Hạt mang tương tác vừa hút vừa đẩy*

Một phần của tài liệu Vật lý học: Con đường mới - Phần 2 (Trang 123 - 124)

L ỜI NÓI ĐẦU CÁC KÝ HIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG

15. Hạt mang tương tác vừa hút vừa đẩy*

Trong điện động lực học lượng tử, người ta cho rằng lực điện từ là do các điện tích trao đổi với nhau các phôtôn nhưng là phôtôn “ảo” vì chúng quả thật không hề tồn tại đối với người quan sát. Chúng sinh ra và biến mất hệt như những

“bóng ma” vậy. Nhưng đã là “ảo” thì chỉ là một khái niệm trong toán học và đã là “ma” thì chỉ là kết quả của trí tưởng tượng chứ không thể là các thực thể vật lý. Và nghịch lý là ở chỗ các đối tượng “thật” lại chỉ có thể tương tác với nhau thông qua những đối tượng “ảo”- một khái niệm siêu hình nhưng lại có “năng lượng” thực!

Trong khi đó đối với các tương tác mạnh (nhờ trao đổi các hạt gluon) và các tương tác yếu (nhờ trao đổi các hạt bozon W và Z) thì điều khác biệt ở đây là các hạt này có vẻ là các hạt “thật” được tìm thấy trong máy gia tốc. Như vậy, cũng với cùng một mục đích là truyền tải lực tương tác nhưng một loại hạt thì “ảo” còn loại hạt khác thì lại “thật”- không nhất quán (!) - không phù hợp với lôgíc hình thức. Mặt khác, việc trao đổi các hạt “ảo” dẫn đến việc hút nhau hay đẩy nhau của các điện tích đều có thể được vì một khi đã là kết quả của trí tưởng tượng thì muốn sao mà chẳng được? Vấn đề sẽ khác đi với các hạt “thật”. Bằng cách nào mà khi trao đổi các hạt “thật” (có khối lượng và cũng tức là có xung lượng), các đối tượng “thật” lại có thể hút nhau thay vì lẽ ra chỉ có thể đẩy nhau? Hai hạt có xung lượng khi va chạm nhau chúng sẽ phải đẩy nhau! Hơn thế nữa, cũng vẫn những hạt đó nhưng khi được trao đổi ở những cự ly ngắn (<<10-15) thì dẫn đến lực đẩy nhau còn ở những cự ly vừa (cỡ 10-15m) thì lại đổi thành hút nhau??? Đấy là chưa kể tới việc bằng cách nào mà các hạt cơ bản vốn được coi là “hạt điểm” lại có thể hướng về phía nhau để “bắn ra” các “hạt mang tương tác” này cho nhau “bách phát, bách trúng” với một sai số “nằm mơ” cũng không bao giờ có? Ví dụ như với proton và electron có kích thước cỡ 10-15m, ở cách nhau một khoảng bằng 10-9m (kích thước phân tử) sẽ giống như chúng ta ở cách nhau 1000km mà vẫn “bắn trúng” được nhau, không nhờ vào hệ thống ra đa dẫn hướng!

Một phần của tài liệu Vật lý học: Con đường mới - Phần 2 (Trang 123 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)