Sóng điện từ dao động của ether hay của chân không*

Một phần của tài liệu Vật lý học: Con đường mới - Phần 2 (Trang 107 - 108)

L ỜI NÓI ĐẦU CÁC KÝ HIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG

4. Sóng điện từ dao động của ether hay của chân không*

Theo thuyết trường điện từ Maxwell, sóng điện từ cần được lan truyền trong một môi trường... Xét về phương diện toán học, nghiệm của các phương trình Maxwell là một hàm biến thiên trong không gian của hệ trục toạ độ Đề các X,Y,Z thì có thể được, nhưng về mặt vật lý, nếu chấp nhận một “sóng điện từ” thật sự thì buộc phải có môi trường cho nó “lan truyền”- dẫn đến “khủng hoảng ether” vì ether lại cần đến những tính chất huyễn hoặc mà không ai có thể chấp nhận được. Loại bỏ ether, người ta đưa ra khái niệm “trường điện từ” – sóng điện từ là dao động của trường điện từ này. Nhưng khái niệm “vận tốc ánh sáng trong chân không” vẫn tồn tại, tức là chân không vẫn tồn tại. Vấn đề vẫn còn đó – chân không – không gian trống rỗng – sóng điện từ là dao động của chân không? Để né tránh tình trạng khó chịu này, người ta đưa vào khái niệm “trường điện từ” và để cho nó đóng vai trò môi trường truyền sóng thay cho ether hoặc chân không. Nhưng vấn đề vẫn còn đó – sóng điện từ vốn là sóng ngang mà sóng ngang chỉ có tồn tại trong chất rắn, như thế chẳng hóa ra trường điện từ cũng “rắn” hay sao? Chắc mọi người sẽ phản đối rằng đã có “bằng chứng thực nghiệm” về việc lan truyền “sóng điện từ” với việc phát minh ra radio. Nhưng hãy xem xét kỹ, thật ra chúng ta đã có được “bằng chứng”gì cơ chứ? - một máy được gọi là “phát”, một máy được gọi là “thu”, các dòng điện và điện áp biến thiên trong hai máy đó và…hết! Cái mà máy “phát” ra hoặc “thu” về, hay cái tồn tại trong khoảng giữa hai máy “thu” và “phát” đó là cái gì có ai “thấy tận mắt” không? Không ai cả! Tuy nhiên, điều đáng ghi nhận ở đây là những gì mà giác quan của chúng ta có thể cảm thụ được là rất hạn chế. Vì vậy, việc phải phải sử dụng tới trí óc tưởng tượng

hoặc nhờ tới các thiết bị kỹ thuật là điều tất yếu. Song cũng chính vì thế mà khi xuất hiện các nghịch lý, hay bất cập, chúng ta cần phải tư duy lại, nếu không, sẽ hiểu sai bản chất của thế giới này.

Theo CĐM, chẳng có sóng điện từ nào cả mà chỉ có các hạt photon bay trong trường lực thế (với vận tốc c = 300.000 km/s trong trường hấp dẫn và với vận tốc nhỏ hơn nhiều trong trường tĩnh điện hoặc hạt nhân), vì vậy, chẳng cần tới môi trường truyền sóng nào hết (xem mục 3.4.3).

Một phần của tài liệu Vật lý học: Con đường mới - Phần 2 (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)