HỆ THỐNG AN NINH XUYÊN CHÂU ÂU

Một phần của tài liệu Bàn cờ lớn: Phần 2 (Trang 145 - 146)

12. Một trường hợp thể hiện mạnh mẽ cho sáng kiến này, chỉ ra những lợi ích kinh tế lẫn nhau theo đó, do Kurt Tong thực hiện, “Revolutionizing America’s Japan Policy” (Cách

HỆ THỐNG AN NINH XUYÊN CHÂU ÂU

Sự ổn định của đa nguyên địa chính trị tại lục địa Á-Âu, vốn có tính ngăn ngừa sự xuất hiện của một thế lực thống trị đơn lẻ, nên được củng cố bằng sự xuất hiện, có lẽ sẽ sớm xảy ra trong thế kỷ tới, của Hệ thống An ninh Xuyên lục địa Á-Âu (TESS). Hiệp định như vậy nên bao gồm một NATO mở rộng, liên kết thông qua một hiến chương hợp tác với Nga và Trung Quốc cũng như Nhật Bản (có thể kết nối với Hoa Kỳ qua một hiệp ước an ninh song phương). Nhưng để đạt được điều đó, NATO trước hết phải mở rộng đồng thời lôi kéo Nga vào một khuôn khổ hợp tác an ninh khu vực lớn hơn. Ngoài ra, người Mỹ và Nhật Bản phải tham khảo, bàn bạc và hợp tác chặt chẽ trong việc thiết lập một đối thoại chính trị-an ninh ba bên ở Viễn Đông có Trung Quốc tham gia. Kết cuộc, đàm phán an ninh ba bên Mỹ-Nhật-Trung có thể có thêm sự tham gia của nhiều thành viên châu Á và sau đó dẫn đến một cuộc đối thoại giữa họ và Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu. Đổi lại, một cuộc đối thoại như vậy có thể mở đường cho một loạt các hội nghị của tất cả các quốc gia châu Âu và châu Á, từ đây khởi động quá trình thiết chế hóa một hệ thống an ninh xuyên lục địa.

Theo thời gian, một cấu trúc chính thức hơn có thể bắt đầu hình thành, thúc đẩy sự xuất hiện lần đầu tiên của Hệ thống An ninh xuyên Á- Âu bao trùm toàn bộ lục địa. Sự định hình của hệ thống này, xác định tính chất của nó và sau đó thiết chế hóa nó, có thể trở thành sáng kiến kiến trúc chính của thập kỷ tới, một khi các chính sách được nêu ra trước đó đã tạo được các điều kiện tiên quyết cần thiết. Một cơ cấu tổ chức bảo mật xuyên lục địa rộng lớn như vậy cũng có khả năng cần đến một ủy ban an ninh thường trực, bao gồm các thực thể Á-Âu quan trọng, nhằm tăng cường khả năng của TESS sao cho có thể thúc đẩy hợp tác hiệu quả trong các vấn đề quan trọng đối với sự ổn định toàn cầu. Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, liên bang Nga và Ấn Độ, cũng như một số quốc gia khác, có thể cùng nhau đóng vai trò là cốt lõi của một hệ thống xuyên lục địa có cấu trúc chặt chẽ hơn như vậy. Sự xuất hiện của TESS cuối cùng có thể dần dần giảm bớt một số gánh nặng của nước Mỹ, ngay cả khi vẫn duy trì vai trò quyết định của mình với tư cách là nước phân xử và trọng tài của lục địa Á-Âu.

Một phần của tài liệu Bàn cờ lớn: Phần 2 (Trang 145 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)