Giới hạn giá trị bồi thường thiệt hại và vấn đề miễn, giảm trách nhiệm bồ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giá trị bồi thường thiệt hại theo pháp luật thương mại Việt Nam (Trang 33 - 51)

được nếu như không có hành vi vi phạm hợp đồng của B, chưa tính đến việc A bịđối tác phạt hay uy tín A đối với đối tác bị giảm sút (tổn thất phi vật chất).

1.2.2. Giới hạn giá trị bồi thường thiệt hại và vấn đề miễn, giảm trách nhiệm bồi thường thường

Khi xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng và có thiệt hại thực tế, bên bị vi phạm phải chứng minh được thiệt hại và giá trị bồi thường thiệt hại. Trên cơ sở đó, các cơ

quan tài phán xác định giá trị thiệt hại được bồi thường. Theo nguyên tắc, thiệt hại

được bồi thường toàn bộ, tuy vậy, trên thực tế, không phải giá trị thiệt hại thực tế bao nhiêu là có thểđược bồi thường bấy nhiêu. Giá trị thiệt hại được bồi thường cho bên bị vi phạm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: (i) khả năng chứng minh của người bị

thiệt hại, (ii) các tài liệu, chứng cứ chứng minh thiệt hại, (iii) quy định pháp luật về

giá trị bồi thường thiệt hại (quy định càng rõ ràng thì xác định càng chính xác), (iv) thực tiễn xác định giá trị bồi thường thiệt hại của các cơ quan tài phán. Trong đó, quy

định pháp luật về giá trị bồi thường thiệt hại là yếu tố cơ bản để xác định phạm vi quyền lợi được bồi thường của bên bị vi phạm, như: giới hạn giá trị bồi thường thiệt hại và miễn, giảm trách nhiệm bồi thường.

1.2.2.1. Vấn đề giới hạn giá trị bồi thường thiệt hại

Khi có hành vi vi phạm hợp đồng nói chung và hợp đồng trong hoạt động thương mại nói riêng, có thể sẽ gây ra nhiều thiệt hại khác nhau. Thiệt hại đó bao gồm các tổn thất và khoản lợi đáng lẽđược hưởng. Thiệt hại đó có thể là thiệt hại vật chất hoặc thiệt hại phi vật chất (thiệt hại về tinh thần, uy tín, danh dự, thương hiệu…). Các thiệt hại có thể có tính dây chuyền, thiệt hại này sẽ dẫn đến thiệt hại khác. Do vậy, giá trị bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại có mối liên hệ gần như vô hạn. Điều đó đặt ra yêu cầu phải giới hạn giá trị bồi thường thiệt hại đểđảm bảo lợi ích cho các bên. Sự giới hạn giá trị bồi thường thiệt hại theo pháp luật thương mại Việt Nam thể hiện trong hai trường hợp: (i) giới hạn giá trị bồi thường ở các “tổn thất thực tế, trực tiếp” và các “khoản lợi trực tiếp”,

đây là giới hạn được xác định căn cứ vào việc giải thích thế nào là “thực tế, trực tiếp” hoặc theo quy định của pháp luật và (ii) giới hạn giá trị bồi thường do các bên của hợp đồng thỏa thuận ấn định.

Giới hạn giá trị bồi thường ở các “tổn thất thực tế, trực tiếp” và các “khoản lợi trực tiếp”

Trong LTM 2005, phần chế tài bồi thường thiệt hại không xác định cụ thể về

giới hạn giá trị bồi thường thiệt hại tối đa mà chỉ dùng chữ “trực tiếp”để giới hạn giá trị này, cụ thể: (i) về giá trị tổn thất, đó phải là những giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu; (ii) về khoản lợi được hưởng, đó phải là những khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng. Khái niệm “trực tiếp” ở đây để

