Xác định giá trị bồi thường thiệt hại 74

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giá trị bồi thường thiệt hại theo pháp luật thương mại Việt Nam (Trang 78 - 79)

Khi xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại, có thể xảy ra nhiều loại thiệt hại trên thực tế nên có nhiều loại giá trị bồi thường thiệt hại cần

được bồi thường. Thực tiễn xét xử cho thấy đây cũng là vấn đề tranh chấp quyết liệt nhất do LTM 2005 chưa có quy định rõ các loại thiệt hại được bồi thường. Tuy nhiên, BLDS quy định một cách minh thị các loại thiệt hại làm cơ sở cho các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng. Khoản 2 Điều 307 BLDS 2005 quy định: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính

được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lýđể

ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút” (BLDS 2015 cũng quy định tương tự tại Điều 361). Pháp lệnh HĐKT 1989 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định tương đối chi tiết các khoản thiệt hại trực tiếp

được bồi thường góp phần tạo sự thuận lợi cho bên yêu cầu bồi thường thiệt hại xác

81Đỗ Văn Đại, tlđd 6, tr. 359.

định một cách chính xác các thiệt hại được bồi thường theo quy định của pháp luật,

đồng thời đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất khi cơ quan tiến hành tố tụng xác định thiệt hại được bồi thường. Các văn bản quy phạm pháp luật này tuy đã hết hiệu lực thi hành nhưng xét về mặt lý luận thì vẫn còn giá trị tham khảo và định hướng trong quá trình ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành LTM 2005, cũng như quá trình sửa đổi, bổ sung LTM 2005 nhằm mục đích xây dựng căn cứ xác định các thiệt hại thực tế, trực tiếp được bồi thường một cách cụ thể, hoàn thiện83. Tiếp thu các quy

định mang tính hợp lý và minh bạch của BLDS 2005, BLDS 2015 và Pháp lệnh HĐKT 1989 tác giả kiến nghị bổ sung khoản 2 Điều 302 LTM 2005 như sau: “Giá trị

bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lýđể ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, tiền phạt vi phạm hợp đồng và tiền bồi thường thiệt hại mà bên bị vi phạm đã phải trả cho bên thứ ba là hậu quả trực tiếp của sự vi phạm này gây ra, và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽđược hưởng nếu không có hành vi vi phạm.” Tuy nhiên, đây là vấn đề khó khăn bởi vì thiệt hại thường rất đa dạng, không thể liệt kê hết trong các văn bản quy phạm pháp luật và nếu có liệt kê thì vẫn không thểđầy đủ. Trong thời gian tới, nếu có điều kiện sửa đổi pháp luật thương mại, nên có quy định về vấn đề này theo các định hướng như: (i) có những quy định cụ thể làm “công thức” để xác định giá trị bồi thường thiệt hại; (ii) đưa ra những quy tắc, chuẩn mực chung để các bên thỏa thuận xác định giá trị bồi thường thiệt hại,

đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên…

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giá trị bồi thường thiệt hại theo pháp luật thương mại Việt Nam (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)