KHÔNG THỐNG TRỊ CŨNG KHÔNG LOẠI TRỪ

Một phần của tài liệu Bàn cờ lớn: Phần 2 (Trang 72 - 75)

BALKAN CỦA KHU VỰC Á-ÂU

KHÔNG THỐNG TRỊ CŨNG KHÔNG LOẠI TRỪ

Ý nghĩa địa chiến lược đối với nước Mỹ rất rõ ràng: Mỹ ở quá xa để chiếm ưu thế trong phần này của Á-Âu nhưng cũng quá mạnh nên không thể không tham gia. Tất cả các nước trong khu vực xem sự tham gia của người Mỹ là cần thiết cho sự sống còn của họ. Nga quá yếu để giành lại nền thống trị đế quốc đối với khu vực hoặc loại trừ những nước khác khỏi vùng lãnh thổ này, nhưng Nga cũng quá gần và quá mạnh để bị loại trừ.

Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đủ mạnh để tạo ảnh hưởng, nhưng các nhược điểm của chính họ có thể khiến khu vực này không thể đối phó với cả thách thức từ phía bắc và xung đột nội bộ trong khu vực. Trung Quốc quá mạnh, không thể không khiến Nga và các quốc gia Trung Á dè chừng, nhưng chính sự hiện diện và cỗ máy kinh tế năng động của nước này lại tạo điều kiện cho Trung Á có thể tiếp cận toàn cầu.

Theo sau đó, mối quan tâm hàng đầu của Mỹ là giúp đảm bảo rằng không có một thế lực nào kiểm soát không gian địa chính trị này và cộng đồng toàn cầu đã không cản trở việc tiếp cận tài chính và kinh tế đối với nó. Đa nguyên địa chính trị sẽ trở thành hiện thực bền vững chỉ khi một mạng lưới đường ống dẫn dầu và tuyến giao thông kết nối trực tiếp khu vực với các trung tâm hoạt động kinh tế toàn cầu thông qua Địa Trung Hải và Biển Ả Rập, cũng như trên đất liền. Do đó, những nỗ lực của Nga trong việc tiếp cận độc quyền cần phải được phản đối xem như là hành động trái với sự ổn định khu vực.

Tuy nhiên, việc loại trừ Nga khỏi khu vực này là không mong đợi và không khả thi, cũng như sự thù địch giữa các quốc gia mới trong khu vực với Nga sẽ không dẫn đến điều gì hay ho. Trên thực tế, Nga tích cực tham gia vào sự phát triển kinh tế khu vực là rất cần thiết cho tính ổn định của nơi này, và có Nga làm đối tác, chứ không phải một nhà thống trị độc quyền, cũng có thể gặt hái những lợi ích kinh tế đáng kể. Sự ổn định và giàu có tăng thêm trong khu vực sẽ đóng góp trực tiếp cho sự thịnh vượng của Nga và mang lại ý nghĩa cho “sự thịnh vượng chung” được cam kết trong chính các chữ viết tắt của tổ chức CIS. Nhưng lựa chọn hợp tác đó sẽ chỉ trở thành chính sách của Nga, một khi các kế hoạch đã lỗi thời, mang tính lịch sử và sự hồi tưởng đau đớn về Balkan thuở ban đầu được loại trừ hiệu quả.

Các quốc gia xứng đáng được Mỹ ủng hộ địa chính trị mạnh nhất là Azerbaijan, Uzbekistan và (bên ngoài khu vực này) Ukraine, cả ba đều là trụ cột địa chính trị. Thật vậy, vai trò của Kiev củng cố lập luận rằng Ukraine là quốc gia quan trọng, trong chừng mực mà sự tiến bộ trong tương lai của Nga được quan tâm. Đồng thời, Kazakstan - với quy mô, tiềm năng kinh tế và vị trí quan trọng về mặt địa lý của bản thân nó - cũng rất xứng đáng nhận về sự hậu thuẫn khôn khéo của quốc tế, và đặc biệt là những hỗ trợ kinh tế bền vững. Theo thời gian, tăng trưởng kinh tế ở

Kazakstan có thể giúp khắc phục sự chia rẽ dân tộc vốn khiến cho “tấm khiên” Trung Á này dễ bị tổn thương trước áp lực của Nga.

