Cấu trúc của electron

Một phần của tài liệu Vật lý học: Con đường mới - Phần 2 (Trang 119 - 120)

L ỜI NÓI ĐẦU CÁC KÝ HIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG

12. Cấu trúc của electron

Electron trong lý thuyết trường điện từ được coi là điện tích điểm, tức là không có kích thước với lý do là mọi kích thước gán cho nó đều dẫn đến nghịch lý: lực nào đã giữ lại điện tích trên bề mặt của nó? Và hơn thế nữa, “điện tích nguyên tố” không còn bằng 1 nữa mà phải nhỏ hơn nhiều để “phủ” đầy bề mặt! Từ đây, người ta đành chấp nhận khái niệm điện tích điểm để né tránh nghịch lý

khi coi điện tử có cấu trúc. Nhưng “tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa”, điện tích điểm lại có năng lượng bằng vô cùng – hiện tượng phân kỳ không hề thú vị hơn. Thôi thì đành “tái chuẩn hóa” vậy – các nhà vật lý đành để cho “nữ hoàng” toán học “chiếm đoạt lý trí” của mình.

Theo CĐM (xem mục 1.3.3), electron không có cấu trúc nhưng không phải không có kích thước; có kích thước nhưng không phải là điện tích bị “rải” đều theo kích thước đó và do đó có thể bị chia thành các phần nhỏ. Ta có thể hình dung 2 nửa trái bóng cao su – bên trong mầu đen còn bên ngoài mầu trắng, một trong hai nửa đó bị lộn theo chiều ngược lại (đen ra ngoài, còn trắng vào trong) tương ứng với positron, còn nửa kia (trắng ở ngoài, đen ở trong) – electron. Khi bị tác động mạnh tới mức độ nào đó, các nửa trái bóng này sẽ bị lộn ngược lại tương ứng với sự biến hóa từ electron thành positron hoặc ngược lại, từ positron thành electron chứ không bị xé nhỏ ra thành từng mảnh nhỏ. Hay có thể dùng một hình ảnh khác để so sánh đó là “mắt bão” – một vũng tĩnh lặng không có gió được nhìn thấy khá rõ ràng trong các bức ảnh cơn bão chụp từ vệ tinh – “mắt bão” không hề được cấu tạo từ các cái gọi là “mắt bão nhỏ hơn” nào hết – đó chỉ đơn thuần là giới hạn của một trạng thái vật lý tuân theo quy luật lượng đổi-chất đổi. “Mắt bão” là một khái niệm cho một đối tượng toàn vẹn không thể bị phân chia nhỏ hơn nữa mà thôi!

Một phần của tài liệu Vật lý học: Con đường mới - Phần 2 (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)