Sự tồn tại tự thân của các tính chất*

Một phần của tài liệu Vật lý học: Con đường mới - Phần 2 (Trang 138 - 139)

L ỜI NÓI ĐẦU CÁC KÝ HIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG

26. Sự tồn tại tự thân của các tính chất*

“Chân không lượng tử” là nơi không có bất cứ dạng tồn tại nào của vật chất nhưng “năng lượng” thì không bao giờ bằng không! Theo lý thuyết “Big Bang” thì vật chất, không gian và thời gian được sinh ra từ một vụ nổ - tức là trước khi có vật chất đã tồn tại “năng lượng tự thân”!

Dường như ở đây chúng ta đã quên mất rằng quá trình nhận thức của con người tuân theo quy luật “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”. Các khái niệm được sinh ra từ quá trình đó. Nhận thấy các vật thể khi va chạm nhau tạo nên chuyển dịch (một hiện tượng trực quan), người ta đưa ra khái niệm về lực, công (lực nhân với chuyển dịch) và năng lượng (khả năng sinh công). Như vậy, các khái niệm “lực”, “công” và “năng lượng” luôn gắn với một đối tượng cụ thể, một quá trình cụ thể nào đó với tư cách là các tính chất của chúng. Nếu chúng không tồn tại thì làm gì còn tồn tại cái gọi là “tính chất của chúng"? Nói cách khác, không tồn tại các “tính chất tự thân” mà chỉ tồn tại các đối tượng vật lý có các tính chất đó mà thôi. Từ đây xét rộng ra - chỉ tồn tại vật chất dưới các dạng khác nhau và với các tính chất khác nhau của chúng chứ không tồn tại các “tính chất tự thân” (“năng lượng” ở đây cũng không phải là một ngoại lệ). Như vậy, việc xem vật chất được sinh ra từ “năng lượng” - một tính chất của nó – là hoàn toàn trái với các “bằng chứng thực nghiệm”. Cái gọi là “thăng giáng” của “chân không lượng tử”, về thực chất, chỉ là một cách mô tả “tuỳ hứng” thực tại khách quan. Không ở đâu và chẳng bao giờ tạo được một cái gọi là “chân không lượng tử” với nghĩa là

không tồn tại bất cứ hình thức nào của vật chất mà lại vẫn tồn tại “năng lượng” cả, bởi ít nhất cũng không thể nào loại bỏ được photon vốn tồn tại khắp mọi nơi. Nói tóm lại, đây là một nghịch lý trong nhận thức. Nghịch lý này có lẽ được cổ vũ bởi công thức nổi tiếng của Einstein: E=mc2. Người ta cho rằng công thức này nói lên sự tương đương giữa năng lượng và khối lượng, mà khối lượng lại là “thước đo” lượng vật chất nên cũng có nghĩa là sự tương đương giữa năng lượng và vật chất. Nói như Einstein, đó là sự chuyển hoá qua lại giữa “năng lượng” và vật chất – điều này là không đúng. Không nên quên rằng để dẫn ra công thức này, người ta phải dựa vào phương trình chuyển động của một vật có khối lượng bằng m trong một hệ quy chiếu nào đó. Kết quả nhận được chỉ đơn thuần là nếu một vật có khối lượng là m thì có thể hàm chứa một năng lượng tối đa bằng mc2 chứ chẳng có một sự “chuyển hoá” nào cả. Hơn nữa, khối lượng cũng không đồng nghĩa với vật chất mà chỉ là một trong vô vàn các tính chất khác nhau của vật chất mà thôi. Đấy là chưa nói đến nghịch lý “cười ra nước mắt” ở Phụ lục 19 – công thức E=mc2 chưa hề được chứng minh.

Một phần của tài liệu Vật lý học: Con đường mới - Phần 2 (Trang 138 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)