thích thiệt hại có tính trực tiếp hay không, hay nói cách khác là thiệt hại có mối quan hệ nhân quả với hành vi vi phạm hợp đồng hay không. Vấn đề giới hạn giá trị bồi thường thiệt hại là vấn đề phức tạp trên phương diện lý luận và cả trong thực tiễn áp dụng pháp luật, nhất là việc xác thực tính trực tiếp của thiệt hại trong trường hợp liên quan đến nhiều quan hệ hợp đồng thương mại, do chưa có quy định rõ ràng nên còn tồn tại các quan điểm khác nhau giữa việc nghiên cứu khoa học pháp lý và thực tiễn áp dụng pháp luật.
Về vấn đề giảm giá trị bồi thường thiệt hại, hay trách nhiệm hạn chế thiệt hại, có sự khác nhau trong phán quyết của các cơ quan xét xử, các bản án chưa giải thích rõ như thế nào là “biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất” và “mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chếđược” nên phán quyết đưa ra chưa có tính thuyết phục cao. Nguyên nhân là do quy định của pháp luật còn “khá chung chung, chưa rõ nghĩa”76 dẫn đến nhiều cách hiểu, cách giải thích khác nhau của cơ quan tiến hành tố tụng.
Đối với giá trị bồi thường thiệt hại trong trường hợp có sự chênh lệch giá. Tòa án chấp nhận bên bị vi phạm có quyền bán hàng cho bên thứ ba để hạn chế tổn thất và được bồi thường khoản chênh lệch giá. Tuy nhiên, bán với giá chênh lệch bao nhiêu thì pháp luật nước ta cũng chưa quy định minh thị. Bên bán có thể hạ thấp hơn
để mang lại lợi ích cho bên thứ ba. Theo đó, xác định giá trị bồi thường thiệt hại trong trường hợp có sự chênh lệch giá phụ thuộc nhiều vào Thẩm phán. Việc Thẩm phán được quyền giải thích luật hoặc áp dụng án lệ vào quá trình giải quyết trong trường hợp pháp luật còn chưa cụ thể là hết sức cần thiết.
2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về giá trị bồi thường thiệt hại thiệt hại
Sau khi phân tích các quy định hiện hành và thực tiễn xét xử, đối chiếu quy
định hiện hành với thực tiễn xét xử, so sánh quy định hiện hành với một số hệ thống luật khác, đối chiếu quy định hiện hành với thực tiễn xét xử quốc tế về vấn đề giá trị
bồi thường thiệt hại, tác giả tổng hợp và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật, đảm bảo thống nhất trong thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến vấn đề này.
76Đỗ Thành Công, tlđd 61.
2.2.1. Thống nhất một số quy định khác biệt giữa LTM và BLDS
LTM và BLDS có quy định khác nhau về yếu tố lỗi trong căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong khi BLDS coi lỗi77 của bên vi phạm là yếu tố
bắt buộc để yêu cầu bồi thường thiệt hại (LTM 1997 cũng quy định tương tự) thì LTM 2005 không đề cập đến yếu tố này. “Đây là một sự tiến bộ trong pháp luật Việt Nam, biểu hiện của sự “hòa đồng” đối với pháp luật hiện đại trên thế giới”78. Do đó, cần thiết sửa đổi BLDS theo hướng bỏ yếu tố lỗi trong những căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi vì nếu coi LTM 2005 là tiến bộ, thực hiện đúng nguyên tắc chỉ đạo soạn thảo luật này tại Tờ trình của Chính phủ về
dự án LTM sửa đổi là “bảo đảm sự phù hợp với các Điều ước quốc tế về thương mại mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập và pháp luật, tập quán thương mại quốc tế”79 thì BLDS cũng nên sửa đổi theo hướng “tiến bộ”. Tuy nhiên, LTM 2005 vẫn có một số quy định, dành cho các trường hợp cá biệt, mà ở đó lỗi vẫn đóng một vai trò nhất
định trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại như: Điều 238 về giới hạn trách nhiệm trong hoạt động logictics, Điều 266 về bồi thường thiệt hại trong trường hợp giám
định sai, hay Điều 273 về trách nhiệm đối với tổn thất trong thời hạn thuê. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật quốc tế. “Cụ thể, theo Điều 74 CISG thì trong mua bán hàng hóa quốc tế nguyên tắc lỗi và trách nhiệm nghiêm ngặt được dung hòa dưới hình thức lỗi không còn được xem là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nhưng bên vi phạm được miễn trách nhiệm trong những trường hợp xảy ra các sự kiện mà bên đó không lường trước được và không chế ngựđược hoặc không tránh
được. Như vậy, nguyên tắc lỗi không bị loại bỏ hoàn toàn, mà trách nhiệm nghiêm ngặt cũng không được áp dụng cho mọi trường hợp”80. Theo đó, đã có sự mâu thuẫn giữa quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung với các quy định về bồi thường thiệt hại trong các chế định hợp đồng cụ thể. Để giải quyết vấn đề này, tác giả kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 303 LTM 2005 như sau: “Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 và quy định tại các Điều 238, 266, 273 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây…”.
