Năng lực, năng lựcdạy học

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn giáo dục quốc phòng và an ninh cho giáo viên THPT tỉnh Bắc Kạn đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 27)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.1. Năng lực, năng lựcdạy học

* Khái niệm về năng lực: Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về năng lực. Tùy theo cách tiếp cận thì năng lực đƣợc hiểu theo những cách khác nhau:

Theo cách tiếp cận của các nhà tâm lý học, năng lực là tổng hợp các đặc điểm, các thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trƣng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Các năng lực đƣợc hình thành trên cơ sở các tƣ chất tự nhiên của cá nhân nơi đóng vai trò quan trọng. Năng lực con ngƣời không phải hoàn toàn do tự nhiên mà phần lớn là do công tác, do luyện tập mà có.

Theo cách hiểu của các nhà quản l , năng lực có thể đƣợc hiểu là khả năng đủ để làm một công việc nào đó hay là những điều kiện đƣợc tạo ra hoặc vốn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học: năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên có thể thực hiện một hoạt động nào đó hoặc theo nghĩa khác là phẩm chất, tâm lý và sinh lý tạo cho con ngƣời có khả năng hoàn thành một hành động nào đó với chất lƣợng cao. Năng lực là khái niệm chỉ tổ hợp thuộc tính sinh học, tâm lí và xã hội của cá nhân cho phép cá nhân đó thực hiện thành công dạng hoạt động nhất định đáp ứng chuẩn hay quy định đã xác lập. Nền tảng của năng lực là thể chất, trí tuệ (tƣ duy, tri thức…) và những yếu tố tâm lí khác nhƣ tình cảm, thái độ, chí. Năng lực không chỉ gồm tri thức, kĩ năng và thái độ. Đó chỉ là phần dễ thấy của năng lực. Những thứ đó cho dù đầy đủ vẫn chƣa phải là năng lực. Chúng phải trải qua rèn luyện, thử thách lâu dài mới thành năng lực. Kinh nghiệm là thành tố quan trọng và bắt buộc cấu thành năng lực. Nó phản ánh bản chất xã hội của năng lực. Nếu quan niệm năng lực là khả năng thì rõ ràng chƣa phản ánh đƣợc mặt thực hiện của năng lực.

Trên thực tế, năng lực là cái có thật, là làm đƣợc, chắc chắn làm đƣợc, còn khả năng là cái có thể có và có thể không có, có thể làm đƣợc hiển nhiên là khác hẳn với chắc chắn làm đƣợc.

Theo Vũ Hoa Huệ [23], con ngƣời có 3 dạng năng lực tƣơng đối khác nhau. Trong mỗi dạng đó đều tích tụ những yếu tố sinh học, tâm lí và xã hội. Đó là: Năng lực trí tuệ (Kiến thức). Năng lực hành động (Kĩ năng). Năng lực cảm (Thái độ). Năng lực là khả năng hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, gắn với một loại hoạt động

16

cụ thể nào đó. Năng lực là một yếu tố cơ bản của nhân cách nên mang dấu ấn cá nhân, thể hiện tính chủ quan trong hành động và đƣợc hình thành theo qui luật hình thành và phát triển nhân cách, trong đó tính tích cực hoạt động và giao lƣu của cá nhân đóng vai trò quyết định. Năng lực ở mỗi con ngƣời có đƣợc nhờ vào sự kiên trì học tập, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm của bản thân trong hoạt động thực tiễn.

Nhƣ vậy, chúng tôi cho rằng: Năng lực là thuộc tính cá nhân đƣợc hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con ngƣời huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác nhƣ hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.

* Năng lực dạy học

Trong lĩnh vực dạy học, năng lực đƣợc hiểu là khả năng vận dụng những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân một cách chủ động nhằm thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong dạy học. Nói cách khác, năng lực dạy học là khả năng thực hiện các hoạt động dạy học với chất lƣợng cao.

Năng lực dạy học là một loại năng lực chuyên biệt, tổng hòa các yếu tố có mối liên hệ hữu cơ với nhau, gồm: kiến thức, kỹ năng - kỹ xảo, phẩm chất nhân cách, phƣơng pháp, tác phong và tƣ chất của nhà giáo, hợp thành khả năng, điều kiện nội tại, bảo đảm cho hoạt động dạy học của giáo viên đạt hiệu quả cao.

