Biến chứng sau mổ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Kết quả sau điều trị phẫu thuật thông liên thất có tăng áp lực động mạch phổi nặng ở trẻ em tại trung tâm tim mạch bệnh viện E (Trang 32 - 36)

1.7.1. Suy chức năng các cơ quan

1.7.1.1. Suy tuần hoàn

Sửa chữa dị tật trong tim có thể gây ra nhiều rối loạn về hệ tuần hoàn. Cần theo dõi liên tục các dấu hiệu: giảm cung lƣợng tim, huyết áp bất thƣờng, các rối loạn nhịp tim…

Tình trạng cung lƣợng tim thấp có thể là biến chứng của bất kì cuộc phẫu thuật tim hở nào. Điều trị bao gồm tối ƣu hóa thể tích tiền gánh, tăng sức co bóp cơ tim và giảm sức cản hậu gánh. Bình thƣờng chức năng cơ tim sẽ giảm trong vòng 9-12 giờ sau mổ và sẽ hồi phục sau 24h. trong thời gian đó việc sử dụng thuốc vận mạch có giá trị duy trì tình trạng huyết động ổn định. Tình trạng cung lƣợng tim thấp – suy tim cấp có thể là nguyên nhân tử vong sau mổ hàng đầu trong phẫu thuật vá thông liên thất [46].

1.7.1.2. Suy hô hấp

đặc biệt sự đổi về của tĩnh mạch hệ thống, chức năng thất phải, sức cản mạch phổi, sự đổ về của tĩnh mạch phổi và cung lƣợng tim làm ảnh hƣởng đến tình trạng hô hấp của trẻ sau phẫu thuật trên lâm sàng có thể biểu hiện nhƣ tím tái, tăng hoặc giảm huyết áp, nhịp tim chậm hoặc nhanh, vã mồ hôi… Nguyên nhân có thể do bị gấp ống nội khí quản (tuột, ống quá sâu, bị gập…), do đau, các vấn đề về nhu mô phổi, màng phổi (tràn dịch, tràn khí màng phổi, xẹp phổi, viêm phổi), do các vấn đề về tim mạch (tăng áp lực động mạch phổi, giảm cung lƣợng tim).

1.7.1.3. Biến chứng thần kinh

Trong quá trình mổ và sau mổ tim có thể gây ra các biến chứng thần kinh (co giật, rối loạn phát triển tinh thần, vận động...).

Khiếm khuyết thần kinh cục bộ nhƣ liệt nửa ngƣời và rối loạn thị lực có thể do thuyên tắc khi hoặc huyết khối gây tắc mạch. Động kinh có thể do thiếu oxy, nhiễm trùng, phù não hoặc tắc mạch, xuất huyết não, giảm tƣới máu náo.. co giật lâm sàng giai đoạn hậu phẫu sớm xảy ra với tỷ lệ 3-6% [10].

1.7.1.4. Suy thận cấp

Xác định suy thận cấp là vấn đề rất quan trọng, ngay từ giai đoạn nguy cơ suy thận cấp cần can thiệp kịp thời bằng các biện pháp nhƣ: ổn định huyết động, đảm bảo oxy, thuốc tăng cƣờng dòng máu đến thận để hạn chế nguy cơ tiến triển suy thận và làm tăng cung lƣợng tim.

Lƣu lƣợng nƣớc tiểu tối thiểu 0,5-1ml/kg/h, nên duy trì 1-2ml/kg/h [12].

1.7.2. Chảy máu sau mổ

Nguyên nhân: có thể chảy từ các đƣờng mở tim, động mạch, tĩnh mạch, xƣơng ức, rối loạn đông máu, chèn ép tim… Tỷ lệ gặp chảy máu sau mổ dao động 1,8 – 4,7 % tùy nghiên cứu [18], [15].

Phát hiện bằng theo dõi dẫn lƣu, biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng (Xquang ngực, công thức máu…).

Mục tiêu điều trị là giảm chảy máu và khôi phục khối lƣợng tuần hoàn, tránh làm bệnh nhân kích thích hoặc huyết áp cao vì làm tăng chảy máu. Truyền máu để duy trì HCT mục tiêu 35 – 40%. Nếu máu mất trên 7ml/kg/giờ trong ít nhất 2 giờ liên tiếp trong 12 giờ đầu tiên sau phẫu thuật; hoặc tổng lƣợng chảy trên 84ml/kg trong 24 giờ đầu tiên ngay sau phẫu thuật nếu không có rối loạn đông máu; hoặc có tràn dịch màng ngoài tim gây chèn ép tim cấp thì cần chỉ định phẫu thuật lại tìm nguyên nhân cơ học gây chảy máu [32].

1.7.3. Rối loạn dẫn truyền sau phẫu thuật thông liên thất

Chủ yếu gặp trong thông liên thất phần màng, TLT phần buồng nhận Block nhánh phải hoàn toàn hoặc không hoàn toàn là biến chứng chiếm tỷ lệ cao trong thông liên thất. Tùy từng nghiên cứu, phƣơng pháp phẫu thuật, RBBB có thể gặp 44-80% [46].