77Điều 308 BLDS 2005 nhấn mạnh lỗi là căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm hợp
đồng nói riêng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Điều 364 BLDS 2015 cũng quy định tương tự.
78Đỗ Văn Đại, tlđd 6, tr. 359.
79 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tlđd 27, sđd, tr. 432.
Vẫn là sự khác nhau giữa LTM và BLDS: LTM coi “khoản lợi đáng lẽ được hưởng” là một thiệt hại nhưng BLDS (BLDS 2005 và BLDS 2015) không quy định rõ vấn đề này. Đây là loại thiệt hại cần thiết được bồi thường. Do đó, chúng ta nên bổ
sung quy định nói rõ cho phép bồi thường thiệt hại này trong BLDS. Khi chưa bổ
sung được quy định này, chúng ta nên giải thích thuật ngữ “thu nhập” bị mất, giảm (được bồi thường trong BLDS) bao gồm cả “khoản lợi đáng lẽđược hưởng” nếu hợp
đồng được thực hiện81.
Về thiệt hại được bồi thường, BLDS có quy định về bồi thường tổn thất về
tinh thần82 nhưng LTM chỉ nêu “thiệt hại thực tế”. Không có lý do để loại trừ khả
năng bồi thường tổn thất về tinh thần mà khái quát hơn trong lĩnh vực kinh doanh thương mại là tổn thất phi vật chất bao gồm cả sự suy giảm uy tín, thương hiệu kinh doanh. Đối chiếu cho thấy thực tiễn xét xử áp dụng pháp luật dân sự và pháp luật thương mại quốc tếđã chấp nhận giá trị bồi thường này. Do đó, cần quy định rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại phi vật chất trong pháp luật thương mại. Tác giả kiến nghị
sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 302 LTM 2005 như sau: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại phi vật chất bao gồm tổn thất về
tinh thần, uy tín, thương hiệu và thiệt hại phi vật chất khác.”
2.2.2. Xác định giá trị bồi thường thiệt hại
Khi xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại, có thể xảy ra nhiều loại thiệt hại trên thực tế nên có nhiều loại giá trị bồi thường thiệt hại cần
được bồi thường. Thực tiễn xét xử cho thấy đây cũng là vấn đề tranh chấp quyết liệt nhất do LTM 2005 chưa có quy định rõ các loại thiệt hại được bồi thường. Tuy nhiên, BLDS quy định một cách minh thị các loại thiệt hại làm cơ sở cho các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng. Khoản 2 Điều 307 BLDS 2005 quy định: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính
được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lýđể
ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút” (BLDS 2015 cũng quy định tương tự tại Điều 361). Pháp lệnh HĐKT 1989 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định tương đối chi tiết các khoản thiệt hại trực tiếp
được bồi thường góp phần tạo sự thuận lợi cho bên yêu cầu bồi thường thiệt hại xác
81Đỗ Văn Đại, tlđd 6, tr. 359.
định một cách chính xác các thiệt hại được bồi thường theo quy định của pháp luật,
đồng thời đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất khi cơ quan tiến hành tố tụng xác định thiệt hại được bồi thường. Các văn bản quy phạm pháp luật này tuy đã hết hiệu lực thi hành nhưng xét về mặt lý luận thì vẫn còn giá trị tham khảo và định hướng trong quá trình ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành LTM 2005, cũng như quá trình sửa đổi, bổ sung LTM 2005 nhằm mục đích xây dựng căn cứ xác định các thiệt hại thực tế, trực tiếp được bồi thường một cách cụ thể, hoàn thiện83. Tiếp thu các quy
định mang tính hợp lý và minh bạch của BLDS 2005, BLDS 2015 và Pháp lệnh HĐKT 1989 tác giả kiến nghị bổ sung khoản 2 Điều 302 LTM 2005 như sau: “Giá trị
bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lýđể ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, tiền phạt vi phạm hợp đồng và tiền bồi thường thiệt hại mà bên bị vi phạm đã phải trả cho bên thứ ba là hậu quả trực tiếp của sự vi phạm này gây ra, và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽđược hưởng nếu không có hành vi vi phạm.” Tuy nhiên, đây là vấn đề khó khăn bởi vì thiệt hại thường rất đa dạng, không thể liệt kê hết trong các văn bản quy phạm pháp luật và nếu có liệt kê thì vẫn không thểđầy đủ. Trong thời gian tới, nếu có điều kiện sửa đổi pháp luật thương mại, nên có quy định về vấn đề này theo các định hướng như: (i) có những quy định cụ thể làm “công thức” để xác định giá trị bồi thường thiệt hại; (ii) đưa ra những quy tắc, chuẩn mực chung để các bên thỏa thuận xác định giá trị bồi thường thiệt hại,
đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên…
2.2.3. Vấn đề miễn, giảm giá trị bồi thường thiệt hại
Việc thừa nhận giá trị pháp lý của các thỏa thuận nhằm miễn trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thể hiện sự tôn trọng tự do ý chí của các bên tham gia ký kết hợp đồng, nhưng cũng cần nghiêm khắc đối với các hành vi cố ý vi phạm84. Để đảm bảo sự công bằng, bảo vệ quyền lợi của những bên “yếu hơn” và trật tự thương mại nói chung, cần phải hoàn thiện quy định thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng về miễn trừ trách nhiệm. Vì vậy, tác giả kiến nghị bổ sung vào hay điểm a khoản 1
Điều 294 LTM 2005 như sau: “Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận trừ trường hợp vi phạm do cốý hoặc các thỏa thuận dẫn đến sự vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng ”.