chỉ giữa thiệt hại và hành vi vi phạm nằm trong một mối quan hệ nhân quả, hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại xảy ra. Như vậy, việc xác định giới hạn bồi thường thiệt hại là vấn đề khó về mặt lập pháp cũng như việc áp dụng pháp luật, nhất là việc xác định thế nào là “tổn thất thực tế, trực tiếp” và “khoản lợi trực tiếp. Có những thiệt hại mà sự tồn tại là không thể phủ nhận được nhưng mức độ

thiệt hại rất khó xác định. Đó là trường hợp xác định giới hạn giá trị bồi thường thiệt hại cho khoản lợi đáng lẽ được hưởng là sự mất cơ hội hoặc giá trị bồi thường thiệt hại phi vật chất (tổn hại uy tín, thương hiệu). Ví dụ A giao cho B, một công ty chuyển phát nhanh, một tài liệu tham gia đấu thầu về xây dựng một sân bay. B cam kết giao gửi tài liệu trước ngày hết hạn mời thầu. Nhưng B đã giao tài liệu quá hạn, và hồ sơ của A bị từ chối. Giá trị bồi thường thiệt hại trong trường hợp này phụ

thuộc vào khả năng mà hồ sơ của A được chấp nhận và so sánh với những đơn dự

thầu đã được chọn lọc. Vì thế, việc bồi thường sẽ thuộc về phân số lợi nhuận cao hay thấp mà A có thể thu được từ công việc. Ở đây, theo Khoản 3 Điều 7.4.3 Bộ nguyên tắc Unidroit thì “khi không thể thiết lập với một mức độ đầy đủ tính xác thực về

khoản tiền bồi thường thì thiệt hại được xác định tùy theo tòa án”. Theo đó, khi giá trị bồi thường thiệt hại không thểđược xác định với một mức độđủ xác thực, thay vì từ chối mọi bồi thường hoặc bồi thường thiệt hại một cách tượng trưng, tòa án sẽ xác

định một cách hợp lý khoản tiền tương đương với mức độ thiệt hại xảy ra.

Ngoài việc sử dụng thuật ngữ “trực tiếp” để giới hạn giá trị bồi thường thiệt hại, pháp luật thương mại còn đề cập đến việc giới hạn giá trị bồi thường thiệt hại ở

một mức nhất định, trong một số điều luật cụ thể. Chẳng hạn, khoản 2 Điều 266 LTM 2005 quy định: “Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cốý của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định” hay khoản 2 Điều 273 Luật này quy định: “Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên cho thuê phải chịu tổn thất

đối với hàng hoá cho thuê trong thời hạn thuê nếu bên thuê không có lỗi gây ra tổn thất đó”. Nhìn chung, theo LTM 2005 yếu tố lỗi không phải là căn cứ bắt buộc làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại (Điều 303)34 nhưng LTM 2005 cũng quy

định một số trường hợp cá biệt như các điều luật nêu trên, mà ở đó lỗi vẫn đóng một vai trò nhất định trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tương tự, khoản 1 Điều 238 LTM 2005 về giới hạn trách nhiệm trong lĩnh vực logistic quy định như sau: “Trừ

trường hợp có thoả thuận khác, toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hoá”. Theo đó, giá trị của toàn bộ hàng hóa bị tổn thất là mức giới hạn của giá trị bồi thường thiệt hại đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic vi phạm hợp đồng. Những tổn thất, khoản lợi khác của bên bị vi phạm (bên sử dụng dịch vụ logistic) có liên quan đến hành vi vi phạm hợp đồng dịch vụ logistic là những khoản mà bên vi phạm không phải bồi thường. Mặt khác, cũng theo quy định ở trên thì các bên có thể

thỏa thuận giới hạn giá trị bồi thường thiệt hại. Quy định này cũng tương tự như việc các bên thỏa thuận ấn định giá trị bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại. Cũng theo Luật này, mặc dù bên vi phạm hợp đồng dịch vụ logistic được giới hạn giá trị bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận hoặc được pháp luật cho giới hạn giá trị bồi thường thiệt hại ở mức trách nhiệm nhất định nhưng việc thỏa thuận hoặc việc giới hạn sẽ không được hưởng nếu người có quyền và lợi ích liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm là do thương nhân kinh doanh dịch vụ

logistic cố ý hành động hoặc không hành động để gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ

hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách mạo hiểm và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn xảy ra (khoản 3 Điều 238). Quy định chi tiết hơn về giới hạn giá trị bồi thường thiệt hại bằng một mức giá trị nhất định tại Điều 8 Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05/9/200735 quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic. Trong lĩnh vực vận tải hiện nay, việc quy định về giới