Năng lực dạy học là một trong hai thành phần của năng lực sƣ phạm và đƣợc biểu hiện cụ thể qua 4 năng lực thành phần là: Năng lực thiết kế dạy học; năng lực tiến hành dạy học, năng lực kiểm tra, đánh giá và năng lực quản l dạy học. Qua phân tích nghề, phân tích công việc còn cho thấy, trong mỗi nhóm năng lực lại có nhiều năng lực thành phần khác.

1.2.2. Bồi dưỡng, bồi dưỡng năng lực dạy học

* Khái niệm bồi dƣỡng: ồi dƣỡng là quá trình cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng, thái độ để nâng cao năng lực trình độ, phẩm chất của ngƣời lao động về một lĩnh vực hoạt động mà ngƣời lao động đã có một trình độ năng lực chuyên môn nhất định qua một hình thức đào tạo nào đó. Tác giả Cao Đức Tiến: “ ồi

17

dƣỡng là quá trình cập nhật, bổ sung những kiến thức và kỹ năng đã lạc hậu hoặc còn thiếu ở một cấp học, bậc học, thƣờng đƣợc xác nhận bằng một chứng chỉ [6]. Theo UNESCO: “ ồi dƣỡng là quá trình cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng, thái độ để nâng cao năng lực trình độ, phẩm chất của ngƣời lao động về một lĩnh vực hoạt động mà ngƣời lao động đã có một trình độ năng lực chuyên môn nhất định qua một hình thức đào tạo nào đó [15].

Theo từ điển tiếng Việt (Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên. NX Văn hóa Thông tin 1999): "Bồi dƣỡng là làm cho khỏe thêm, mạnh thêm" [27]. Định nghĩa này có thể áp dụng cho mọi trƣờng hợp. Còn tác giả Nguyễn Minh Đƣờng quan niệm: “ ồi dƣỡng giáo viên là quá trình cập nhật kiến thức và kĩ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu cho giáo viên một cấp học, bậc học và thƣờng đƣợc xác nhận bằng một chứng chỉ [8].

Theo "Từ điển tiếng Việt" và "Từ điển Giáo dục học": "Bồi dƣỡng là làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất". Bồi dƣỡng là làm nâng cao trình độ nghề nghiệp. Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn của bản thân để đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp[5]. Do đó bồi dƣỡng có những yếu tố cơ bản là:

- Bổ sung kiến thức, kỹ năng, phƣơng pháp để từ đó nâng cao trình độ trong lĩnh vực chuyên môn qua hình thức học tập đào tạo nào đó.

- Bồi dƣỡng có mục đích, mục tiêu, nội dung, chƣơng trình và phƣơng thức thực hiện cụ thể:

- Đối tƣợng đƣợc bồi dƣỡng phải có một trình độ chuyên môn nhất định,cần đƣợc bồi dƣỡng thêm về chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, tin học, ngoại ngữ để đáp ứng sự nghiệp giáo dục phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc.

- Mục đích bồi dƣỡng là nhằm nâng cao phẩm chất, chuyên môn để ngƣời lao động có cơ hội củng cố, mở mang hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để đạt đƣợc hiệu quả công việc đang làm.

Tóm lại, khái niệm "bồi dƣỡng" thƣờng chỉ cho hoạt động dạy học nhằm bổ sung, bồi đắp thêm kiến thức, kỹ năng cho cả ngƣời dạy và ngƣời học. Xét về mặt thời gian thì đào tạo thƣờng có thời gian dài hơn, nếu có bằng cấp thì bằng cấp chứng nhận về mặt trình độ, còn bồi dƣỡng có thời gian ngắn và có thể có giấy

18

chứng nhận đã học xong khóa bồi dƣỡng. Tuy nhiên khái niệm đào tạo và bồi dƣỡng chỉ là tƣơng đối.

Xét một cách khác, bồi dƣỡng đƣợc xác định nhƣ một quá trình làm biến đổi hành vi, thái độ con ngƣời một cách có hệ thống thông qua việc học tập. Việc học tập nảy sinh trong quá trình tự học, giảng dạy, giáo dục và quá trình lĩnh hội kinh.

