2.1.1.1. Về giá trị tổn thất thực tế và trực tiếp
• Quyết định giám đốc thẩm số: 05/2004/HĐTP-DS ngày 25/3/2004 về “V/v tranh chấp hợp đồng mua bán phân urê” của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Tóm tắt vụ việc:
Xí nghiệp tư doanh Quốc Cường và Xí nghiệp chế biến gỗ Phước Long ký kết với nhau hợp đồng mua bán phân urê. Hợp đồng số 01/PL-QC ngày 06-06-2001, số
lượng 2.200 tấn phân urê sản xuất và đóng bao tại Indonesia, tổng trị giá 4.953.300.000 đồng. Thực hiện hợp đồng này, Xí nghiệp Phước Long ký quỹ cho Xí nghiệp Quốc Cường 20% trị giá hợp đồng với số tiền là 990.660.000 đồng. Ngày 27-10- 2001 Xí nghiệp Phước Long nhận 148 tấn 900 kg tương đương với số tiền 335.248.394 đồng để trừ vào tiền ký quỹ. Hợp đồng số 02/PL-QC ngày 15-06-2001 số
lượng 2.453 tấn 903 kg phân Urê sản xuất và đóng bao tại Việt Nam, tổng trị giá 4.588.798.610 đồng. Thực hiện hợp đồng này, Xí nghiệp Phước Long ký quỹ cho Xí nghiệp Quốc Cường 10% trị giá hợp đồng với số tiền là 453.972.055 đồng.
Thời gian thực hiện nhận lô hàng (của cả hai hợp đồng) không quá 45 ngày, nếu quá thời hạn trên mà Xí nghiệp Phước Long không nhận hết hàng thì Xí nghiệp Quốc Cường có quyền bán lô hàng còn lại. Số tiền tổn thất về giá, các phí lãi vay, lưu kho bãi bên Xí nghiệp Quốc Cường sẽ trừ vào tiền đặt cọc của Xí nghiệp Phước Long.
Ngày 05-09-2001 Xí nghiệp Phước Long đã ký hai hóa đơn nhận hàng: Hóa
đơn 148 tấn 900 kg - HĐ 01, hóa đơn 206 tấn 903 kg - HĐ 02, thực tế đến ngày 26+27-10-2001 Xí nghiệp Phước Long mới nhận hàng để trừ vào tiền ký quỹ theo biên bản thanh lý ngày 04-09-2001 do Xí nghiệp Quốc Cường lập. Tại đơn khởi kiện ngày 10- 09-2001: Xí nghiệp Phước Long cho rằng Xí nghiệp Quốc Cường đã gây thiệt hại lớn
cho Xí nghiệp Phước Long, nên yêu cầu Xí nghiệp Quốc Cường trả lại tiền ký quỹ và bồi thường thiệt hại do không giao hàng tương ứng với số tiền ký quỹ là 2.167.113.150
đồng yêu cầu trả ngay khi án có hiệu lực pháp luật.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 1573/DSST ngày 10-09-2002 và Bản án dân sự
phúc thẩm số 41/DSPT ngày 07-03-2003, Tòa án đều quyết định buộc Xí nghiệp Quốc Cường có trách nhiệm bồi thường thiệt hại hai hợp đồng mua bán phân urê cho Xí nghiệp Phước Long số tiền 1.587.928.893 đồng.
Tòa án xét xử giám đốc thẩm nhận xét và quyết định:
Bản án sơ thẩm và phúc thẩm đều lấy số tiền ký quỹ của hai hợp đồng để làm căn cứ bồi thường thiệt hại theo tỷ lệ lỗi của các bên là không đúng với hợp đồng và các quy định của pháp luật về tiền ký quỹ. Thiệt hại ở hai hợp đồng này có thể là tiền lưu kho lưu bãi, lãi phải trả ngân hàng, thiệt hại do không được nhận hàng nên Xí nghiệp Phước Long phải mua hàng với giá cao để thực hiện hợp đồng với các đơn vị
khác… Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án, Xí nghiệp Phước Long chưa xác
định được thiệt hại thực tế là bao nhiêu. Do đó, cần phải hủy cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án về cho Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh để điều tra, xem xét việc thực hiện từng hợp đồng, xác định lỗi của các bên, xác định thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật.
