Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quảnlý bồidƣỡng năng lựcdạy môn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn giáo dục quốc phòng và an ninh cho giáo viên THPT tỉnh Bắc Kạn đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 83 - 87)

8. Cấu trúc luận văn

2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quảnlý bồidƣỡng năng lựcdạy môn

thông 2018

Tìm hiểu mức độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động quản lý bồi dƣỡng năng lực dạy môn GDQP&AN chogiáo viên THPT đáp ứng chƣơng trình giáo dục phổ thông,chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Thầy, cô hãy đánh giá vềthực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy môn GDQP&AN cho cho giáo viên THPT đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018? (câu 11, Phụ lục 1,2). Tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

72

Bảng 2.18. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý bồi dƣỡng năng lực dạy học môn GDQP&AN cho cho giáo viên THPT đáp ứng chƣơng trình giáo dục

phổ thông 2018 Yếu tố tác động TS phiếu Mức độảnh hƣởng Điểm TB Thứ bậc Rất ảnh hƣởng Ít ảnh hƣởng Không ảnh hƣởng 3 2 1

1. Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của hoạt động BD năng lực dạy học môn GDQP&AN

CBQL 36 26 10 0 2,72 2

GV 32 23 6 3 2,63 4

2. Việc xây dựng kế hoạch bồidƣỡng NLDH môn GDQP&AN của giáo viên THPT

CBQL 36 13 15 8 2,14 9

GV 32 14 10 5 2,09 13

3. Việc tổ chức, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục về hoạt động bồi dƣỡng NLDH môn GDQP&ANcho giáo viên THPT

CBQL 36 26 10 0 2,72 2

GV 32 23 7 2 2,66 3

4. Nội dung, chƣơng trình bồi dƣỡng NLDH môn GDQP&AN cho GV

CBQL 36 16 13 7 2,25 7

GV 32 17 6 6 2,16 11

5. Năng lực của đội ngũ báo cáo viên CBQL 36 30 6 0 2,83 1

GV 32 24 7 1 2,72 2

6. Cơ sở vật chất, điều kiện phƣơng tiện phục vụ cho hoạt động BD năng lực dạy học môn GDQP&AN cho GV THPT

CBQL 36 21 15 0 2,58 5

GV 32 20 6 6 2,44 6

7. Kinh phí đầu tƣ cho hoạt động bồi dƣỡng NLDH môn GDQP&AN cho GV THPT

CBQL 36 10 23 3 2,19 10

GV 32 15 9 5 2,13 12

8. Hoạt động kiểm tra đánh giá kết

quả bồi dƣỡng NLDH môn

GDQP&AN cho GV THPT

CBQL 36 26 10 0 2,72 2

GV 32 18 6 5 2,22 8

Kết quả Bảng 2.18 cho thấy:

Có 26 ý kiến của CBQL, và 23 ý kiến của giáo viên ở các trƣờng THPT đều xác định yếu tố tác động nhiều đến hoạt động BDNL dạy học mônGDQP&ANcho GV THPT tỉnh Bắc Kạn là "Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của hoạt động BDNL dạy học môn GDQP&AN .Thực tế cho thấy, trong thời gian qua việc thiết lập mục tiêu, nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên GDQP&AN cấp THPTchủ yếu chỉ mang tính một chiều từ Bộ, Sở GD&ĐTmà

73

chƣa dựa nhiều trên nhu cầu của đội ngũ giáo viên. Do đó, chất lƣợng hoạt động dạy học môn GDQP&AN cấp THPT trong thời gian qua còn bộc lộ nhiều hạn chế, chƣa mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn. Hiện nay còn một bộ phận giáo viên dạy môn GDQP&AN cấp THPT tỉnh Bắc Kạn đang dừng lại ở việc bằng lòng với kiến thức, kỹ năng hiện có của mình, có tâm lý an phận, không có nhu cầu bồi dƣỡng chuyên môn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân. Bên cạnh đó do mức sống, điều kiện kinh tế của đạiđa số giáo viên còn thấp, công việc hàng ngày khá căng thẳng, áp lực lớn, chƣa có chính sách thu hút động viên, khích lệ giáo viên kịp thời nên nhiều giáo viên không tập trung cho việc bồi dƣỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Thái độ không hƣởng ứng, không nhiệt tình khi tham gia các hoạt động bồi dƣỡng, còn thực hiện theo kiểu hình thức, chống đối, không nhận thức đƣợc trách nhiệm, nhiệm vụ của bản thân trong công tác BDGV làm cho công tác quản lý việc bồi dƣỡng năng lực chuyên môn trong thời gian qua còn hình thức, chƣa thực sự hiệu quả.