Block nhĩ thất hay gặp nhất trong đóng TLT quanh màng, buồng nhận. Nguyên nhân thƣờng do khâu, phù nề hoặc xuất huyết gần nút nhĩ thất. chia làm ba độ theo mức độ ngiêm trọng của rối loạn dẫn truyền, chỉ định đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn đối với block nhĩ thất cấp độ III sau phẫu thuật mà tiên lƣợng không tự thoái triển hoặc dai dẳng ít nhất 7 ngày sau phẫu thuật [10].

Tại khoa hồi sức Bệnh viện Nhi Boston, Massachusetts nhận thấy 80/1000 trẻ bị rối loạn nhịp tim sau mổ mỗi năm. Rối loạn nhịp gồm: cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất (38%), nhịp nhanh thất (22%), nhịp nhanh bộ nối lạc chỗ (21%), và block nhĩ thất (17 %) [51].

1.7.4. Tăng áp lực động mạch phổi

Là một biến chứng rất nguy hiểm sau phẫu thuật, thƣờng xảy ra ở những BN có tăng áp lực động mạch phổi nặng trƣớc mổ, có thể nhanh chóng gây suy tuần hoàn dẫn đến tử vong. Cơn tăng áp phổi thƣờng xảy ra trong vòng 48 giờ đầu sau mổ. Tình trạng thiếu oxy mô, tăng CO2, nhiễm toan hoặc kích thích thần kinh giao cảm làm tăng nguy cơ tăng ALĐMP sau mổ.

Biểu hiện: SpO2 giảm rất nhanh, nhịp tim nhanh hoặc chậm, áp lực tĩnh mạch trung tâm tăng, huyết áp hệ thống giảm nhanh. Siêu âm tim tại gƣờng để chẩn đoán cơn tăng ALĐMP cấp sau mổ [10].

Điều trị trong cơn gồm: tăng thông khí bằng bóng bóp 100% oxy, giảm đau - an thần – giãn cơ tối ƣu, natribicarbonat 1mEq/kg, giảm tối đa các kích thích từ bên ngoài [12]. Ngọ Văn Thanh (2010) cho rằng thuốc protamine, hút nội khí quản, đau và gắng sức là các yếu tố khởi phát cơn tăng áp phổi cấp sau mổ [20].

1.7.5. Thông liên thất tồn lưu.

Nguyên nhân: do kỹ thuật khâu đóng lỗ thông hoặc bỏ sót tổn thƣơng nhiều lỗ thông. Phát hiện tƣơng đối dễ tồn lƣu sau mổ bằng siêu âm tim.

Tỷ lệ dao động khoảng 5 - 30% [26].

Maartje Shipper (2017) báo cáo tỷ lệ shunt tồn lƣu cao (51%) khi thực hiện siêu âm qua thực quản và hầu hết shunt (71%) đều tự đóng sau trung bình 3,1 năm [60]. Dodge-Khatami (2007) cho rằng 83% shunt tồn lƣu có kích thƣớc ≤2mm sẽ tự đóng trong 1 năm và không cần can thiệp nếu shunt không gây ảnh hƣởng đến tình trạng huyết động [34].

1.7.6. Liệt cơ hoành

Liệt hoặc yếu 1 bên cơ hoành, nguyên nhân là do tổn thƣơng dây thần kinh hoành (do cắt ngang, đụng dập, co kéo, đốt điện hoặc do tổn thƣơng lạnh). Charles D. Fraser (2021) đã tổng hợp nghiên cứu trên 126 trung tâm phẫu thuật tim mạch cho thấy tỷ lệ biến chứng này gặp trong phẫu thuật tim bẩm sinh từ 0,3% đến 12,8% [39].

Triệu chứng: nên nghi ngờ liệt cơ hoành nếu có nhịp thở nhanh, suy hô hấp không giải thích đƣợc, không thể cai máy thở, vòm hoành cao trên phim chụp Xquang ngực thẳng. Chẩn đoán dựa vào soi dƣới màn huỳnh quang hoặc siêu âm thấy chuyển động nghịch thƣờng của vòm hoành 1 bên khi thở bình

thƣờng [10].

1.7.7. Nhiễm trùng

Có thể là nhiễm trùng vết mổ, viêm xƣơng ức, nhiễm trùng đƣờng hô hấp, nhiễm trùng máu... Các nhiễm trùng xƣơng ức tuy hiếm gặp, song rất nặng và khó kiểm soát.

1.7.8. Các biến chứng hiếm gặp khác

Tràn dịch, dƣỡng chấp màng phổi, hội chứng viêm màng ngoài tim sau mổ, bung miếng vá sau mổ…

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Kết quả sau điều trị phẫu thuật thông liên thất có tăng áp lực động mạch phổi nặng ở trẻ em tại trung tâm tim mạch bệnh viện E (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)