Có nhóm tác giả nhận xét63: nhận định của tòa án xét xử giám đốc thẩm là chính xác. Theo quy định tại Điều 365 BLDS 1995 (nay là Điều 360 BLDS 2005): “ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong toả tại một ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được ngân hàng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng”. Như vậy, chức năng của ký quỹ là đểđảm bảo thực hiện nghĩa vụ (hợp đồng). Theo đó, khoản đảm bảo (tiền, kim khí quý, đá quý…) mà ngân hàng chi trả cho bên có quyền trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ là để đảm bảo nghĩa vụ cũng như trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ
của bên đó được thực hiện. Do đó, khoản đảm bảo được ký quỹ không thể coi là thiệt hại của bên ký quỹ. Mặt khác, Điều 229 LTM 1997 (nay là Điều 302 LTM 2005) quy
63 Phan Huy Hồng-Nguyễn Thị Thanh Huyền (2011), Các vấn đề pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa qua thực tiễn xét xử của tòa án và trọng tài tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 156.
định thiệt hại phải là những tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽđược hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Và, bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh các tổn thất đó (Điều 231 LTM 1997, Điều 304 LTM 2005). Như vậy, tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm lấy số tiền ký quỹ của hợp đồng làm căn cứ để xác định bồi thường thiệt hại và giá trị bồi thường thiệt hại theo tỷ lệ lỗi của các bên là không đúng với quy định của pháp luật về ký quỹ và xác định bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, quan
điểm của tòa xét xử giám đốc thẩm trong vụ án trên về thiệt hại “có thể là tiền lưu kho lưu bãi, lãi phải trả Ngân hàng, thiệt hại do không được nhận hàng nên Xí nghiệp Phước Long phải mua hàng với giá cao để thực hiện hợp đồng với các đơn vị
khác…” được xem là hướng dẫn cho các Tòa án khi xét xử các vụ án liên quan đến việc xác định giá trị bồi thường thiệt hại.
Tác giả hoàn toàn đồng ý với nhận định của Tòa án xét xử giám đốc thẩm và nhóm tác giả trên. Rõ ràng tiền ký quỹ không thể được xem là tổn thất thực tế, trực tiếp của Xí nghiệp Phước Long theo các quy định của LTM 2005 về xác định thiệt hại. Có thể thấy trong trường hợp này, lần đầu tiên Tòa án nhân dân tối cao có nhận xét với tư cách là một hướng dẫn cho các tòa án về xác định thiệt hại thực tế, trực tiếp trong giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh doanh thương mại gồm: tiền lưu kho lưu bãi, lãi phải trả ngân hàng, thiệt hại do không được nhận hàng nên bên bị vi phạm phải mua hàng với giá cao để thực hiện hợp đồng với các đơn vị khác…
• Quyết định của Hội đồng Trọng tài thuộc Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) trong vụ kiện “Tranh chấp trong hợp đồng mua bán hạt điều”
Tóm tắt vụ việc:
Theo hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa nguyên đơn (bên bán Việt Nam) và bị đơn (bên mua Singapore), nguyên đơn bán cho bị đơn 1.500 MT (tấn) hạt
điều xuất xứ Việt Nam với giá 940 USD/MT, thanh toán bằng L/C không hủy ngang trả tiền ngay 85% khi xuất trình chứng từ giao hàng vào kho ngoại quan, trả 15% còn lại khi xuất trình vận đơn đường biển. Sau khi nhận được L/C, nguyên đơn đã giao hàng vào kho ngoại quan tại Cảng Sài Gòn. SGS đã kiểm tra hàng và cấp giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng, phẩm chất và bao bì, trong đó ghi các chỉ tiêu phẩm chất phù hợp với quy định của hợp đồng nhưng không đề cập gì về xuất xứ hàng hóa. Sau khi giao hàng, nguyên đơn xuất trình chứng từ cho ngân hàng, trong số các chứng từ
có Giấy chứng nhận xuất xứ do chính nguyên đơn cấp, điều này trái với các điều khoản nguyên thủy của L/C (vì theo L/C này thì nguyên đơn phải xuất trình Giấy
chứng nhận xuất xứ do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cấp). Nhưng nguyên đơn đã thuyết phục bị đơn rằng Giấy chứng nhận xuất xứ này chỉ được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cấp khi hàng được bốc lên tàu. Do đó, nguyên đơn đã đề nghị bị đơn sửa đổi L/C với nội dung là để nhận 85% trị giá L/C, chỉ cần xuất trình Giấy chứng nhận xuất xứ do chính nguyên đơn cấp, và chỉ cần xuất trình Giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cấp khi nhận 15% trị giá L/C còn lại. Bị đơn đã đồng ý sửa L/C như vậy. Bằng cách này, nguyên đơn đã nhận được 85% trị giá L/C. Đối với 15% trị giá L/C còn lại ngân hàng mở L/C đã từ chối thành toán do nguyên đơn không xuất trình được Giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cấp. Nhưng nguyên
đơn đã dùng áp lực để buộc ngân hàng mở L/C thanh toán số tiền 15% trị giá L/C còn lại đó và đã thành công.