Trong khu vực này, Mỹ chia sẻ lợi ích chung không chỉ với một Thổ Nhĩ Kỳ thân phương Tây ổn định mà còn với Iran và Trung Quốc. Một sự cải thiện dần dần trong quan hệ Mỹ-Iran sẽ làm tăng đáng kể khả năng tiếp cận toàn cầu đến khu vực và đặc biệt hơn là giảm mối đe dọa tức thì đối với sự sống còn của Azerbaijan. Sự hiện diện kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc và việc nó tham gia chính trị vào sự độc lập trong khu vực cũng phù hợp với lợi ích của Mỹ. Sự ủng hộ Trung Quốc dành cho các nỗ lực của Pakistan tại Afghanistan cũng là một yếu tố tích cực, vì mối quan hệ gần gũi hơn giữa Pakistan và Afghanistan sẽ giúp việc tiếp cận quốc tế với Turkmenistan trở nên khả thi hơn, qua đó giúp nước này cùng với Uzbekistan mạnh mẽ hơn (trong trường hợp Kazakstan phải chùn bước).

Sự phát triển và định hướng của Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng quyết định đặc biệt cho tương lai của các nước Caucasus. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ duy trì việc hướng về châu Âu và nếu châu Âu không đóng cửa với Thổ Nhĩ Kỳ, thì các quốc gia vùng Caucasus cũng có khả năng được kéo về phía quỹ đạo châu Âu, một viễn cảnh mà họ rất mong muốn. Nhưng nếu sự Âu hóa Thổ Nhĩ Kỳ bị đình trệ, vì lý do bên trong hoặc bên ngoài, thì Georgia và Armenia sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc thích nghi với khuynh hướng thân Nga. Tương lai, họ sẽ trở thành một công cụ trong mối quan hệ đang tiến triển của nước Nga với một châu Âu đang mở rộng, dù tốt hay xấu.

Vai trò của Iran có thể sẽ còn nhiều vấn đề hơn. Việc quay trở lại với thái độ thân phương Tây chắc chắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự ổn định và giúp củng cố khu vực, và do đó, ưu tiên chiến lược của Mỹ là khuyến khích một bước ngoặt như vậy trong hành vi của Iran. Nhưng cho đến khi điều đó xảy ra, Iran có thể sẽ đóng một vai trò tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến triển vọng của Azerbaijan, ngay cả khi nó có những bước đi tích cực như mở cửa Turkmenistan ra thế giới và củng cố ý thức di sản tôn giáo của người dân Trung Á, mặc cho chủ nghĩa cơ yếu hiện tại ở Iran.

Cuối cùng, tương lai của Trung Á có thể sẽ được định hình bằng một tập hợp hoàn cảnh thậm chí phức tạp hơn, với số phận của các quốc gia được xác định qua mối tương tác phức tạp giữa các lợi ích của Nga, Thổ

Nhĩ Kỳ, Iran và Trung Quốc, cũng như ở mức độ Hoa Kỳ đặt điều kiện đổi lấy các mối quan hệ giữa nước này với Nga bằng sự tôn trọng Nga dành cho nền độc lập của các quốc gia mới. Thực tiễn của sự tương tác đó ngăn ngừa một đế chế hoặc sự độc quyền trở thành mục tiêu có ý nghĩa đối với bất kỳ đấu thủ địa chiến lược nào có liên quan. Thay vào đó là sự lựa chọn cơ bản giữa cân bằng khu vực khéo léo - cái sẽ giúp đưa khu vực này dần hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu mới nổi trong khi các quốc gia trong khu vực cũng tự củng cố và rồi có thể đạt được một bản sắc Hồi giáo rõ ràng hơn - hay những xung đột sắc tộc, phân chia chính trị và thậm chí có thể mở ra chiến sự dọc theo biên giới phía nam của Nga. Việc đạt được và củng cố sự cân bằng khu vực phải là mục tiêu chính trong bất kỳ địa chiến lược toàn diện nào của Hoa Kỳ cho khu vực Á-Âu.

Một phần của tài liệu Bàn cờ lớn: Phần 2 (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)