Việc thừa nhận giá trị pháp lý của các thỏa thuận nhằm miễn trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thể hiện sự tôn trọng tự do ý chí của các bên tham gia ký kết hợp đồng, nhưng cũng cần nghiêm khắc đối với các hành vi cố ý vi phạm84. Để đảm bảo sự công bằng, bảo vệ quyền lợi của những bên “yếu hơn” và trật tự thương mại nói chung, cần phải hoàn thiện quy định thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng về miễn trừ trách nhiệm. Vì vậy, tác giả kiến nghị bổ sung vào hay điểm a khoản 1
Điều 294 LTM 2005 như sau: “Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận trừ trường hợp vi phạm do cốý hoặc các thỏa thuận dẫn đến sự vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng ”.
83 Nguyễn Phú Cường, tlđd 8, tr. 21-22.
Về vấn đề giảm giá trị bồi thường thiệt hại, quy định pháp luật thương mại ở
Việt Nam và trên thế giới nhìn chung đều đặt ra yêu cầu trách nhiệm hạn chế tổn thất của bên bị vi phạm. Thực hiện trách nhiệm này cho thấy chúng ta tôn trọng và yêu cầu các bên phải thiện chí, trung thực trong giao kết và thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, liên quan đến xác định giảm giá trị bồi thường thiệt hại, nổi lên vấn đề trách nhiệm hạn chế tổn thất của bên bị vi phạm trong trường hợp bên vi phạm cố ý vi phạm. Điều này đòi hỏi phải có quy định pháp lý liên quan để ràng buộc bên vi phạm với lỗi cố ý vẫn phải bồi thường thiệt hại toàn bộ. Vì vậy, tác giả kiến nghị bổ sung
Điều 305 LTM 2005 như sau: “Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lýđể hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được, trừ
trường hợp vi phạm hợp đồng do lỗi cốý”.