• Bản án phúc thẩm số: 04/2008/KDTM-PT ngày 11/03/2008 về “V/v tranh chấp hợp đồng mua bán” của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội
Tóm tắt sự việc:
Theo trình bày của nguyên đơn, ngày 22/4/2005, Công ty cổ phần Công nghiệp Tự Cường (Công ty Tự Cường - bị đơn) ký hợp đồng số V011/405 để mua 200 tấn nhôm thỏi với giá 1.957 USD/tấn của Công ty Welcome Trading Co. Pte. Ltd (Công ty Welcome - nguyên đơn), tổng trị giá hợp đồng 391.400USD. Tuy nhiên, bị đơn không đặt tiền cọc cho nguyên đơn theo hợp đồng, nhưng nguyên đơn vẫn chuyển 200 tấn nhôm đến Kho ngoại quan Thành phố Hồ Chí Minh và toàn bộ chứng từ giao hàng. Ngày 12/5/2005, nguyên đơn gửi văn thư chỉ thị cho Công ty kho hàng thực hiện giao hàng tạm thời cho bị đơn. Cùng ngày 12/5, Công ty kho hàng gửi thông báo giao hàng qua máy Fax cho bịđơn. Cũng trong ngày 12/5, nguyên đơn gửi yêu cầu bị đơn thanh toán tiền và thông báo số điện chuyển tiền. Ngày 17/5/2005, nguyên đơn gửi văn thư cho bịđơn về việc không thanh toán lô hàng đang trong Kho ngoại quan Thành phố Hồ Chí Minh và yêu cầu bị đơn thực hiện đúng hợp đồng. Do bị đơn không đến nhận hàng và từ chối thanh toán nên nguyên đơn phải ký hợp đồng bán lô hàng cho bên thứ 3 để hạn chế tổn thất, tuy nhiên giá bán lại bị thấp hơn giá bán cho bị đơn là 33.455,17 USD, chịu chi phí lưu kho là 1.358,42 USD. Tổng cộng: 34.813,59 USD. Ngày 23/5/2007, nguyên đơn làm đơn kiện yêu cầu bị đơn bồi thường thiệt hại là 34.813,59 USD = 561.891.342 VND (1 USD = 16.140 đồng).
Tại bản sơ thẩm án số 120/2007/KDTM-ST ngày 21/9/2007, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường của Công ty Welcome với Công ty Tự Cường. Buộc Công ty Tự Cường bồi thường cho Công ty
73Đỗ Thành Công, tlđd 61.
74Đề án Phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao được ban hành theo Quyết định số 74/QĐ-TANDTC ngày 31/12/2012.
Welcome 34.813,59 USD = 561.891.324 đồng (01 USD = 16.140 đồng). Ngày 02/10/2007, Công ty Tự Cường có đơn kháng cáo với nội dung không đồng ý với toàn bộ bản án sơ thẩm. Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định: Tòa án cấp sơ thẩm đã căn cứ vào Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác để chấp nhận yêu cầu
đòi bồi thường thiệt hại của Công ty Welcome đối với Công ty Tự Cường là có căn cứ
pháp luật. Buộc Công ty Tự Cường bồi thường cho Công ty Welcome 34.813,59 USD = 561.891.324 đồng (1 USD = 16.140 đồng).
Nhận xét của tác giả:
Theo vụ việc trên, việc Công ty Welcome bán hàng cho bên thứ ba để hạn chế
tổn thất là vấn đề hợp lí nên Tòa án các cấp phán quyết cho nguyên đơn được bồi thường khoản chênh lệch giá là chính xác. Tuy nhiên, bán với giá chênh lệch bao nhiêu thì pháp luật nước ta cũng chưa quy định minh thị. Ở đây, Công ty Welcome bán đã bán thấp hơn so với giá trị hàng hóa là 33.455,17USD/391.867,72 USD. Liệu chăng, đây là tỷ lệ chênh lệch phù hợp. Trong trường hợp này, bên bán có thể hạ thấp hơn để mang lại lợi ích cho bên thứ ba. Vấn đề này, pháp luật thương mại nước ta còn chưa quy định chặt chẽ. Theo đó, xác định giá trị bồi thường thiệt hại trong trường hợp có sự chênh lệch giá phụ thuộc nhiều vào Thẩm phán. Việc Thẩm phán
được quyền giải thích luật hoặc áp dụng án lệ vào quá trình giải quyết trong trường hợp pháp luật còn chưa cụ thể là hết sức cần thiết. Ngoài ra, vấn đề chi phí trong vụ
án trên Tòa án cũng chấp nhận cho nguyên đơn được bồi thường một loại chi phí cũng thuộc về thiệt hại của nguyên đơn, đó là chi phí lưu kho.