Trong khi đó, bị đơn khẳng định nguyên đơn giao hàng không đúng xuất xứ, vì trong thực tế hàng hóa có xuất xứ Campuchia, chứ không phải là xuất xứ Việt Nam nhưđã thỏa thuận trong hợp đồng. Đối với việc thanh toán 85% trị giá L/C, bị đơn đã đồng ý sửa L/C như vậy chỉ vì lúc đó không hề nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa. Sau này, bịđơn mới biết được hạt điều là xuất xứ Campuchia, được nguyên đơn nhập từ Campuchia về, đã nộp 4% giá khai hàng cho Hải quan, tiền này chỉ được hoàn trả
khi hàng được tái xuất, nếu không tái xuất sớm sẽ bị Hải quan tịch thu. Do hàng có xuất xứ Campuchia nên nguyên đơn không thể lấy được Giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cấp. Theo thỏa thuận của hai bên, 15% trị giá L/C còn lại là để trả thuế xuất khẩu. Nguyên đơn rất nôn nóng nhận số tiền này vì hàng xuất xứ Campuchia nhập vào Việt Nam theo chếđộ tạm nhập tái xuất, sợ để quá hạn không tái xuất sẽ bị tịch thu, và nguyên đơn muốn được hưởng 15% trị
giá L/C còn lại, chứ không phải đểđóng thuế xuất khẩu.
Từ đó, bị đơn đề nghị trọng tài bác các yêu cầu trong đơn kiện của nguyên
đơn, đồng thời bị đơn kiện lại nguyên đơn, trong đó có nội dung: Nguyên đơn giao hàng không đúng chất lượng: Theo hợp đồng, nguyên đơn phải giao hạt điều xuất xứ
Việt Nam, nhưng thực tế nguyên đơn đã giao hạt điều xuất xứ Campuchia. Do vậy, bị đơn yêu cầu đòi giảm giá 15% trên giá bán, tức 201.380,57 USD.
Về yêu cầu giảm giá của bị đơn, Hội đồng Trọng tài nhận định và quyết định như sau: Hợp đồng quy định hạt điều có xuất xứ Việt Nam nhưng nguyên đơn lại giao hàng có xuất xứ Campuchia. Việc nguyên đơn giao hàng có xuất xứ không đúng với quy định của hợp đồng và vi phạm hợp đồng đã ký, do đó nguyên đơn phải bồi thường cho bị đơn các thiệt hại mà bị đơn phải gánh chịu. Mức bồi thường sẽ là
chênh lệch giữa giá hạt điều Việt Nam và giá hạt điều Campuchia vào thời điểm ký
hợp đồng. Để xác định mức giá chênh lệch, Hội đồng Trọng tài dựa vào hai tờ khai hải quan nhập khẩu mà nguyên đơn nhập từ Campuchia, trong đó ghi mức giá là 915 USD/MT và đã được hải quan xác nhận để tính thuế. Do vậy, số tiền mà nguyên đơn phải bồi thường cho bị đơn là mức chênh lệch giữa giá bán hạt điều Việt Nam là 940 USD/MT và giá nhập khẩu hạt điều Campuchia là 915 USD/MT, cụ thể là: (940 USD – 915 USD) x 1.428,231 MT = 35.705,78 USD.
