Hans Kohn, The Twentieth Century (Thế kỷ 20), New York, 1949, tr 53.↩

Một phần của tài liệu Bàn cờ lớn: Phần 2 (Trang 156 - 161)

T

PHẦN KẾT

rong chương kết luận của Bàn cờ lớn, tôi đã cảnh báo rằng Hoa Kỳ sẽ

không mãi mãi là siêu cường toàn cầu duy nhất. Hoa Kỳ đã là nhà lãnh đạo của một trật tự thế giới không ổn định, đó cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, một quốc gia chiếm thế thống trị. Tuy nhiên, vì cả lý do từ bên trong lẫn bên ngoài, khoảnh khắc này được chứng minh sẽ chỉ là thoáng qua.

Phần lớn người Mỹ hoài nghi việc nước họ can dự vào các vấn đề thế giới. Công chúng chỉ phản ứng khi nhận thấy mối đe dọa trực tiếp ngay trên quê hương họ, ví dụ như vụ việc Trân Châu Cảng hay các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001. Khi nước Mỹ trở thành một xã hội ngày càng đa văn hóa, khả năng thiết lập sự đồng thuận trong các quyết sách đối ngoại suy yếu đi và không có khả năng toàn nước Mỹ sẽ hưởng ứng ở mức thống nhất cao độ như đã từng trong Thế chiến thứ hai và Chiến tranh Lạnh.

Khi nổi lên như một siêu cường duy nhất cách đây khoảng hai mươi lăm năm, Hoa Kỳ lẽ ra nên tạo dựng cho bản thân một địa chiến lược tính trước đến sự hao mòn quyền lực không thể tránh khỏi. Hoa Kỳ có thể đã thực hiện được điều này bằng cách ngăn chặn tình trạng hỗn loạn toàn cầu và ngăn ngừa sự xuất hiện của một đối thủ quyền lực đáng kể.

Tuy nhiên, ngày nay, nước Mỹ bị nhìn nhận từ cả trong và ngoài nước là đã suy yếu, không muốn và ngày càng không thể hành động như một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới về cả chính trị, kinh tế và quân sự1.

Sự dịch chuyển sức mạnh toàn cầu về phía đông đã tăng thêm bất ổn trong các mối quan hệ quốc tế đương đại. Châu Âu vẫn có vai trò quan trọng trong một số lĩnh vực, nhưng “sức nặng” ảnh hưởng nhìn chung giảm dần, Nga vẫn tìm cách duy trì vị trí hàng đầu trong các vấn đề thế giới ngay trong lúc họ đấu tranh để xác định lại chính mình.

Châu Âu có vai trò toàn cầu nổi bật, nhưng lại không phải và không có khả năng để một lần nữa trở thành thế lực toàn cầu. Tuy nhiên, châu Âu có thể đứng đầu khi ứng phó một số mối đe dọa phi chính trị xuyên quốc gia đối với sự ổn định toàn cầu, như biến đổi khí hậu. Hơn nữa, nếu không có sự phản đối kiên định của châu Âu đối với việc Nga xâm lấn Đông Âu, tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn.

Trong khi đó, Nga, dẫn đầu là một nhà lãnh đạo khao khát tài chính, đang tìm cách lấy lại uy tín toàn cầu. Tuy nhiên, trong nỗ lực của mình, Nga bỏ qua thực tế rằng họ không còn có thể lãnh đạo một đế chế đã trở nên phi-Nga-tính. Ban đầu, Đế quốc Nga có được tính hợp pháp và quyền lực từ lãnh thổ rộng lớn của mình khi nó đẩy mạnh về phía đông và phía nam. Nông dân Nga, vốn không biết gì về chính trị và đa phần mù chữ, dù sao cũng được kết nối với Đế quốc Nga thông qua lòng mộ đạo sâu sắc và sự tôn kính của họ đối với Sa hoàng. Sau Thế chiến thứ nhất, đế quốc này phát triển vượt bậc. Việc thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô) có nghĩa là, lần đầu tiên, các phần không thuộc Nga của Liên Xô được trao tư cách gần như chính thức và có các thiết chế chính phủ và nhà nước trên danh nghĩa. Dù cho các “nền cộng hòa” này trên thực tế đã bị phụ thuộc và kiểm soát dưới bàn tay Bộ chính trị, sự tồn tại gần bảy mươi năm của Liên Xô đã vô tình nuôi dưỡng tình cảm dân tộc trong các nước cộng hòa đó. Trong một bài phát biểu vào tháng 1 năm 2016, Putin, khi đề cập đến việc thành lập các nước cộng hòa dựa trên nền tảng dân tộc, đã đổ lỗi cho Lenin về “quả bom thời gian được đặt dưới cấu trúc của chế độ nhà nước của [Nga].”