*Bồi dƣỡng năng lực dạy học

Bồi dƣỡng NLDH thực chất là quá trình cập nhật bổ sung kiến thức, kỹ năng để nâng cao trình độ trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn của ngƣời giáo viên thông qua đƣợc tập huấn hoặc tự học (bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng). Bồi dƣỡng NLDH là nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để ngƣời giáo viên có cơ hội củng cố mở mang hoặc nâng cao hệ thống tri thức kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động dạy học.

Từ cách tiếp cận trên có thể hiểu Bồi dưỡng NLDH cho giáo viên là quá trình tác động của cán bộ quản lý tới giáo viên, tạo cơ hội cho giáo viên tham gia vào các hoạt động dạy học, giáo dục, học tập trong và ngoài nhà trường để cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm nghề nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất và NLDH của giáo viên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp GD&ĐT.

1.2.3. Quản lý, quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học

* Khái niệm quản lý

Quản lý là sự xác lập sự tƣơng hợp giữa các công việc cá thể và hoàn thành những chức năng chung xuất hiện trong sự vận động đối với các bộ phận riêng lẻ của nó. Trong nghiên cứu khoa học, có rất nhiều quan niệm về quản lý theo những cách tiếp cận khác nhau. Chính vì sự đa dạng về cách tiếp cận, dẫn đến sự phong phú về quan niệm.

Theo Từ điển Giáo dục học, quản lý là hoạt động tác động có định hƣớng, có chủ đích của chủ thể quản l (ngƣời quản l ) đến khách thể quản l (ngƣời bị quản lý) trong một tổ chức làm cho tổ chức vận hành và đạt đƣợc mục đích của tổ chức.Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản l là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản l đến tập thể của những ngƣời lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện đƣợc những mục tiêu dự kiến [3]. Quản lý là

19

sự tác động chỉ huy, điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời để chúng phát triển phù hợp với qui luật, đạt tới mục đích đề ra và đúng chí của ngƣời quản lý. Quản lý là sự tác động của cơ quan quản lý vào đối tƣợng quản l để tạo ra một sự chuyển biến toàn bộ hệ thống nhằm đạt đến một mục đích nhất định.

Qua các khái niệm trên về quản lý, chúng ta có thể quan niệm về quản lý nhƣ sau: Quản lý là những tác động có tổ chức, có định hƣớng của chủ thể quản lý đến đối tƣợng quản lý nhằm đảm bảo sự vận động, phát triển của hệ thống phù hợp với qui luật khách quan, trong đó sử dụng và khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng, cơ hội để đạt đƣợc mục tiêu đã xác định.

Nhƣ vậy “Quản lý không chỉ là một khoa học mà còn là nghệ thuật và “Hoạt động quản lý vừa có tính chất khách quan, vừa có tính chất chủ quan, vừa có tính chất pháp luật nhà nƣớc, vừa có tính chất xã hội rộng rãi… chúng là những mặt đối lập trong một thể thống nhất [16]. Quản lý có hai chức năng cơ bản: duy trì và phát triển. Để đảm bảo đƣợc hai chức năng này, hoạt động quản lý phải bao gồm 4 chức năng cụ thể là lập kế hoạch; Tổ chức thực hiện kế hoạch; Chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch; Kiểm tra, đánh giá.

*Khái niệm Quản l bồi dƣỡng năng lực dạy học

Quản lý hoạt động BDNL dạy học là hệ thống các tác động hƣớng đích của chủ thể quản l đến khách thể (đối tƣợng) quản lý nhằm đảm bảo hoạt động BDNL diễn ra đúng hƣớng, thực hiện thành công mục tiêu BD.

Mục tiêu của quản lý hoạt động BDNL là nhằm phát triển năng lực đội ngũ GV một cách toàn diện và vững chắc, phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ mới của ngƣời GV.Trong BDNL dạy học cho GV THPT có nhiều chủ thể tham gia vào công tác quản lý, ở các vị trí khác nhau, các cấp khác nhau có các chủ thể với các vai trò và ảnh hƣởng khác nhau. Tại địa phƣơng, chủ thể quản lý hoạt động BDNL quan trọng nhất là Sở GD&ĐT và Hiệu trƣởng các trƣờng THPT.

