Đặc điểm chung

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Kết quả sau điều trị phẫu thuật thông liên thất có tăng áp lực động mạch phổi nặng ở trẻ em tại trung tâm tim mạch bệnh viện E (Trang 66 - 67)

* Tuổi tại thời điểm phẫu thuật

Tình trạng tăng áp lực động mạch phổi ở bệnh nhân thông liên thất là một bệnh lý tiến triển âm thầm, có liên quan nhiều đến tuổi tại thời điểm phẫu thuật. Ngọ Văn Thanh, Nguyễn Lân Hiếu (2010) cho rằng bệnh tim bẩm sinh có luồng thông trái phải nếu có tình trạng suy tim, suy hô hấp cần đƣợc phẫu thuật càng sớm càng tốt [20]. Numan Ali Aydemir (2013) còn cho rằng ở những trẻ TLT có tăng ALĐMP nặng, nên phẫu thuật sửa chữa sớm dƣới ba tháng để đƣợc kết quả tốt nhất [28]. Beat Friedli cho rằng sau 2 tuổi tình trạng tăng ALĐMP thực sự có liên quan tới tăng kháng lực động mạch phổi [37]. Còn theo Wolfe (1993) ngoài những lợi ích kể trên thi việc mổ sớm còn giúp giảm thiểu nguy cơ rối loạn chức năng cơ tim khi gắng sức [66].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình khi phẫu thuật là 8,98 ± 20,4 tháng (giá trị trung vị là 3 tháng, lớn nhất là 144 tháng, nhỏ nhất là 01 tháng) trong đó 50 BN (83,3%) đƣợc mổ trƣớc 12 tháng tuổi, 54 BN (90,0%) đƣợc mổ trƣớc 24 tháng tuổi (bảng 3.1). Điều này phù hợp với quan điểm của nhiều tác giả đã nêu ở trên cho rằng phẫu thuật sớm nhằm ngăn chặn sự tiến triển của bệnh lí mạch máu phổi.

Số BN đƣợc mổ trƣớc độ tuổi đến trƣờng là 59 (98,3%) điều này tránh ảnh hƣởng đến tâm lí và việc học tập của trẻ. Cùng với đó, trong những năm gần đây, việc triển khai rộng rãi và đồng bộ phƣơng pháp siêu âm tim từ tuyến y tế trung ƣơng đến các tuyến y tế cơ sở giúp cho việc khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh trong đó có TLT dễ dàng hơn. Do đó số lƣợng trẻ em đƣợc phát hiện bệnh ngày càng sớm hơn, đƣợc theo dõi quản lý tốt hơn và dễ đƣợc tiếp

cận sớm với phƣơng pháp điều trị triệt để. Nhóm trẻ lớn chiếm tỷ lệ thấp, tuy nhiên điều này phản ánh đây chính là những đối tƣợng bệnh nhân bị bỏ sót trong giai đoạn trƣớc đây khi công tác sàng lọc chƣa đƣợc triển khai phổ biến.

* Giới

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có số trẻ trai là 29 (48,3%), trẻ gái là 31 (51,7%), tỉ lệ nam/nữ ≈ 1:1, không có sự khác biệt nhiều (bảng 3.1). Nhận xét này cũng tƣơng đồng với kết quả của nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc. Tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu của Nguyễn Quang Minh là 1,1:1; kết quả của Nguyễn Thị Lê là 1:1; Lê Minh Sơn có tỷ lệ 1,3:1; Kết quả trong tổng hợp của John W. Kirklin ở những nghiên cứu về TLT cũng đa số có tỷ lệ nam/nữ ≈ 1:1 [9], [14], [15], [28].

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Kết quả sau điều trị phẫu thuật thông liên thất có tăng áp lực động mạch phổi nặng ở trẻ em tại trung tâm tim mạch bệnh viện E (Trang 66 - 67)