Khi Putin cố gắng tái dựng tầm quan trọng, quy mô và mức độ phù hợp của nước Nga thời Sa hoàng trước đó, các quốc gia hậu Xô Viết bị ảnh hưởng đã thận trọng chống lại. Tổng thống Kazakhstan Nurultan Nazarbayev đã phản đối công khai đề xuất của ông Putin về một Liên minh Á-Âu, được nhiều nhà lãnh đạo Trung Á diễn giải là Nga đang cố gắng tái

tạo ảnh hưởng của Liên Xô trước đây. Bằng cách nhấn mạnh lĩnh vực kinh tế của Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) mới, Nazarbayev đã có thể hạ bệ sự kiểm soát của Nga trong các vấn đề Trung Á. Ngoài ra, nỗ lực giành lại vị thế đế quốc cho Nga của ông Putin đã bị suy yếu thêm do mất Ukraine.

Khi ảnh hưởng của Trung Quốc tăng lên, cạnh tranh về lợi thế kinh tế và an ninh làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm và xung đột. Vị trí đầu tàu của Nga trong EAEU và ở Trung Á giảm sút lan rộng khi Trung Quốc tham gia ngày càng năng động hơn vào nền kinh tế khu vực. Một phần của sáng

kiến Một vành đai, Một con đường đầy tham vọng là việc Trung Quốc tìm

cách tái lập Con đường Tơ lụa cổ đại sang phương Tây thông qua việc nước này đầu tư và xây dựng các tuyến đường bộ Trung Á. Qua đó, Trung Quốc đã cho các quốc gia Trung Á một giải pháp thay thế Nga, giúp các quốc gia này có được nhiều tính cơ động hơn giữa hai lựa chọn.

Việc Trung Quốc mở rộng kinh tế không chỉ ảnh hưởng đến Trung Á. Với lợi ích kinh tế trải rộng trên khắp Trung Đông, về dầu mỏ, thị trường xuất khẩu và các dự án cơ sở hạ tầng, Trung Quốc có mục đích riêng đối với sự ổn định khu vực. Do tầm quan trọng kinh tế của khu vực và sự gần gũi của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo trong nội bộ nhóm thiểu số khó khuất phục ở nước mình, Trung Quốc không thể đứng bên lề khi thấy rõ ví dụ về một Trung Đông bị bạo lực tôn giáo xâu xé.

Trung Quốc hiện đang là thế lực mới nổi của thế giới. Nó tăng trưởng đều đặn, cả về kinh tế và địa chính trị, cố gắng đuổi kịp và có thể sẽ vượt qua Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nước này nên cẩn thận tránh một cuộc đối đầu địa chính trị công khai với Mỹ. Thách thức đối với Washington là làm thế nào để có trách nhiệm lôi kéo Bắc Kinh vào vai trò lớn hơn trong việc duy trì trật tự thế giới, không chỉ ở Thái Bình Dương, mà cả ở Trung Đông và Trung Á.

NHÌN XA HƠN

Đối mặt với một cấu trúc toàn cầu đang phát triển, Mỹ phải nỗ lực để đưa Nga vào một phương Tây rộng lớn hơn, đồng thời theo đuổi một tầm nhìn địa chính trị dài hạn bao gồm hợp tác giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga.

Một nước Nga dân tộc, không có các chủ thể phi Nga trước đây, phải đối mặt với thực tế rằng tương lai của nó nằm ở phương Tây. Mặc cho ảnh hưởng suy yếu ở Trung Á, quy mô và vị trí địa lý của Nga cho phép nước này có thể nổi lên như một quốc gia nổi bật ở châu Âu, mặc dù có nền kinh tế yếu hơn, thiếu tôn trọng nhân quyền và pháp luật. Việc Nga vận động hướng về phương Tây có thể được thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi nhờ vào một Trung Quốc vươn đến châu Âu và theo một thỏa thuận dàn xếp giữa Trung Quốc và Nga về việc chia sẻ ảnh hưởng trên thực địa Trung Á.

