Đặc điểm trong phẫu thuật

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Kết quả sau điều trị phẫu thuật thông liên thất có tăng áp lực động mạch phổi nặng ở trẻ em tại trung tâm tim mạch bệnh viện E (Trang 77 - 79)

* Thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ thể, cặp động mạch chủ

Tất cả 60 BN trong nghiên cứu đều đƣợc mổ dƣới THNCT thƣờng quy, liệt tim bằng dung dịch Custodiol lạnh bơm qua gốc ĐMC vào động mạch vành theo kiểu xuôi dòng, hạ thân nhiệt về 32˚C, nhiệt độ phòng mổ 20-22˚C.

Phẫu thuật tim hở với THNCT tạo ra một bƣớc tiến vƣợt bậc trong phẫu thuật TBS, tuy nhiên đi cùng với nó là biến chứng nguy hiểm thậm chí là nguy cơ tử vong. Cặp ĐMC là động tác gây thiếu máu cơ tim trong thời gian dài, gây tổn thƣơng cơ tim. Thời gian THNCT và thời gian cặp ĐMC kéo dài đƣợc cho là có giá trị trong tiên lƣợng thời gian hồi sức sau mổ và nguy cơ tử vong. Theo Habib Md Reazaul Karim (2017) thì nguy cơ tổn thƣơng thận cấp tăng lên khi thời gian THNCT và thời gian cặp ĐMC kéo dài [47].

Thời gian chạy THNCT trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 67,8 ± 24,5 phút. Thời gian cặp ĐMC trung bình là 44,3 ± 20,4 phút (bảng 3.10). Theo Bùi Đức Phú (2006): các giá trị trên lần lƣợt là 67,8 ± 18,40 phút và 46,3 ± 15,80 phút, Lê Ngọc Thành (2007): 72,0 ± 25,4 phút và 53,4 ± 23,2 phút, Nguyễn Thị Lê (2018): 85,8 ± 20,8 phút và 60 ± 17,2 phút. So sánh chung cho thấy thời gian THNCT và cặp ĐMC của chúng tôi ngắn hơn một chút so với các nghiên cứu còn lại. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi còn có nhóm BN đƣợc phẫu thuật ít xâm lấn (35 BN - 58,3%), điều này làm cho thời gian THNCT/cặp ĐMC của chúng tôi kéo dài hơn trong khi những nghiên cứu trên đều phẫu thuật thƣờng quy theo đƣờng ngực giữa. Liu Huagang (2018) nhận định rằng thời gian cặp ĐMC và thời gian THNCT kéo dài hơn trong phẫu thuật ít xâm lấn do 1 kỹ thuật khó hơn với trƣờng phẫu

thuật nhỏ hơn [50]. Khi tính riêng thời gian cặp ĐMC ở nhóm đƣợc PTGXƢ trong nghiên cứu của chúng tôi là 40,1 phút, trong khi nhóm phẫu thuật ít xâm lấn là cao hơn với kết quả 47,3 phút.

* Đặc điểm tổn thương ghi nhận trong phẫu thuật

Vị trí TLT ghi nhận định trong mổ (Bảng 3.11) 100% BN giống kết quả siêu âm trƣớc mổ. Điều này cho thấy giá trị của siêu âm tim trong xác định vị trí TLT theo giải phẫu với độ tin cậy cao, để từ đó phẫu thuật viên yên tâm lựa chọn đƣờng mổ thích hợp.

Đƣờng kính TLT trung bình theo nhận định trong mố (10,33 ± 2,66 mm) cao hơn so với đƣờng kính TLT trung bình trên siêu âm tim trƣớc mổ (9,23 ± 3,32mm) có ý nghĩa thống kê với p = 0,01. Sở dĩ có sự khác biệt này, theo chúng tôi là do siêu âm tim đo kích thƣớc TLT ở trạng thái tim đang co bóp và đây là đƣờng kính chức năng nó qui định sự biến đổi sinh bệnh học của bệnh lí TLT, còn đƣờng kính TLT trong mổ là sự quan sát ở trạng thái tim liệt nên nó có kết quả lớn hơn (bảng 3.12).

Tổn thƣơng phối hợp: Cũng giống nhƣ trên siêu âm tim trƣớc mổ, dị tật TBS thƣờng gặp nhất vẫn là còn tồn tại lỗ bầu dục, thông liên nhĩ và còn ống động mạch. Có 2 BN có thêm tổn thƣơng phối hợp đƣợc ghi nhận trong lúc mổ, 1 BN có ống động mạch nhỏ, khó quan sát. 1 BN có hẹp eo ĐMC mức độ nhẹ đã không đƣợc phát hiện trên siêu âm tim trƣớc mổ, cả 2 trƣờng hợp có thêm tổn thƣơng phối hợp này đều không ảnh hƣởng đến kết quả phẫu thuật (Bảng 3.11).

Kết quả trên cũng một lần nữa khẳng định lại giá trị của siêu âm doppler tim trong chẩn đoán TBS, vai trò của siêu âm tim trong phẫu thuật là rất lớn. Ở Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện E, tất cả bệnh nhân trƣớc phẫu thuật đều đƣợc làm 2 bản siêu âm tim bởi 2 bác sĩ Tim mạch Nhi khác nhau, trong đó bắt buộc có 1 bản của Trƣởng khoa hoặc Phó khoa. Nếu kết quả siêu âm tim 2

lần là khác nhau, sẽ tiến hành siêu âm hội chẩn thêm bản thứ 3. Điều này chứng tỏ sự phối hợp chặt chẽ trong ekip, giúp các Phẫu thuật viên yên tâm trong quá trình mổ, đem lại kết quả tốt nhất cho ngƣời bệnh.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Kết quả sau điều trị phẫu thuật thông liên thất có tăng áp lực động mạch phổi nặng ở trẻ em tại trung tâm tim mạch bệnh viện E (Trang 77 - 79)