Từ những vấn đề trình bày trên, có thể hiểu: quản lý bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến các khâu của hệ thống quản lý của nhà trường thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm giúp họ cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng,

20

chuyên môn nghiệp vụ, hình thành tư tưởng tình cảm nghề nghiệp qua đó nhằm nâng cao chất lượng dạy học và thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao.

1.2.4. Quản lý ồi dưỡng năng lực dạy học môn GDQP&AN cho GV

Từ sự phân tích các khái niệm quản lý, bồi dƣỡng, bồi dƣỡng năng lực dạy học cho giáo viên, theo chúng tôi có thể hiểu.

Quản lý bồi dƣỡng năng lực dạy học môn GDQP&AN cho GV là hệ thống các tác động hƣớng đích của chủ thể quản lý tới đội ngũ giáo viên giảng dạy môn GDQP&AN nhằm trang bị cho họ hệ thống kiến thức, kỹ năng cần thiết giúp giáo viên nâng cao năng lực dạy học môn GDQP&AN, đáp ứng mục tiêu dạy học đã đề ra.

1.3. Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Giáo dục quốc phòng và An ninh cho giáo viên Trung học phổ thông đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

1.3.1. hái quát về chương trình môn Giáo dục quốc phòng và An ninh cấp Trung học phổ thông trong chương trình GDPT 2018 và những yêu cầu đối với năng lực dạy học của người giáo viên

1.3.1.1. hái quát về chương trình môn Giáo dục quốc phòng và An ninh cấp Trung học phổ thông trong chương trình GDPT 2018

* Chƣơng trình giáo dục phổ thông mới đƣợc xây dựng trên quan điểm coi mục tiêu GDPT là giáo con ngƣời toàn diện, giúp học sinh phát triển hài hòa về đức, trí, thể, mĩ. Về phƣơng châm giáo dục, Chƣơng trình giáo dục phổ thông mới kế thừa các nguyên lí giáo dục nền tảng nhƣ “Học đi đôi với hành , “Lí luận gắn liền với thực tiễn , “Giáo dục ở nhà trƣờng kết hợp với giáo dục ở gia đình và xã hội . Về nội dung giáo dục, bên cạnh một số kiến thức đƣợc cập nhật để phù hợp với những thành tựu mới của khoa học, công nghệ và định hƣớng mới của chƣơng trình, kiến thức nền tảng của các môn học trong Chƣơng trình giáo dục phổ thông mới chủ yếu là những kiến thức cốt lõi, tƣơng đối ổn định trong các lĩnh vực tri thức của nhân loại, đƣợc kế thừa từ Chƣơng trình giáo dục phổ thông hiện hành,nhƣng đƣợc tổ chức lại để giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực một cách hiệu quả hơn. Về hệ thống môn học, trong chƣơng trình mới, chỉ có một

21

số môn học và hoạt động giáo dục mới hoặc mang tên mới là: Tin học và Công nghệ, Ngoại ngữ, Hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học; Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên ở cấp Trung học cơ sở; Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp Trung học phổ thông; Hoạt động trải nghiệm, hƣớng nghiệp ở các cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông. Chƣơng trình giáo dục phổ thông mới thể hiện toàn bộ phƣơng hƣớng và kế hoạch GDPT theo hƣớng phát triển năng lực, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trƣờng và xã hội kỳ vọng, trong đó nêu rõ mục tiêu GDPT, quy định yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực đối với học sinh, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phƣơng pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm (gọi chung là môn học) ở mỗi lớp và mỗi cấp học của GDPT mới [31].

* Nội dung chƣơng trình môn GDQP&AN cấp THPT:

Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trƣờng phổ thông là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, cùng với các môn học khác tạo cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dƣỡng, hình thành nhân cách, phẩm chất và rèn luyện năng lực để sẵn sàng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc: “xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa .

- Trong chƣơng trình có tính kế thừa giữa phần lý thuyết và phần thực hành “l thuyết gắn liền với thực tiễn giáo dục hiện tại gắn với lịch sử truyền thống giúp cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn giáo dục quốc phòng và an ninh cho giáo viên THPT tỉnh Bắc Kạn đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)