Chuyển động theo quán tính*

Một phần của tài liệu Vật lý học: Con đường mới - Phần 2 (Trang 104 - 105)

L ỜI NÓI ĐẦU CÁC KÝ HIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG

2. Chuyển động theo quán tính*

Nếu không có lực tác động hoặc tổng hợp lực tác động lên vật thể bằng không thì nó sẽ đứng yên hay chuyển động thẳng đều mãi mãi. Đây cũng còn là nguyên lý quán tính Galileo hay định luật 1 Newton. Chuyển động của các vệ tinh quanh Trái đất, của các hành tinh quanh Mặt trời v.v.. (thậm chí kể cả chuyển động của electron quanh hạt nhân nguyên tử) đều trong tình trạng “tổng hợp lực tác động” bằng không – lực hấp dẫn hoặc lực tĩnh điện cân bằng với lực ly tâm, nhưng thật trớ trêu là lại trên quỹ đạo tròn chứ không “thẳng đều”. Ý kiến hiện nay cho rằng “lực ly tâm” chỉ là lực “ảo” giống như lực quán tính vậy, mà chuyển động thẳng đều là mặc định nên chuyển động tròn chỉ là do lực hấp dẫn gây ra; nếu lực hấp dẫn này bằng không thì vật phải chuyển động thẳng đều.

Trước tiên, phải khẳng định rằng không thể nào tồn tại một vật nào mà lại không bị lực tác động của các vật thể khác: của Trái đất, của Mặt trời, của Nhân Thiên hà, của các thiên hà khác... mà chính s có mt của tất cả chúng mới thực

sự là “mặc định” chứ không phải là s vng mt của chúng! Nếu đã như vậy, chuyển động thẳng đều (theo nghĩa của hình học Euclid) không thể là “mặc định”, mà đã không phải là “mặc định” thì có nghĩa là phải có nguyên nhân! Quả đúng vậy! Trong trường hấp dẫn của Trái đất, để một vật có thể chuyển động thẳng đều luôn luôn cần có lực tác động để thắng lực hấp dẫn của Trái đất; còn nếu chuyển động tròn đều như các vệ tinh trên quỹ đạo thì không cần bất cứ lực tác động nào thêm nữa (lưu ý lực hấp dẫn ở đây đã được coi là “mặc định”, mà nếu có muốn không “coi là mặc định” cũng chẳng được nào!!!) Vấn đề là ở đâu vậy? Chẳng lẽ chính nguyên lý quán tính không phải là nghịch lý sao?

Theo CĐM, chuyển động theo quán tính không phải là chuyển động thẳng đều theo nghĩa trong không gian Euclid mà là “thẳng đều” trong không gian vật chất – trường lực thế. Nếu trường lực thế này là hướng tâm như thực tế đối với hầu hết các thiên thể và các nguyên tử thì không gian vật chất tương ứng với nó là không gian cầu, do đó, chuyển động “thẳng đều” ở đây, là chuyển động theo quỹ đạo “tròn” có tâm trùng với tâm của trường lực thế. Hơn thế nữa, vì cái được coi là “mặc định” ở đây là “trường lực thế” chứ không phải là “dạng chuyển động” và vì vậy, tùy thuộc vào dạng của trường lực thế mà sẽ có dạng chuyển động tương ứng chứ không phải là ngược lại. Nếu trường lực thế là hướng tâm thì chuyển động “tròn” đều trong không gian vật chất không hề tiêu tốn năng lượng nên trong chuyển động này, tổng hợp lực tác động lên vật thể bằng không (xem mục 1.1.2).

Một phần của tài liệu Vật lý học: Con đường mới - Phần 2 (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)