35Điều 8 Nghịđịnh 140/2007/NĐ-CP: Giới hạn trách nhiệm

1. Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc liên quan đến vận tải thực hiện theo quy

định của pháp luật có liên quan về giới hạn trách nhiệm trong lĩnh vực vận tải. 2. Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc không thuộc phạm vi khoản 1 Điều này do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện như sau:

a) Trường hợp khách hàng không có thông báo trước về giá trị của hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường;

b) Trường hợp khách hàng đã thông báo trước về giá trị của hàng hóa và được thương nhân kinh doanh dịch vụ

lô-gi-stíc xác nhận thì giới hạn trách nhiệm là toàn bộ giá trị của hàng hóa đó.

3. Giới hạn trách nhiệm đối với trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc tổ chức thực hiện nhiều công đoạn có quy định giới hạn trách nhiệm khác nhau là giới hạn trách nhiệm của công đoạn có giới hạn trách nhiệm cao nhất.

hạn giá trị bồi thường thiệt hại cũng chỉ mới thể hiện rõ trong lĩnh vực hàng không (Điều 166 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006)36.

Đối với hệ thống pháp luật các nước Liên bang Nga, Việt Nam, lý thuyết về

tính khách quan, tính tất yếu, tính trực tiếp của quan hệ nhân quả có ảnh hưởng gần như tuyệt đối. Quan hệ nhân quả, căn cứ theo quy định tại BLDS Liên bang Nga năm 1994 (khoản 1 Điều 393) cũng như BLDS Việt Nam (khoản 2 Điều 307 BLDS 2005 và khoản 2 Điều 361 BLDS 2015) và các Điều 302, 303 LTM Việt Nam 2005, được ngầm hiểu là mối quan hệ khách quan, tất yếu, trực tiếp, trong đó hành vi vi phạm nghĩa vụ là nguyên nhân trực tiếp, còn việc phát sinh những tổn thất vật chất thực tế

là kết quả khách quan, tất yếu37.

36 Điều 166 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006: Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển

1. Người vận chuyển được hưởng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

a) Đối với vận chuyển hành khách, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách là một trăm nghìn đơn vị tính toán cho mỗi hành khách;

b) Đối với vận chuyển hành khách, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm là bốn nghìn một trăm năm mươi đơn vị tính toán cho mỗi hành khách;

c) Đối với vận chuyển hành lý, bao gồm cả hành lý ký gửi và hành lý xách tay, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc do vận chuyển chậm là một nghìn đơn vị tính toán cho mỗi hành khách; trường hợp hành khách có kê khai giá trị của việc nhận hành lý ký gửi tại địa điểm đến và trả một khoản phí bổ sung thì người vận chuyển phải bồi thường theo mức giá trịđã được kê khai, trừ trường hợp người vận chuyển chứng minh được rằng giá trịđã kê khai lớn hơn giá trị thực tế;

d) Đối với vận chuyển hàng hóa, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc do vận chuyển chậm là mười bảy đơn vị tính toán cho mỗi kilôgam hàng hóa; trường hợp người gửi hàng có kê khai giá trị của việc nhận hàng hóa tại nơi đến và trả một khoản phí bổ sung thì người vận chuyển phải bồi thường theo mức giá trịđã được kê khai, trừ trường hợp người vận chuyển chứng minh được rằng giá trịđã kê khai lớn hơn giá trị thực tế.

2. Đơn vị tính toán là đơn vị tiền tệ do Quỹ tiền tệ quốc tế xác định và được quy ước là Quyền rút vốn đặc biệt.