Có tác giả nhận xét như sau:64 “Bị đơn yêu cầu giảm giá bán mà Hội đồng Trọng tài lại phán quyết cho bị đơn được bồi thường thiệt hại là trái với nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng. Nếu cho rằng Hội đồng Trọng tài đã diễn giải lại yêu cầu của bị đơn cho phù hợp với ý chí của bị đơn thì sự
diễn giải đó cũng bất hợp lý. Mức giảm giá bằng 15% giá bán mà bị đơn yêu cầu chính là 15% trị giá L/C mà theo thỏa thuận của hai bên là để trả thuế xuất khẩu. Mặt khác, Pháp lệnh HĐKT 1989 (là luật có hiệu lực áp dụng đối với hợp đồng này nếu luật Việt Nam được áp dụng) cũng có quy định khi hàng hóa không đúng chất lượng thì bên mua có quyền không nhận, nếu nhận thì có quyền yêu cầu giảm giá trước khi nhận (Điều 31)”.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu trên cho rằng, nếu bị đơn yêu cầu buộc nguyên
đơn bồi thường thiệt hại bằng 15% giá bán hoặc diễn giải của Hội đồng Trọng tài là phù hợp với ý chí của bị đơn, thì việc Hội đồng Trọng tài quyết định mức bồi thường là chênh lệch giữa giá hạt điều Việt Nam và giá hạt điều Campuchia là chính xác. Bởi vì, nếu cũng là hạt điều đó, nhưng bị đơn mua với tư cách là hạt điều Campuchia thì chỉ phải trả 915 USD/MT, trong khi đó do bị lừa dối là hạt điều Việt Nam nên phải trả tới 940 USD/MT. Khoản tiền mà bị đơn phải trả nhiều hơn so với giá trị thực tế của hàng hóa có thể được xem là tổn thất thực tế và trực tiếp của nguyên đơn do hành vi vi phạm hợp đồng của nguyên đơn gây ra.
Tác giả đồng tình với quan điểm của nhóm nghiên cứu, bị đơn đã có tổn thất thực tế và trực tiếp nên yêu cầu được bồi thường (nếu có) là thỏa đáng, đúng theo quy định của pháp luật. Giá trị bồi thường thiệt hại ở đây chính là giá trị chênh lệch giữa giá hạt điều Việt Nam và giá hạt điều Campuchia.
Một bản án khác dưới đây cho thấy Tòa án đã xác định thiệt hại của bên bị vi phạm là giá trị chênh lệch của giá bán trong hợp đồng với giá hàng hóa thực tế giao không đúng xuất xứ theo thỏa thuận các bên của hợp đồng.
• Quyết định giám đốc thẩm số: 12/2009/KDTM-GĐT ngày 22/4/2009 về “V/v tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” của Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội
Tóm tắt vụ việc:
Công ty TNHH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - XÂY DỰNG PHƯỢNG LÂM (Công ty Phượng Lâm) và Cửa hàng Âm thanh - Ánh sáng - Nhạc cụ Huy Quang (Cửa hàng Huy Quang) ký kết Hợp đồng kinh tế về việc Cửa hàng Huy Quang bán cho Công ty Phượng Lâm 08 thiết bị điện tử (âm thanh, ánh sáng) với tổng giá trị là 190.366.000 đồng. Sau khi nhận hàng được khoảng một tháng, Công ty Phượng Lâm phát hiện 3/8 thiết bị nhập về không đúng xuất xứ như thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết. Tại phiên tòa sơ thẩm, Công ty Phượng Lâm yêu cầu Cửa hàng Huy Quang nhận lại toàn bộ hàng và trả lại 190.366.000 đồng và bồi thường thiệt hại do phải chi phí thuê thiết bị thay thế mỗi ngày 150.000 đồng tính từ ngày 1/10/2006 đến ngày 15/7/2007 là 285 ngày x 150.000 đồng = 42.750.000 đồng.
Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 06/2007/KSTM-ST ngày 23/7/2007, Tòa án nhân dân quận 3, thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn trả lại 8 mặt hàng đã nhận gồm có giá trị 190.366.000
đồng; không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn đòi bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là 42.750.000 đồng. Buộc Cửa hàng Huy Quang có trách nhiệm hoàn trả số
tiền chênh lệch trị giá của 03 mặt hàng giao sai xuất xứ cho Công ty Phượng Lâm là 48.258.080 đồng.
Tại Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 1511/2007/KSTM-ST ngày