83 Nguyễn Phú Cường, tlđd 8, tr. 21-22.
Về vấn đề giảm giá trị bồi thường thiệt hại, quy định pháp luật thương mại ở
Việt Nam và trên thế giới nhìn chung đều đặt ra yêu cầu trách nhiệm hạn chế tổn thất của bên bị vi phạm. Thực hiện trách nhiệm này cho thấy chúng ta tôn trọng và yêu cầu các bên phải thiện chí, trung thực trong giao kết và thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, liên quan đến xác định giảm giá trị bồi thường thiệt hại, nổi lên vấn đề trách nhiệm hạn chế tổn thất của bên bị vi phạm trong trường hợp bên vi phạm cố ý vi phạm. Điều này đòi hỏi phải có quy định pháp lý liên quan để ràng buộc bên vi phạm với lỗi cố ý vẫn phải bồi thường thiệt hại toàn bộ. Vì vậy, tác giả kiến nghị bổ sung
Điều 305 LTM 2005 như sau: “Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lýđể hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được, trừ
trường hợp vi phạm hợp đồng do lỗi cốý”.
2.2.4. Về giá trị bồi thường thiệt hại trong trường hợp có sự chênh lệch giá
LTM 2005 mới chỉ cho phép bên bị vi phạm, là người mua, có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác, còn bên bị vi phạm là người bán thì không quy định được bán hàng hay cung ứng dịch vụ cho bên thứ ba và được bồi thường phần chênh lệch nếu giá bán thấp hơn giá thỏa thuận trong hợp đồng85. Điều này chưa hợp lý vì khi có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra gây thiệt hại thì điều cần thiết đầu tiên là phải hạn chế được tổn thất và một trong các biện pháp hữu hiệu là bán hay cung ứng dịch vụ cho bên thứ ba. Trong thực tiễn xét xử Tòa án đã chấp nhận bên bị vi phạm là người bán được quyền bán hàng hóa cho bên thứ ba và được bồi thường phần chênh lệch do giá bán thấp hơn giá thỏa thuận trong hợp đồng. Do
đó, cần bổ sung quy định trong LTM nội dung: “bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác hay bán hàng, cung ứng dịch vụ cho người khác và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch”. Ngoài ra, khoản 3 Điều 297 LTM 2005 quy định: “bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ
của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng” là có phần cứng nhắc, nên sửa đổi thành “bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế hợp lý hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp
đồng”.
85 Xem Điều 297 LTM 2005.
2.2.5. Tăng cường chức năng hướng dẫn xét xử của Toà án nhân dân tối cao
Về xác định giá trị bồi thường thiệt hại hiện nay pháp luật chưa có quy định rõ ràng, do đó trong thực tiễn xét xử vấn đề này phụ thuộc nhiều vào nhận định của tòa án. Định hướng của Tòa án nhân dân tối cao là rất quan trọng trong việc thống nhất pháp luật thông qua việc ra các nghị quyết vẫn thường làm, Tòa án nhân dân tối cao cần phát triển án lệ. Thông qua án lệ, Tòa án cấp dưới có hướng giải quyết chung cho những vấn đề cụ thể nên sự thống nhất pháp luật sẽđược bảo đảm86.
Đối với xác định thiệt hại về vật chất, theo Quyết định giám đốc thẩm số
05/2004/HĐTP-DS: “thiệt hại ở hai hợp đồng này có thể là tiền lưu kho lưu bãi, lãi phải trả ngân hàng, thiệt hại do không được nhận hàng nên bên mua phải mua hàng với giá cao để thực hiện hợp đồng với các đơn vị khác, hay nguyên đơn bị phạt do không có hàng giao cho các đơn vị khác…” cũng là hướng dẫn hữu ích cho các tòa án khi xác định thiệt hại trong một vụ án cụ thể87. Tương tự, các phán quyết của Tòa án về chi phí: tiền vận chuyển, tiền đóng gói hàng hóa, chi phí lưu kho, hay phán quyết về khoản lợi đáng lẽ được hưởng là lãi suất đối với khoản tiền đưa vào thực hiện hợp đồng… cũng là hướng dẫn cho các tòa án khi giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.