L ỜI NÓI ĐẦU CÁC KÝ HIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG
19. Nghịch lý anh em sinh đô
Theo TTH, có 2 anh em sinh đôi, người em ở lại HQC đứng yên còn người anh lên tầu vũ trụ bay theo một đường gấp khúc khép kín. Sau một khoảng thời gian, người anh trở về và 2 anh em gặp lại nhau trong tình cảnh: anh vẫn còn rất trẻ mà người em thì đã “râu dài đến rốn”? Nghịch lý là ở chỗ, lẽ ra trên HQC của người anh, mọi việc cũng phải diễn ra giống hệt như trong HQC của người em mới đúng vì theo định đề 1 của TTH, mọi HQC quán tính đều tương đương nhau. Nếu HQC của người anh có thể coi là HQC quán tính thì HQC của người em cũng
như vậy, và vì tính tương đối, người anh thấy mình đứng yên còn người em “bay” vào Vũ trụ cũng theo đường gấp khúc khép kín và đương nhiên sau cũng bằng ấy thời gian, họ cũng lại gặp nhau nhưng hiệu ứng bây giờ lại ngược lại: người anh lại thấy người em còn trẻ còn mình thì “râu dài đến rốn”? Vậy rút cục ai già hơn ai? – không hề có câu trả lời xác đáng!!! Và hơn thế nữa, vì sao vận tốc truyền ánh sáng là hằng số lại có thể ảnh hưởng tới nhịp sinh học của con người? Và kết cục, thời gian là cái gì vậy?
Theo CĐM, nội năng của mọi thực thể vật lý đều giảm đi khi chuyển động rơi tự do trong trường lực thế; tốc độ chuyển động càng lớn hoặc trường lực thế càng lớn, nội năng càng giảm mạnh. Trong khi đó, nhịp độ vận động tỷ lệ với nội năng. Nội năng giảm dẫn đến tương tác giữa các phần tử cấu thành nên thực thể vật lý đó giảm; mà tương tác giảm đi sẽ khiến nhịp độ vận động giảm và do đó “thời gian” sẽ chậm lại (xem mục 2.5). Nếu là chuyển động trong không gian tự do không có bất cứ một trường lực thế nào thì dù là chuyển động có gia tốc hay thẳng đều cũng như nhau cả thôi. Ảnh hưởng của chuyển động tới năng lượng của bất kỳ một thực thể vật lý nào luôn luôn được gắn với các vật thể khác thông qua trường lực thế của chúng, thông qua ngoại năng = động năng + thế năng. Từ đây cho thấy nếu trường lực thế không có thì ngoại năng đương nhiên =0. Có nghĩa là chuyển động hay không chuyển động hoàn toàn không có ý nghĩa gì đối với vật thể cả. Vấn đề là chỉ dựa vào các thông số động học như vận tốc, thời gian, quãng đường... rồi “phán” ra các thông số động lực học như khối lượng, năng lượng ... là một việc làm phi lôgíc nên việc nẩy sinh nghịch lý là không thể tránh khỏi.