuy Công ty đã trả được chi phắ lãi vay và trả được một phần nợ gốc (biến động giảm của khoản vay và vợ dài hạn của Công ty so với cuối năm 2011) nhưng mức độ phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài trong ngắn hạn của Công ty lại tăng lên (vay và nợ ngắn hạn của Công ty đến cuối nãm 2012 tăng lên so với cuối năm 2011) Để giảm được mức độ phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài trước tiên Công ty cần giảm khoản vay và nợ ngắn hạn, đồng thời thực hiện huy động vốn dưới hình thức vốn góp của các đơn vị ngoài Công ty

- Trong thời gian càng sớm càng tốt, Công ty cần có kế hoạch huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu Việc phát hành cổ phiếu sẽ giúp Công ty tăng nguồn vốn chủ sở hữu cũng như tăng nguồn tài trợ dài hạn cho Công ty Kết quả phát hành cổ phiếu tốt sẽ giúp Công ty tăng thêm tắnh chủ động trong kinh doanh và góp phần tăng hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng bỉm sơn 55 (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w