Nhận xét chung
Trong quá trình phân loại, thu thập, đánh giá sơ bộ các bản án của tòa án, phán quyết của trọng tài thương mại về giá trị bồi thường thiệt hại tác giả nhận thấy các tranh chấp đa số liên quan đến xác định giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp và khoản lợi đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm hợp đồng. Trong số bản án, phán quyết thu thập được không có các tranh chấp về giới hạn giá trị bồi thường do các bên của hợp đồng thỏa thuận ấn định và vấn đề miễn trách nhiệm trong bồi thường thiệt hại.
Đối với việc xác định giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp thì thực tiễn xét xử của tòa án còn thể hiện sự chưa nhất quán, nhất là trong việc xác định xem cái gì là thiệt hại và giá trị thực tế là bao nhiêu. Theo Quyết định giám đốc thẩm số
05/2004/HĐTP-DS ngày 25/3/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì nếu trong hợp đồng có thỏa thuận việc bên mua ký quỹ cho bên bán thì không thể
mặc nhiên xem số tiền ký quỹ đó là thiệt hại của bên bán, mà tòa án phải xác định thiệt hại thực tế là bao nhiêu. Thiệt hại này có thể là tiền lưu kho lưu bãi, lãi phải trả
ngân hàng, thiệt hại do không được nhận hàng nên bên mua phải mua hàng với giá cao để thực hiện hợp đồng với các đơn vị khác… Trong bản án khác, thiệt hại là khoản tiền chênh lệch giá trị hàng hóa trong trường hợp bên bán giao hàng kém chất lượng hay thiệt hại được xác định là chi phí mà bên có quyền phải bỏ ra để hạn chế
tổn thất, đó là tiền vận chuyển, tiền đóng gói hàng hóa, tiền thuê thiết bị thay thế
nhằm hạn chế thiệt hại. Một loại chi phí cần được xem xét xem có thuộc phạm vi của thiệt hại được bồi thường hay không đó là chi phí luật sư - vấn đề gây nhiều tranh cãi trong nhiều năm gần đây. Và thực tiễn khi nghiên cứu các phán quyết về những tranh chấp thương mại điển hình, có thể thấy rằng những yêu cầu về bồi thường chi phí luật sư thường bị bác (một phần nguyên nhân là bên bị thiệt hại không đưa ra được các chứng cứ chứng minh)75.
Thực tiễn xét xử chưa thấy xuất hiện tranh chấp về vấn đề tổn thất phi vật chất trong hợp đồng kinh doanh - thương mại nhưng thực tiễn phán quyết quốc tếđã chấp nhận tổn thất về uy tín thương mại được bồi thường tương ứng với thiệt hại vật chất do uy tín giảm sút. Thực tiễn tài phán trên có thểđược tham khảo cho việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh - thương mại.
Về xác định khoản lợi đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm cũng rất đa dạng và chưa thống nhất. Tòa án xác định giá trị khoản lợi đáng lẽ được hưởng của của bên cung cấp dịch vụ bằng giá trị của phần hợp đồng chưa thực hiện. Tuy nhiên, trong một quyết định khác vào năm 2013 Hội đồng thẩm phán nhấn mạnh rằng khoản lợi trực tiếp “là lợi nhuận đáng lẽ ra doanh nghiệp được hưởng nếu hợp
đồng thực hiện đúng và được tính bằng giá trị phần hợp đồng được thực hiện sau khi
đối trừ toàn bộ chi phí thực tế phục vụ cho việc thi công như giá trị tiêu hao nhiên liệu, khấu hao máy móc, điện nước, thuế, chi phí quản lý…”. Theo tác giả, khoản lợi
đáng lẽđược hưởng chính là khoản giá trị mà chủ thể hợp đồng nhận được khi thực hiện hợp đồng (khoản lợi này không đồng nghĩa với khoản lời, lãi trong kinh doanh). Có thể thấy, việc xác định giá trị khoản lợi cũng là vấn đề phức tạp không chỉ dưới góc độ thực tiễn áp dụng pháp luật mà còn cả trong các quan điểm pháp lý; và hiện nay, pháp luật thương mại nước ta chưa có quy định rõ ràng về vấn đề này. Ngoài thu nhập, lợi nhuận có được từ thực hiện hợp đồng, khoản lợi trên thực tế cũng có thể là lãi suất đối với khoản tiền đưa vào thực hiện hợp đồng.