Về yếu tố ảnh hƣởng là “việc tổ chức, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục về hoạt động bồi dƣỡng năng lực dạy học môn GDQP&AN cho GV THPT . Qua khảo sát, có 26 ý kiến của CBQL và 23 ý kiến của giáo viên cho rằng yếu tố này tác độngnhiều đến hoạt động BDNL dạy học môn GDQP&AN cấp THPT. Công tác này đƣợc các cấp quản lý giáo dục thể hiện ở chỗ mở các lớp bồi dƣỡng tập trung để triển khai các nội dung chuyên đề nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phƣơng pháp dạy học, đổi mới cách kiểm tra, đánh giá,...Tuy nhiên, việc đánh giá kết quả bồi dƣỡng NLDH môn GDQP&AN của giáo viên cấp THPT của tỉnh Bắc Kạn vẫn còn mang tính hình thức, chƣa đi vào thực chất.

Về yếu tố ảnh hƣởng từ “Nội dung, chƣơng trình bồi dƣỡng NLDH môn GDQP&AN cho GV THPT , kết quả khảo sát, có 16 ý kiến của CBQL và 17 ý kiến của GV đánh giá ở mức độ ảnh hƣởng nhiềuđến hiệu quả công tác BDNL dạy học môn GDQP&AN cho GV THPT. Nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của giáo viên.

- Năng lực của đội ngũ báo cáo viên: Đánh giá về yếu tố này đối với hiệu quả công tác BDNL dạy học môn GDQP&AN cấp THPT, hầu hết CBQL vàgiáo viên cho rằng tác động nhiều đến quá trình bồi dƣỡng. Trong thời gian qua, lực

74

lƣợng đội ngũ báo cáo viên tham gia bồi dƣỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên thƣờng là những giáo viên dạy giỏi cấp trƣờng, cấp tỉnh có năng lực chuyên môn. Nhƣng việc bồi dƣỡng vẫn nặng về việc truyền tải lý thuyết, không sát với thực tế. Phƣơng pháp đƣợc dùng để bồi dƣỡng cơ bản vẫn là thuyết trình kết hợp với luyện tập và thực hành. Do đó, ngƣời học tuy đã đƣợc luyện tập và thực hành nhƣng vẫn bị động trong chiếm lĩnh tri thức. Bên cạnh đó một số báo cáo viên chƣa có phƣơng pháp, hình thức truyền tải các nội dung bồi dƣỡng một cách hợp l nên chƣa kích thích đƣợc tính tự học của giáo viên, nên nhiều giáo viên chƣa có động lực để tập trung, chƣa có thức tốt khi tham gia bồi dƣỡng.

- Cơ sở vật chất, điều kiện phƣơng tiện phục vụ cho hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn: Để công tác bồi dƣỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả nhất định, thì cơ sở vật chất, các điều kiện phƣơng tiện kỹ thuật là một trong những yếu tố không thể thiếu. Theo kết quả khảo sát, CBQL và giáo viên đều đánh giá ở mức điểm trung bình từ 2,44 đến 2,58 điểm, cho rằng yếu tố này có tác động nhiều đến hiệu quả của công tác BDNL dạy học môn GDQP&AN cấp THPT. Việc trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại sẽ giúp cho giáo viên cập nhật nhanh chóng những kiến thức, kỹ năng mới, cũng nhƣ kích thích tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ này.

- Kinh phí đầu tƣ cho hoạt động BDGV: Qua khảo sát, đa số CBQL và giáo viên cho rằng yếu tố này ít ảnh hƣởng đến hiệu quả của hoạt động bồi dƣỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên mức độ tác động ít hoặc không tác động đến kết quả BDGV). Tuy nhiên nếu có chế độ chính sách chi trả cho các báo cáo viên phù hợp, khen thƣởng động viên những giáo viên có kết quả tốt trong bồi dƣỡng kịp thời thì sẽ khích lệ giáo viên nhiệt tình tham gia bồi dƣỡng chuyên môn.

- Hoạt động giám sát, kiểm tra đánh giá kết quả bồi dƣỡng: Để hoạt động DGV đạt hiệu quả nhƣ mong muốn thì hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả bồi dƣỡng giữ vai trò quan trọng, không thể thiếu, là cơ sở để nhà quản l điều chỉnh hoạt động bồi dƣỡng sao cho phù hợp hơn với điều kiện thực tế của địa phƣơng phƣơng, đơn vị mình. Theo kết quả khảo sát CBQL vàgiáo viên cho rằng yếu tố này có tác động nhiềuđến hiệu quả của công tác BDNL dạy học môn GDQP&AN cấp THPT.

75

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn giáo dục quốc phòng và an ninh cho giáo viên THPT tỉnh Bắc Kạn đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)