Đơn vị tính toán được chuyển đổi sang Đồng Việt Nam theo tỷ giá chính thức do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán.

3. Trọng lượng của kiện hàng hóa bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc bị vận chuyển chậm được sử dụng để xác

định giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển trong trường hợp vận chuyển hàng hóa. Trường hợp phần hàng hóa bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc vận chuyển chậm làm ảnh hưởng đến giá trị của các kiện hàng hóa khác trong cùng một vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hóa thì trọng lượng của toàn bộ

các kiện hàng hóa được sử dụng để xác định giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển. 4. Người vận chuyển chỉđược hưởng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại điểm a khoản 1

Điều này trong trường hợp người vận chuyển chứng minh được rằng thiệt hại xảy ra không phải do lỗi của mình hoặc hoàn toàn do lỗi của bên thứ ba.

5. Người vận chuyển không được hưởng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này trong trường hợp người vận chuyển, nhân viên hoặc đại lý của người vận chuyển thực hiện hành vi gây thiệt hại một cách cốý hoặc do sự cẩu thả nhưng với nhận thức rằng thiệt hại có thể xảy ra. Trong trường hợp hành vi đó do nhân viên hoặc đại lý thực hiện thì phải chứng minh được rằng nhân viên hoặc

đại lýđó đã hành động khi thực hiện nhiệm vụ của mình.

6. Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định tăng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy

định tại khoản 1 Điều này.

Đối với hệ thống pháp luật các nước thuộc hệ Roman – German (như Đức, Pháp), các nước theo truyền thống Common Law (như Anh, Mỹ) và Công ước Viên 1980, Bộ nguyên tắc của Unidroit, lý thuyết về tính nhìn thấy trước (hay dự kiến trước) và tính trực tiếp của quan hệ nhân quả có vị trí đặc biệt38. Công ước Viên 1980 theo thuyết “tính dự đoán trước của thiệt hại” khi nêu cụ thể rằng thiệt hại phải là những tổn thất mà bên vi phạm hợp đồng đã dựđoán được hoặc buộc phải dựđoán trước được trong thời điểm ký kết hợp đồng như là hậu quả có thể xảy ra đối với vi phạm hợp đồng đó39. Ðiều 74 Công ước Viên 1980 quy định: “Tiền bồi thường thiệt hại này không thể cao hơn tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự liệu hoặc

đáng lẽ phải dự liệu được vào lúc ký kết hợp đồng như một hậu quả có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họ đã biết hoặc đáng lẽ phải biết”. Theo quy định này thì giá trị bồi thường thiệt hại tối đa không bắt buộc phải là thiệt hại “trực tiếp” như trong pháp luật thương mại Việt Nam. Giới hạn giá trị này phụ

thuộc nhiều vào bên vi phạm, đó là bên vi phạm đã biết hoặc đáng lẽ phải biết vào thời điểm ký kết hợp đồng nếu họ vi phạm thì sẽ gây ra những thiệt hại nào, với giá trị bao nhiêu. Cách xác định này phản ánh rõ nét nguyên tắc thiện chí, trung thực giữa các bên khi tham gia hợp đồng. Đây cũng là cách tiếp cận mà các nhà làm luật Việt Nam cần nghiên cứu đề hoàn thiện pháp luật về giá trị bồi thường thiệt hại theo hợp đồng trong hoạt động thương mại ở nước ta. Bộ nguyên tắc Unidroit, Điều 7.4.3 về tính xác thực của thiệt hại chỉ rõ: “Những thiệt hại, kể cả những thiệt hại trong tương lai, chỉ có thể được bồi thường khi chúng được thiết lập với một mức độ hợp lý về tính xác thực”. Điều 7.4.4 quy định về tính dựđoán trước được của thiệt hại có nêu: “bên có nghĩa vụ chỉ chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại mà mình đã dự

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giá trị bồi thường thiệt hại theo pháp luật thương mại Việt Nam (Trang 33 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)