Quá trình kéo dài này chủ yếu dựa vào việc Nga, quá quan trọng nên không thể bỏ qua, có thể tự gắn kết ra sao với phương Tây - chủ yếu là với châu Âu và với nhà tài trợ quốc tế chính của Liên minh châu Âu, tức Hoa Kỳ - và cách nước này đối phó với tình trạng tham nhũng thiếu chính đáng trong nội bộ giới lãnh đạo. Hai lựa chọn rất rõ ràng: hoặc Nga thất bại nghiêm trọng và làm mất ổn định trật tự thế giới, hoặc nó chuyển đổi thành công thành một quốc gia ổn định và một chủ thể quốc tế có trách nhiệm. Điều thứ hai, rõ ràng là thích hợp hơn, phụ thuộc phần lớn vào khả năng của Nga trong việc ngừng lại các nỗ lực gây mất ổn định có tính chất siêu quốc gia.

Trong ngắn hạn, Trung Quốc nên được khuyến khích theo đuổi một triển vọng địa chiến lược, ủng hộ sự ổn định thay cho xung đột khi nước

này bắt tay vào chương trình Một vành đai, Một con đường. Để tăng tính

ổn định mà nó tìm kiếm, Trung Quốc không thể tiếp tục duy trì sự trung lập công khai trước các vấn đề toàn cầu quan trọng. Và điều đó đòi hỏi một sự dàn xếp Mỹ-Trung mang tính địa chính trị toàn cầu.

Một Trung Đông ngày càng phức tạp - nơi xung đột lan rộng do được thúc đẩy nhiều hơn với sự gia tăng của giáo phái tôn giáo và những ký ức bị kìm nén lâu dài về sự tàn bạo của thực dân thay vì sự can dự của Mỹ - tác động đến tất cả các chủ thể toàn cầu. Cạnh tranh gây ảnh hưởng địa chính trị và kinh tế lên các nước trong khu vực như Ai Cập, Iran, Israel, Ả Rập Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ rồi sẽ trở thành đấu trường tương lai của Trung Quốc, Nga và Hoa Kỳ.

Như tôi đã kết luận trong phiên bản đầu tiên của cuốn Bàn cờ lớn

(năm 1997), về lâu dài, chính trị toàn cầu chắc chắn sẽ ngày càng trở nên không thích hợp cho bất cứ một quốc gia duy nhất nào thâu tóm hết bá

quyền trong tay mình. Do đó, Mỹ không chỉ là siêu cường toàn cầu đầu tiên, thực sự và duy nhất, mà còn có khả năng là siêu cường cuối cùng.

Các giải pháp ngắn hạn, các đề tài tranh luận thức thời ở khía cạnh chính trị sẽ không giải quyết được những vấn đề của hiện tại. Thay vào đó, một khuôn khổ hợp tác và áp lực là cần thiết để thúc đẩy sự hợp tác lâu dài giữa cả ba bên: Trung Quốc, vấn đề của tương lai; Nga, sự gián đoạn của hiện tại; và Hoa Kỳ, siêu cường đang dần trở nên già nua, bị mắc kẹt trong những thiếu sót của lịch sử.

Những lời này từng là một cảnh báo, chứ không phải là một dự báo. Sự suy yếu tương đối của Mỹ và những sự kiện xảy ra sau đó là không thể tránh khỏi. Ngày nay, thế giới vẫn cần đến không chỉ là sự bằng lòng của Mỹ khi tham gia các cuộc chiến đơn phương, mà còn là một siêu cường toàn cầu nhận ra bản chất phù du của vị thế đứng đầu độc nhất của chính nó và do đó tìm cách phát triển một trật tự thế giới đa cực hơn. Trong lúc bối cảnh thay đổi, Hoa Kỳ vẫn có một nhiệm vụ chiến lược.

Zbigniew Brzezinski

ngày 14 tháng 6 năm 2016

Một phần của tài liệu Bàn cờ lớn: Phần 2 (Trang 156 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)