Con mèo Schrodinger

Một phần của tài liệu Vật lý học: Con đường mới - Phần 2 (Trang 124 - 126)

L ỜI NÓI ĐẦU CÁC KÝ HIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG

16. Con mèo Schrodinger

Trong thí nghiệm tưởng tượng của Schrodinger về một con mèo trong một cái hộp kín với một loạt các cơ cấu nào đó dẫn đến khả năng giết chết con mèo. Tuy nhiên, khả năng con mèo vừa sống lại vừa chết lại là kết luận mà cơ học lượng tử có thể dẫn đến. Đó chính là hệ quả của quan điểm cho rằng trong thế giới vi mô, không có một hiện tượng hay sự vật nào có thể tồn tại khách quan cả, trái lại, sự tồn tại của chúng chỉ có thể nói đến khi quan sát đã được thực hiện, và cũng chỉ khi đó ta mới có thể nói tới sự tồn tại của chúng. Nói cách khác, tính tất định đối với thế giới vi mô chỉ là ảo tưởng.

Theo CĐM, điều này có nguồn gốc sâu xa ngay từ thế giới vĩ mô, khi quan niệm “cường độ điện trường” (véc tơ E xác định theo công thức (3.7)) và “từ cảm” (véc tơ B xác định theo công thức (3.17)) là những đại lượng vốn tồn tại sẵn đối với một điểm nhất định nào đó của cái gọi là trường điện từ bất luận ở tại “điểm” đó có tồn tại điện tích hay không. Việc chia lực tác động cho điện tích để nhận được biểu thức (3.7) không còn phụ thuộc vào điện tích đó là một chuyện – một thao tác thuần túy toán học, còn đặc trưng của trường tại mỗi điểm của nó lại là chuyện khác hẳn, không phụ thuộc vào việc ta chia cái gì cho cái gì!!! Ở đây muốn nói đến tương tác giữa các thực thể vật lý, nó là nguyên nhân của sự tồn tại của thực thể vật lý đó, mà một khi đã nói đến tương tác có nghĩa là phải có ít nhất từ 2 vật thể trở lên, và vì vậy, các khái niệm cường độ trường hay từ cảm vừa đề cập tới chỉ là “cách thức” để ta nhận thức hiện tượng và sự vật chứ không phải là chính bản thân sự vật hay hiện tượng và vì vậy nó hoàn toàn mang tính chủ quan. Việc sử dụng những đại lượng này đúng là rất thuận tiện cho đo đạc (ở tầm vĩ mô) và tính toán để nhận thức hiện tượng và sự vật nhưng lại làm cho ta dễ bị lầm lẫn giữa khách quan và chủ quan, giữa khách thể và chủ thể. Khi áp dụng vào thế giới vi mô, khi thao tác đo đạc của chúng ta đã trở nên so sánh được với bản thể các quá trình của các hạt sơ cấp thì sự có mặt của thiết bị đo đã làm méo mó, thậm chí làm biến mất hiện tượng hay phá hủy sự vật, kết quả là cái mà ta nhận thức được

hoàn toàn không phải là cái đã từng tồn tại trước đó. Nghịch lý “con mèo nửa sống, nửa chết” này là điều có thể hiểu được – một dạng của nghịch lý toán học chứ không phải của thế giới vật chất bởi cơ học lượng tử chỉ là một công cụ toán học để tính toán một số các thông số nào đó không đầy đủ, và thậm chí sai lệch về tồn tại khách quan (lưỡng tính sóng-hạt chẳng hạn... ), nên có nghịch lý cũng là lẽ thường thôi; có thể xem thêm “Giới hạn của toán học” ở Phụ lục23.

Một phần của tài liệu Vật lý học: Con đường mới - Phần 2 (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)